Bài giảng Tập làm văn 5 - Tiết 25: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

 Bà tôi
 Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
 Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

 Theo Mác-xim Go-rơ-ki

 

ppt14 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập làm văn 5 - Tiết 25: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỞI ĐỘNGEm hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?Bài văn tả người thường có ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: a,Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, hàm răng ) b,Tả tính tình,hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác) 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.1.Chọn làm một trong hai bài tập sau: a. Đọc bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki và trả lời câu hỏi: Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Theo Mác-xim Go-rơ-kiTập làm văn:LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)- Đoạn 1 Tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?+ tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? - Đoạn 2 Tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Theo Mác-xim Go-rơ-ki- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?Đoạn 1 Tả mái tóc của người bà ( đoạn gồm 3 câu).Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.Câu 1 - mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu.Câu 2: Tả khái quát đặc điểm mái tóc của bà : đen, dày kỳ lạ.Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu và từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày)Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. - Đoạn 1 Tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?Đoạn 1 Tả mái tóc của người bà ( đoạn gồm 3 câu).Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)Đoạn 2 Tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.Câu 1: Tả đặc điểm của giọng nói: trầm bổng, ngân nga.Câu 2: Tả tác động của giọng nói vào tâm hồn cậu bé: khắc sâu vào trí nhớ dễ dàng và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười: Hai con ngươi đen sẫm nở ra và tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt: long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vuiCâu 4: Tả khuôn mặt của bà: hình như vẫn tươi trẻ, dù trên đôi má đã có nhiều nếp nhăn. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?Các đặc điểm về ngoại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không chỉ khắc hoạ rõ nét về hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan.Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)b) Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng? Chú bé vùng biển Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ. Theo Trần VânTập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)b) Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Đoạn văn gồm 7 câu:Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng ( con cá vược, có tài bơi lội), trong thời điểm được miêu tả đang làm gì.Câu 2: tả chiều cao của Thắng – hơn hẳn bạn một cái đầu.Câu 3: tả nước da của Thắng – rám đỏ Câu 4: tả thân hình của Thắng ( rắn chắc, nở nang,)Câu 5: tả cặp mắt to và sángCâu 6: tả cái miệng tươi, hay cười.Câu 7: tả cái trán rô bướng bỉnh. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng? Tất cả các đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm hiện lên rất rõ không chỉ vẻ ngoài của thắng – một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, có sức khỏe dẻo dai mà cả tính tình Thắng – thông minh, bướng bỉnh và gan dạ.Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)Khi tả ngoại hình nhân vật cần lưu ý điều gì? Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn những chi tiết tiêu biểu để chúng bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. 2. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo,cô giáo, chú công an, người hàng xóm) Bài văn tả người thường có ba phần: 1.Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2.Thân bài: a, Tả ngoại hình.- Tả bao quát ngoại hình - Tả chi tiết về ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt,hàm răng) b,Tả tính tình,hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác) c. Kỉ niệm 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.Dàn ý bài văn tả cô giáo:1.Mở bài: Mở bài gián tiếp: Giới thiệu về cô giáo em tả.2. Thân bài: Đoạn 1:a. Tả bao quát:+ Cô tên là. Năm nay khoảng... tuổi.Trông cô... + Dáng người cô... (thon thả), trông cô rất hiền. Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.b. Tả chi tiết:Ngoại hình:+ Mái tóc của cô...,+ Khuôn mặt..., + Làn da+ Đôi mắt... , + Cô luôn mỉm cười với chúng em, mỗi khi cô cười để lộ hàng răng... + Giọng nói của cô... Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.Đoạn 2: Tả tính tình, hoạt động, thói quen– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.– Cô xem chúng em như con của cô vậy.– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ, cô đến tận chỗ các bạn để giảng lại khi bạn chưa hiểu.– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. – Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.Đoạn 3: Kỉ niệm với thầy cô. (Có thể lồng ghép vào đoạn tả hoạt động)3.Kết bài :– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_5_tiet_25_luyen_tap_ta_nguoi_ta_ngoai.ppt
Giáo án liên quan