Bài giảng Ôn tập về văn học

-Cổng trường mở ra

- Mẹ tôi

- Cuộc chia li của những con búp bê

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

- Sông núi nước Nam

- Phò giá về kinh

 

ppt25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập về văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC - Kể tên các tác phẩm em đã học trong cả năm qua ? I/ Tên các văn bản đã học: -Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia li của những con búp bê - Những câu hát về tình cảm gia đình - Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Những câu hát than thân - Những câu hát châm biếm - Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh - Kể tên các tác phẩm em đã học trong cả năm qua ? I/ Tên các văn bản đã học: - Thiên trường vãn vọng - Bài ca côn sơn -Sau phút chia li -Bánh trôi nước -Qua đèo ngang -Bạn đến chơi nhà -Xa ngắm thác núi lư -Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh -Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê -Bài ca nhà tranh bị gió thu phá -Cảnh khuya I/ Tên các văn bản đã học: -Rằm tháng giêng -Tiếng gà trưa -Một thứ quà của lúa non:cốm -Sài gòn tôi yêu -Mùa xuân của tôi -Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất -Tục ngữ về con người và xã hội -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta -Sự giàu đẹp của Tiếng Việt -Đức tính giản dị của Bác Hồ -Ý nghĩa văn chương I/ Tên các văn bản đã học: -Sống chết mặc bay -Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. -Ca Huế trên sông Hương -Quan Am Thị Kính => HK I: 24 tác phẩm => KH II : 10 tác phẩm - Nêu định nghĩa về ca dao- dân ca, Tục ngữ, …… II. Các định nghĩa 1. Ca dao - dân ca - Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác. - Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm, lát, ... 2. Tục ngữ Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày. II. Các định nghĩa 1. Ca dao - dân ca 2. Tục ngữ 3. Thơ trữ tình Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao. 4. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam - Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt,..., lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, ... - Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca). - Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật, hành, ... 5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài; - Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp; - Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; - Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng. 6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật - 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài; - Nhịp 3/2 hoặc 2/3; - Có thể gieo vần trắc. 7. Thơ thất ngôn bát cú - 7 tiếng/câu, 8 câu /bài, 56 tiếng/bài; - Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8); - Kết cấu: 4 liên. Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết. - Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh. - Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một. 8. Thơ lục bát - Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca; - Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát); - Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền; - Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4; - Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B. 9. Thơ song thất lục bát - Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát; - Một khổ 4 câu; - Vần 2 câu song thất; - Nhịp ở 2 câu 7 tiếng. 10. Truyện ngắn hiện đại. - Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài; - Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột. 11.Phép tương phản nghệ thuật Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai. 12. Tăng cấp trong nghệ thuật Thường đi cùng với tương phản. - Những tình cảm, thái độ thể hiện trong ca dao- dân ca là gì? Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, ... III. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học IV. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ: - Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ là gì? 1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết. Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, ... 2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, ... 3. Kinh nghiệm về con người xã hội Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, ... V. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học. - Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học là gì?. - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc; - ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược; - Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, ... - Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ... - Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương ... VI. Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học. -Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học là gì?. - Ý kiến của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt? VII. Tiếng Việt giàu và đẹp bởi: - Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú; - Giàu thanh điệu; - Cú pháp câu TV rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng; - Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt thơ, nhạc, hoạ: gợi âm thanh , hình dáng, màu sắc. - Phát biểu đặc điểm chính về ý nghĩa của văn chương? VIII. Đặc điểm chính về ý nghĩa của văn chương: - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài. - Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác, ... - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Dặn dò : 2’ - Học thuộc ghi nhớ. - Hoàn thành các bài tập. - Soạn bài : “Dấu gạch ngang” - Tìm hiểu nội dung và trả lời các câu hỏi.

File đính kèm:

  • pptnguvan(6).ppt
Giáo án liên quan