Bài giảng Tiếng Việt : Tiết 48 : Thành ngữ

I. Thế nào là thành ngữ ?

1.Ví dụ1: Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

? Có thể thay đổi, thêm bớt một vài từ khác vào cụm từ được không ? Tại sao ?

? Có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ được không ? Tại sao ?

2. Nhận xét :

-Không thể thay đổi , thêm bớt các từ khác vào cụm từ. Vì như thế ý nghĩa trở nên lỏng lẻo, thậm chí không có nghĩa.

-Không thay đổi vị trí các từ được. Vì đây là trật tự cố định.

3. Kết luận1 :- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định ( khó thay đổi, thêm bớt.), biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiếng Việt : Tiết 48 : Thành ngữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt liệt chào mừng các thày giáo, cô giáo về dự giờ Ngữ văn 7 ? Kiểm tra bài cũ : 1.Thế nào là từ đồng âm ? Lấy ví dụ về từ đồng âm ? * Trả lời : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì với nhau. -Ví dụ : Tôi vừa câu cá vừa đọc một câu thơ vừa học. 2. Câu : “ Hoa đem cá về kho” được hiểu theo mấy nghĩa ? -Từ đó em rút ra nhận xét gì về sử dụng từ đồng âm ? * Trả lời : hai nghĩa :- Đem cá về kho ( nơi chứa đựng ) -Đem cá về chế biến (cho muối...đun lên ) -> Khi sử dụng từ đồng âm cần nói rõ ràng, chú ý ngữ cảnh, tránh hiểu sai nghĩa của từ. Tiếng Việt : Tiết 48 : Thành ngữ I. Thế nào là thành ngữ ? 1.Ví dụ1: Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao sau: Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. ? Có thể thay đổi, thêm bớt một vài từ khác vào cụm từ được không ? Tại sao ? ? Có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ được không ? Tại sao ? 2. Nhận xét : -Không thể thay đổi , thêm bớt các từ khác vào cụm từ. Vì như thế ý nghĩa trở nên lỏng lẻo, thậm chí không có nghĩa. -Không thay đổi vị trí các từ được. Vì đây là trật tự cố định. 3. Kết luận1 :- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định ( khó thay đổi, thêm bớt...), biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Cụm từ “ Lên thác xuống ghềnh” được gọi là thành ngữ vậy thành ngữ là gì ? ? Quan sát các thành ngữ sau: -Châu chấu đá xe -Châu chấu đấu voi -Châu chấu đấu ông voi ? Nhận xét về cấu tạo ? Về ý nghĩa ? -Về cấu tạo : Có thay đổi, thêm bớt một số từ. -Về ý nghĩa :Giống nhau. ? Từ đó em rút ra được nhận xét gì ? * Chú ý : Tuy cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Tiếng Việt : Tiết 48 : Thành ngữ I.Thế nào là thành ngữ ? 1.Ví dụ 2 : a-Lên thác xuống ghềnh là gì ? -Nhanh như chớp là gì ? -Mưa to gió lớn là như thế nào ? ? Căn cứ vào đâu để biết được nghĩa của các thành ngữ trên ? b.Nghĩa của các thành ngữ được hiểu theo những cách nào ? 2. Nhận xét : -Lên thác xuống ghềnh :Trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt -Nhanh như chớp : Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác -Mưa to gió lớn :Mưa rất to và gió rất lớn 3. Kết luận 2: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... -> phép ẩn dụ ->Phép so sánh. -> Nghĩa đen. *Ghi nhớ 1: ( SGK- trang 144 ) -Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. -Nghiã của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ,so sánh,... Bài tập nhanh : *Tìm nhanh thành ngữ : -Đầu voi đuôi chuột -Mẹ tròn con vuông -Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. -Mỡ để miệng mèo -Tấc đất tấc vàng. -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Trả lời : + Thành ngữ : - Đầu voi đuôi chuột - Mẹ tròn con vuông - Mỡ để miệng mèo -Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. -Tấc đất tấc vàng. -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. tục ngữ -Thành ngữ : Thường là một ngữ cố định , sử dụng không độc lập, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu, hoặc làm thành phần câu. Thường nhận xét tính cách, phẩm chất, đặc điểm của con người, sự vật. -Tục ngữ : Thường là một câu, sử dụng tương đối độc lập, phản ánh kinh nghiệm về mọi mặt của cuộc sống. Tiếng Việt : Tiết 48 : Thành ngữ I. Thế nào là thành ngữ ? II. Sử dụng thành ngữ . 