Bài giảng Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật của hai bài ca dao về tình cảm gia đình đã học.

Tìm thêm hai ví dụ khác có nội dung tương tự.

 

ppt44 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN KIỂM TRA BÀI CŨ Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật của hai bài ca dao về tình cảm gia đình đã học. Tìm thêm hai ví dụ khác có nội dung tương tự. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I/ Tìm hiểu chung : Đây là các bài ca dao có chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Bài 1 : - Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ? Sông nào bên đục, bên trong Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây ? II/ Đọc – hiểu văn bản : - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. A. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần. B. Bài ca có hai phần : phần đầu là lời hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. C. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca. D. Hình thức đối đáp này không phổ biến trong ca dao, dân ca. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về bài 1 ? B C Trong bài 1, vì sao chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi đáp ? 1/ Trong bài này, chàng trai và cô gái dùng những địa danh và đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi đáp vì đây là thể loại hát đố, một hình thức để trai gái thử tài nhau. Các địa danh trong bài đều là những địa danh có đặc điểm lịch sử văn hóa nổi bật. Ô QUAN CHƯỞNG XƯA VÀ NAY Long Thành bao quản nắng mưa Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây. ( Ca dao ) SÔNG LỤC ĐẦU SÔNG THƯƠNG BÊN ĐỤC BÊN TRONG NÚI ĐỨC THÁNH TẢN ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TẢN ĐỀN SÒNG LẠNG SƠN - Em đố anh : Sông nào là sông sâu nhất ? Núi nào là núi cao nhất nước ta ? Anh mà giảng được cho ra Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh. Tìm những bài ca dao đối đáp tương tự - Em hỏi thì anh xin trả lời : Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra Anh đà giảng được cho ra Em mau kết nghĩa giao hòa cùng anh. SÔNG BẠCH ĐẰNG NÚI LAM SƠN LÊ LỢI & NGUYỄN TRÃI Bài 4 : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Hai dòng đầu được kéo dài ra và cùng với phép đảo ngữ, điệp ngữ, đối xứng có tác dụng gợi tả cánh đồng rất đẹp, rất to lớn và trù phú. Quan sát 2 dòng đầu và nhận xét có gì đặc biệt ? Sự đặc biệt đó có tác dụng gì ? Phân tích hình ảnh cô gái ở hai dòng cuối. 2/ Hình ảnh cô gái được so sánh như chẽn lúa đòng đòng thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống. So với cánh đồng bao la, cô gái thật nhỏ bé nhưng chính bàn tay con người đã làm nên cánh đồng bao la đó. Bài này là lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng bao la và ca ngợi cô gái có vẻ đẹp đáng yêu. Đây là cách tỏ tình của chàng trai với cô gái. - Bài này là lời của ai ? Người ấy muốn bày tỏ tình cảm gì ? Nêu ý nghĩa văn bản. 4/ Ý nghĩa văn bản : Ca dao bồi đắp thêm tình cảm của con người đối với quê hương đất nước. III/ Tổng kết : GN/ 40 IV/ Luyện tập : Theo SGK Häc thuéc c¸c bµi ca dao ®· häc. 2.S­u tÇm c¸c bµi ca dao cïng hÖ thèng. 3.So¹n bµi Ca dao vÒ quª h­¬ng ®Êt n­íc DẶN DÒ Sưu tầm một số bài ca dao khác có nội dung tương tự. Soạn bài : Từ láy Xem và trả lời các câu hỏi SGK/41 44 XIN CHÀO TẠM BIỆT

File đính kèm:

  • pptNhung cau hat ve tinh yeu QHDNCN.ppt