Bài giảng Thứ tự kể trong văn tự sự

Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án ở bài tập sau:

1. Có mấy loại ngôi kể?Đó là những ngôi nào?

A.Một.Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát

B. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và theo ngôi thứ ba

C. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai

D.Ba. Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ hai và kể theo ngôi thứ ba.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thứ tự kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án ở bài tập sau: 1. Có mấy loại ngôi kể?Đó là những ngôi nào? A.Một.Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát B. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và theo ngôi thứ ba C. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai D.Ba. Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ hai và kể theo ngôi thứ ba. Đáp án đúng nhất là: B.Hai ngôi kể. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba. Chú ý! Khi có biểu tượng bàn tay cầm bút viết , các em cần ghi vào vở. Em hiểu thế nào là kể theo thứ tự tự nhiên (kể xuôi)?  1) Kể theo thứ tự tự nhiên (kể xuôi) là kể các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra trước, kể trước; việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.  Tác dụng: Làm cho người đọc, người nghe dễ theo dõi, dễ hiểu.  2) Kể theo thứ tự ngược là đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. Em hiểu thế nào là kể theo thứ tự ngược? Đảo lại các sự việc trong văn bản SGK –Tr97: 3) Ngỗ mồ côi không có người rèn cặp nên trở thành lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh. 4)Ngỗ đã tìm cách trêu chọc mọi người, làm họ mất lòng tin. 2) Bị chó dại cắn Ngỗ kêu cứu nhưng không ai đến giúp. 1)Ngỗ bị chó dại cắn phải tiêm thuốc trừ bệnh dại * Tác dụng:  Cách kể ngược gây bất ngờ, gây sự chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật ->làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. * Bài tập 1 (SGK tr 98): Truyện được kể theo ngôi thứ nhất Tóm tắt các sự việc chính: 1) “Tôi” và Liên là đôi bạn thân 2) Lúc đầu “tôi” ghét Liên 3) Một lần va chạm “tôi” hiểu Liên 4) Chúng tôi thành bạn. -> Truyện kể theo thứ tự ngược ( hồi tưởng) (*) Lưu ý: - Muốn kể ngược phải vận dụng kí ức của mình hay của nhân vật ( nhớ lại) để kể. - Việc kể xuôi hay kể ngược là tuỳ theo nhu cầu thể hiện.  Bài tập 2: Tìm hiểu đề và lập dàn bài cho đề sau: Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa. I.Tìm hiểu đề: 1. Dạng đề: Tự sự (kể chuyện) đời thường. 2.Nội dung: Lần đầu được đi chơi xa. 3.Ngôi kể: ngôi thứ nhất 4. Thứ tự kể: kể xuôi (hoặc kể ngược)  II. Dàn bài: 1. Mở bài: - Nếu kể xuôi: Giới thiệu thời gian, địa điểm, lí do được đi chơi. - Nếu kể ngược( hồi tưởng): Nhân điều gì đó khiến em nhớ lại lần đầu tiên được đi chơi xa, ở nơi nào? 2. Thân bài: Kể tuần tự diễn biến (hành trình) cuộc đi chơi- cần lưu ý kể tỉ mỉ một sự việc đáng nhớ nhất. 3 Kết bài: - Nêu ấn tượng sau chuyến đi. - Mong ước của em… Đoạn truyện “Mẹ tôi” ( Người kể: bạn Dương Linh Phương - Lớp 6A2- trường THCS Ngô Sĩ Liên ) Nghe kể: III. Thực hành: Lựa chọn thứ tự kể để kể lại câu chuyện (Viết phần mở bài): * Cách 1( kể xuôi) VD: Trong kỳ nghỉ hè vừa qua,em được bố mẹ cho đi chơi xa một chuyến tại vùng biển Bãi Cháy - Hạ Long. Đó là một chuyến đi mà em mong đợi từ lâu. * Cách 2: (Kể ngược) VD1: Hôm chủ nhật vừa qua khi dọn dẹp tủ sách, tình cờ em tìm thấy tấm ảnh gia đình chụp ở vịnh Hạ Long mùa hè năm trước. Cầm tấm ảnh trên tay, lòng em bồi hồi nhớ lại chuyến đi chơi xa đầy thú vị đó. Kể xuôi : giới thiệu thời gian, địa điểm, lí do được đi chơi Kể ngược (hồi tưởng): nhân điều gì khiến em nhớ lại lần đi chơi xa, ở nơi nào? Chuyến đi đã để lại ấn tượng gì ? VD2: - Nào, các bà, các cô nhanh lên kẻo muộn! Trời hôm nay nắng to đấy. Ta đi sớm, đến sớm để đi thăm vịnh cho mát. Mới hơn bốn giờ sáng mà tiếng bác tài xế giục khách cứ oang oang ngoài đường làm em choàng tỉnh giấc. Thế là lòng em lại bồi hồi nhớ lại mùa hè năm ngoái em cũng được bố mẹ cho đi chơi xa một chuyến tại vùng biển Hạ Long. Hôm ấy xe cũng xuất phát sớm như thế này… Đ Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện? A,Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra. B, Để tạo sức hấp dẫn cho truyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn bién của sự việc. C, Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự của câu chuyện. D, Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại. Đáp án C *Qua bài học hôm nay các em cần nắm được thế nào là kể theo thứ tự xuôi? Thế nào là kể theo thứ tự kể ngược? Tác dụng của từng cách kể? * Về nhà viết hoàn thiện đề bài tập 2 (sgk tr99) *Chuẩn bị viết bài tập làm văn số2 Bài học hôm nay dừng tại đây. Cảm ơn các thày cô và các em đã quan tâm, theo dõi! Xin thân ái chào các thày cô và các em !

File đính kèm:

  • pptThu tu ke trong van tu su(7).ppt
Giáo án liên quan