1. Ví dụ : Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các câu sau : Mưa to gió lớn làm ngập hết nhà cửa. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. ( Hồ Xuân Hương ) c.Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh ,phònp khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang... ( Tô Hoài ) ? Thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ? 2. Nhận xét :- a.Thành ngữ làm chủ ngữ. -b. Thành ngữ làm vị ngữ. -c. Thành ngữ làm phụ ngữ của cụm danh từ. 3. Kết luận: *Kết luận 1: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ... ?So sánh hai cách diễn đạt sau (Về hình thức, nội dung biểu cảm...) rồi rút ra nhận xét : *Cách 1: -Bảy nổi ba chìm. -Tắt lửa tối đèn. + Nhận xét : Ngắn gọn, có tính hình tượng,biểu cảm. * Cách 2 : -Long đong, phiêu dạt, gặp nhiều gian truân, vất vả. -Khó khăn, hoạn nạn. + Nhận xét : Dài dòng ,rườm rà, không có tính hình tượng, biểu cảm. *Kết luận 2 : Thành ngữ ngắn gọn , hàm súc , có tính biểu cảm. ( Vì thế ngoài lời ăn tiếng nói hàng ngày, thành ngữ hay được sử dụng trong văn thơ.) *Ghi nhớ 2 : ( SGK- trang 144 ): -Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ... -Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng,tính biểu cảm cao. Tiếng việt: Tiết 48 : Thành ngữ I. Thế nào là thành ngữ ? II.Sử dụng thành ngữ. III. Luyện tập 1.Bài 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng : “ Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.Lí Thông lân la gợi chuyện ,rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) *Trả lời : a. Các thành ngữ : - Sơn hào hải vị : các sản phẩm, món ăn ngon của rừng, biển. -Nem công chả phượng : các món ăn quí hiếm. b. Các thành ngữ : -Khoẻ như voi : rất khoẻ. -Tứ cố vô thân : không có ai thân thích, ruột thịt. *Lưu ý : Bên cạnh những thành ngữ thuần Việt còn có những thành ngữ Hán Việt. Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt cần phải hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó. 2. Bài 3 : Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn : -Lời........tiếng nói -Một nắng hai..... -Ngày lành tháng....... -No cơm ấm..... -Bách ............ bách thắng -Sinh........lập nghiệp 3.Bài4 : Sưu tầm thành ngữ, giải nghĩa : -Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. -Được voi đòi tiên : lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác. -Nước mắt cá sấu :Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, hòng đánh lừa người khác. -Rẻ như bèo : Rất rẻ. -Mèo mù vớ cá rán :Một sự may mắn tình cờ do hoàn cảnh đem lại. ăn sương tốt áo chiến cơ * Bài tập bổ sung : *Điền thành ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu : -Mẹ nói với con như ........ ( ...hoài công, không có tác dụng gì ) * Trả lời : -Mẹ nói với con như nước đổ đầu vịt. -Mẹ nói với con như nước đổ lá khoai. -> Nhóm thành ngữ đồng nghĩa với nhau. Chú ý : Các thành ngữ đồng nghĩa có thể thay thế nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Bài 2: Kể vắn tắt các truyền thuyết và truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng... Hướng dẫn học tập về nhà : 1.Học bài :- Thế nào là thành ngữ ? Sử dụng thành ngữ. -Làm các bài tập còn lại. 2.Tìm 10 thành ngữ Hán Việt và giải thích ý nghĩa của các thành ngữ đó. 3. Chuẩn bị bài :Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Kính chào , kính chúc sức khoẻ các thầy cô giáo và các em học sinh.

File đính kèm:

  • pptThanh Ngu(17).ppt
Giáo án liên quan