Bài giảng Tiết 101 - Bài 24 bàn luận về phép học

. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Tác giả:

- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) – La Sơn Phu Tử (bậc thầy lớn ở La Sơn).

- Ông là người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 101 - Bài 24 bàn luận về phép học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ Văn 8 Tiết 101 - Bài 24 Bàn luận về phép học I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) – La Sơn Phu Tử (bậc thầy lớn ở La Sơn). - Ông là người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”. 2. Tác phẩm a. Thể loại. - Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân, gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. - Tấu được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. Phân biệt tấu với các thề loại văn cổ khác đã học: - Chiếu, hịch, cáo: vua chúa, tướng, bề trên…. - Tấu, biếu, sớ: quan lại, bề tôi, thần dân… b. Hoàn cảnh sáng tác. - Trước sự chân thành của vua Quang Trung, sau mấy lần từ chối, Nguyễn Thiếp đã nhận lời vào Phú Xuân giúp dân, giúp nước. - Tháng 8/ 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng bài tấu bàn về 3 việc mà quân vương nên viết. II. Hướng dẫn đọc – chú thích – bố cục. 1. Hướng dẫn đọc. 2. Chú thích. 3. Bố cục. 3. Bố cục. Bố cục tác phẩm: gồm 3 phần Phần 1: bàn về “quân đức” (đức của vua). Phần 2: bàn về “dân tâm” (lòng dân). Phần 3: bàn về “học pháp” (phép học). b. Bố cục đoạn trích: gồm 4 đoạn - Đoạn 1: từ đầu -> học điều ấy: Mục đích chân chính của việc học. (nêu vấn đề). - Đoạn 2: nước Việt ta -> tệ hại ấy: Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. - Đoạn 3: cúi xin -> bỏ qua: Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. - Đoạn 4: còn lại: Tác dụng của việc học chân chính và kết luận. III. Đọc và tìm hiểu đoạn trích. Câu hỏi: Mở đầu đoạn tấu, tác giả nêu lên vấn đề gì? Vấn đề đó được cụ thể ở câu nào? b. Vậy theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì? c. Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của tác giả? 1. Mục đích chân chính của việc học: Mục đích chân chính của việc học: - Nêu vấn đề: “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo” (luận điểm). - Mục đích chân chính của việc học: Học để làm người. - Giải thích khái niệm “học” bằng một hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu. 2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Câu hỏi: a. Khi phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái của việc học, Nguyễn Thiếp đã đưa ra những lí lẽ nào? b. Với cách học ấy sẽ dẫn đến tác hại gì? c. Em hãy nhận xét về giọng điệu và thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn văn? 2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. - Nền chính học đã bị thất truyền. - Chuộng lối học hình thức, hòng cầu danh lợi. - Tác hại: + Chúa tầm thường. + Thần nịnh hót. + Nước mất, nhà tan. * Giọng điệu: ngay thẳng, có tính chất phê phán. * Thái độ: chân thành, xem thường lối học hình thức, cầu danh lợi. 3. Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn Câu hỏi: Xét về đặc điểm hình thức và chức năng, những câu trong đoạn văn trên là loại câu gì? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? b. Nguyễn Thiếp đã đề xuất những chính sách gì với nhà vua? 3. Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. - Việc học phải được phổ biến rộng rãi: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện cho mọi người đi học. Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học: + Học từ thấp đến cao. + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu. + Học đi đôi với hành. Theo em, những đề xuất của Nguyễn Thiếp về phương pháp học có còn ý nghĩa với ngày nay không ? ? 4. Tác dụng của phép học chân chính Câu hỏi: a.Theo tác giả, đạo học thành thì sẽ đem lại hiệu quả gì? b. Nhận xét về giọng điệu của La Sơn Phu Tử thể hiện ở đoạn cuối ? 4. Tác dụng của phép học chân chính. Có nhiều người tốt, nhiều nhân tài. Triều đình ngay ngắn. Thiên hạ thịnh trị. * Giọng điệu: chân tình, khiêm nhường, có tình, có lí, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm đối với dân tộc. Qua bài tấu, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng và nhân cách của bậc thầy Nguyễn Thiếp? ? IV. Tổng kết Câu hỏi: Em hãy khái quát trình tự lập luận của đoạn trích bằng một sơ đồ? Nhận xét về phương pháp lập luận của tác giả? Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc, sai trái Khẳng định quan điểm; phương pháp đúng đắn. Tác dụng của việc học chân chính Sơ đồ bàI học Nhận xét: Phương pháp lập luận: chặt chẽ, có sức thuyết phục. V. Luyện tập. (phiếu học tập) Phiếu học tập Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản: “ Bàn luận về phép học”? Tự sự C. Nghị luận Biểu cảm D. Thuyết phục Câu 2: Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận trong bài tấu là những phép học nào? Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành. Cả A, B, C. Câu 3: Nêu cảm nhận của em về tấm lòng và nhân cách của Nguyễn Thiếp được thể hiện qua bài tấu? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ !

File đính kèm:

  • pptluat phap hoc.ppt
Giáo án liên quan