Từ tượng hình
A Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buốn ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
2 Biệt ngữ xã hội
B Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
11 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt: Ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập tiếng việt Tiết 63 : Bài 1 Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được những định nghĩa hoàn chỉnh 1-D 2-G 3-B 4-C 5-A 7-E Bạn giỏi quá! Bạn rất xứng đáng được nhận một tràng pháo tay! Bài 2 Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau Truyện cổ tích Truyện dân gian Truyền thuyết Truyện ngụ ngôn Truyện cười 1 Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kỳ. 2 Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( mồ côi, nhân vật xấu xí...) có nhiều chi tiết kỳ ảo. 3 Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật cây cối, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người. 4 Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích (1) (2) (3) (4) Hoan hô...hô.Bạn rất nhớ kiến thức cũ! Bài 3 Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh. 1. “Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o... o, Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà, Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm”. 3. “ Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng” 2. “Đồn rằng bác mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn đồng tiền vỡ đôi” 4 Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn Bài 3 Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh. 5 Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay 6 Vì ai cho thiếp võ vàng Vì chàng, tư lự hoa tàn nhị rơi ! Cực lòng thiếp lắm chàng ơi Biết rằng lên ngược xuống xuôi đằng nào ? 7 Chàng ơi chẳng thấy chàng sang Bây giờ chữ liễu nét ngang mất rồi ! Bài 4 Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh. Bài 5 Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp 1 -c 2 -d 3 - a 5 –b Bài 6: Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ. Mẫu: Cuốn sách này mà chỉ 20 000 đồng à? Trời! Bạn đã làm được những ba bài tập. Bài 7: Đọc đoạn trích sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Công hoà. ( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập ) Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên? Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị Thảo luận: Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt không? Có thể tách câu ghép trên thành các câu đơn nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép. Bài 8: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau : (1) Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. (2)Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. (3) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. ( Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ) (1) Chúng ta / không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta / không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2)Có lẽ tiếng Việt/ của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn / của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc khái niệm về các đơn vị từ vựng và ngữ pháp đã học. Thực hành viết đoạn văn, đặt câu.
File đính kèm:
- van 8- tiet 64.ppt