Bài giảng Tiếng việt - Tiết 46 câu ghép (tiếp theo)

Ví dụ:

“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.”

(Phạm Văn Đồng)

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng việt - Tiết 46 câu ghép (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Trần Hữu Thảo Tổ : xã hội Trường THCS Lê Quý Đôn-Vĩnh Linh-Quảng Trị Kiểm tra bài cũ 1. Nêu đặc điểm của câu ghép? 2. Hãy phân biệt các vế câu trong ví dụ sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Câu ghép là những câu dohai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. “Bởi chàng ăn ở hai lòng Cho nên phận thiếp long đong một đời” (Ca dao) Ví dụ trên có hai vế câu của một câu ghép. Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ “Bởi” ở câu lục và “Cho nên” ở câu bát. Bởi Cho nên Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu Ví dụ: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.” (Phạm Văn Đồng) 1. Ví dụ 2. Nhận xét Các vế câu được nối bằng quan hệ từ “bởi vì”. Quan hệ giữa các vế câu ghép trong ví dụ trên là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Vế thứ nhất: Kết quả Vế thứ hai và vế thứ ba: Nguyên nhân bởi vì bởi vì Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét Ví dụ: (Câu b, bài tập 1, phần Luyện tập) “Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!” (Hoài Thanh, ý nghĩa văn chương) Quan hệ điều kiện - kết quả (giả thiết) Nếu thì Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét Ví dụ: (Câu d, bài tập 1, phần Luyện tập) “ Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.” (Nguyễn Đình Thi) Quan hệ tương phản Tuy Có thể tách thành câu đơn được nhưng sẽ mất đi ý nghĩa muốn diễn đạt. Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét (SGK trang 123) Các vế câu của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. 3. Kết luận Ghi nhớ Một số lưu ý khi sử dụng các quan hệ từ Các quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân thường khác nhau về sắc thái ý nghĩa: Quan hệ từ “tại” mang sắc thái áp đặt, quy lỗi nhiều hơn. VD: “Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân” (Truyện Kiều) Quan hệ từ “vì” mang tính chất lí trí và trung hòa về tình cảm (không có ý tốt và không có ý xấu). VD: “Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.” (Truyện Kiều) Quan hệ từ “nhờ” thường dùng với những nguyên nhân tốt. VD: “Nhờ lời giao hẹn khi chiều Mưa sa, chớp rạch cũng liều mà đi” (Ca dao) a. b. c. 1. Một số lưu ý khi sử dụng các quan hệ từ Các quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện (nếu, hễ, giá-giá như) cũng khác nhau về sắc thái ý nghĩa: Quan hệ từ “hễ” thường dùng hơn trong trường hợp một điều kiện được lặp lại thường xuyên, hoặc diễn ra nhiều lần. VD: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”. (Hồ Chí Minh) Quan hệ từ “nếu” mang tính chất chung hơn, nghĩa của nó có thể bao hàm được nghĩa của hai từ kia. VD: “Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, để xẻ chia”. (Tấm gương - Băng Sơn) Ngoài ra, từ “nếu” còn mang ý nghĩa đối chiếu VD: Nếu Thanh Hà quê anh có nhiều vải thì Hưng Yên quê tôi có nhiều nhãn. Quan hệ từ “giá”, “giá như” thường dùng với ý nghĩa giả định, nghĩa là điều kiện do nó đưa ra là không có trên thực tế. VD: “Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ”. (Chí Phèo- Nam Cao) a. b. c. 2. Không nhất thiết phải dùng cặp quan hệ từ, có thể chỉ dùng một quan hệ từ hoặc dùng cặp từ hô ứng, dùng các dấu câu để nối các vế mà vẫn diễn đạt được hết ý nghĩa. 3. Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận II. Luyện tập Bài tập 1 (SGK trang 124) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. Câu a. “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” (Thanh Tịnh, Tôi đi học) Vế câu 1 và vế câu 2: Quan hệ nguyên nhân - kết quả Vế câu 3 giải thích cho vế câu 2 Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận Bài tập 1 (SGK trang 124) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. Câu c. “Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.” (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ tăng tiến II. Luyện tập Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận II. Luyện tập Bài tập 1 (SGK trang 124) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. Câu e. “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau […]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu 1 là chỉ quan hệ thời gian nối tiếp bằng từ rồi. Câu sau không dùng quan hệ từ nối hai vế câu nhưng vẫn ngầm hiểu được “vì yếu nên bị lẳng ngã nhào…” Quan hệ ý nghĩa nguyên nhân - kết quả Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận Bài tập 2 (SGK Trang 124) Yêu cầu: a. Tìm câu ghép trong đoạn trích. b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép. c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao? - “Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…” (Vũ Tú Nam, Biển đẹp) II. Luyện tập Bốn câu ghép ở trên đều là quan hệ điều kiện-kết quả. Vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành các câu đơn vì ý nghĩa các câu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận Bài tập 2 (SGK Trang 124) Yêu cầu: a. Tìm câu ghép trong đoạn trích. b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép. c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao? - “Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển”. (Thi Sảnh) Trong đoạn trích trên , hai câu ghép đều có quan hệ nguyên nhân-kết quả. Vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả. Cũng không nên tách các vế câu thành những câu đơn vì quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu khá chặt chẽ. II. Luyện tập Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận Bài tập 4 (SGK Trang 125) “Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn: - Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Yêu cầu: a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện (cùng với sự xuất hiện của quan hệ từ “nếu”). Để thể hiện rõ mối quan hệ ý nghĩa này, không nên tách mỗi vế thành một câu đơn. II. Luyện tập Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận Bài tập 4 (SGK Trang 125) “Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn: - Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Yêu cầu: b. Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết , em hình dung nhân vật nói như thế nào? “Thôi! U van con. U lạy con. Con thương thầy, thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.” Hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau có thể giúp ta hình dung cách nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào nhưng không thể hiện được cách viết của tác giả muốn diễn đạt cách nói kể lể, van vỉ, thiết tha đến thắt lòng của chị Dậu! II. Luyện tập Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1. Ví dụ 2. Nhận xét 3. Kết luận Hướng dẫn làm bài tập 3 (SGK Trang 125) II. Luyện tập Học sinh tự làm bài tập này ở nhà Bài tập củng cố: Một bạn học sinh đã viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ làm từ nối. Hãy phát hiện điều không ổn trong ví dụ sau: “Tuy trời mưa nhưng buổi liên hoan văn nghệ đã phải hoãn lại”. Tiếng Việt - Tiết 46 Câu ghép (Tiếp theo) Điều không ổn trong cách viết câu ghép trong ví dụ là người viết đã dùng sai cặp quan hệ từ để diễn đạt một ý nghĩa nào đó. Trong câu trên, quan hệ ý nghĩa của các vế câu là quan hệ nguyên nhân – kết quả thì không thể dùng cặp quan hệ từ “tuy – nhưng” được mà phải dùng cặp quan hệ từ “vì, bởi vì, tại, do – nên, cho nên”. Bài học kết thúc Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em! Chúc các em học giỏi! Vinh quy bái tổ

File đính kèm:

  • pptCau gheptiet 2.ppt