Bài giảng Ngữ văn-Tiết109- tiếng việt liên kết câu và liên kết đoạn văn

Đoạn văn:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại(1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ(2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.(3)

 

( Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói văn nghệ)

 

 

ppt6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn-Tiết109- tiếng việt liên kết câu và liên kết đoạn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng thầy cô giáo về dự giờ , thăm lớp và toàn thể các em học sinh ! Kiểm tra bài cũ Xác định thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong các ví dụ sau: a. Vân Tiên anh hỡi có hay Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng. ( Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên) b. