Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 1: Cấu tạo bài văn tả người - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Ngọc Hà

 - A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc , gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng như cột đá trời trồng.

 Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

Anh đến chuồng trâu dắt con trâu to béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cánh cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

 Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “ Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp

 

ppt20 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 1: Cấu tạo bài văn tả người - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG BIÊNCHÀO MỪMG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜPhân môn:TẬP LÀM VĂN Lớp: 5A1GV: Nguyễn Ngọc HàThứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2013Kiểm tra bài cũ:Tập làm vănNêu cấu tạo bài văn tả cảnh?Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2013Tập làm vănCấu tạo bài văn tả ngườiThứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2013Tập làm vănHạng A Cháng Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc: - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá! - A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc , gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng như cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.Anh đến chuồng trâu dắt con trâu to béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cánh cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “ Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.Bài văn tả ai?Bài văn tả Hạng A Cháng Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.Bài văn gồm có 3 phần:Mở bài: Nhìn thân hình .Đẹp quá!Thân bài: A Chángnhững bước ngắn, gấp gấp.Kết bài: Sức lực tràn trềở chân núi Tơ Bo.Câu 1: Phần mở bài, tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào?- Bằng cách đưa ra lời khen ngợi của các cụ già trong làng.Mở bài trực tiếp.Đọc thầm phần thân bài và cho biết tác giả tả đặc điểm gì của Hạng A Cháng?Tác giả tả: ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng.Thảo luận nhóm 2Câu 2: Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật về ngoại hình của Hạng A Cháng?Câu 3: Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật về hoạt động của Hạng A Cháng và cho biết A Cháng là người như thế nào?Ngực nở vòng cung- Vai rộng- Bắp tay, bắp chân: rắn như trắc, gụ- Vóc cao- Da đỏ như lim- Người đứng thẳng như cột đá trời trồng,trông anh hùng dũng như chàng hiệp sĩ Ngoại hìnhHoạt động- Hai tay nắm đốc cày- Mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày.- Thân hình nhoài thành đường cong mềm mại,khi qua trái,lúc tạt phải,- Có lúc rạp hẳn xuống,đôi chân xoải dài hoặc băm những bước chân ngắn,gấp gấp.Khỏe mạnh, chăm chỉ, say mê công việcCâu 4:Nêu ý chính của phần kết bài.Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.Câu 5:Từ bài văn Hạng A Cháng, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người? Bài văn tả người thường có ba phần:1.Mở bài: Giới thiệu người định tả.2.Thân bài: a/Tả ngoại hình: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng b/Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.Luyện tập Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình và hoạt động của người đó) Bài văn tả người thường có ba phần:1.Mở bài: Giới thiệu người định tả.2.Thân bài: a/Tả ngoại hình: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng b/Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em ( chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó) Ví dụ: Dàn ý bài văn tả mẹ1. Mở bài : Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.2.Thân bài: + Tả ngoại hình: - Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi,dáng người cân đối. - Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn. - Mái tóc mẹ dài, búi gọn sau gáy. - Đôi mắt đen dịu hiền. - Miệng nhỏ xinh xinh, hàm răng trắng muốt đều đặn. - Mẹ ăn mặc giản dị nhưng trông rất gọn gàng,+ Tả tính tình ; hoạt động : - Mẹ chăm lo cho con cái rất chu đáo. - Yêu thương mọi người. - Cần mẫn việc nhà, nấu ăn rất khéo. - Mẹ em sống chan hoà nên được mọi người quý mến.3. Kết bài: Em rất tự hào về mẹ . Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho em.Giáo viên và học sinh lớp 5.4Chúc quý Thầy côLuôn vui khoẻ

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_5_tuan_1_cau_tao_bai_van_ta_nguoi.ppt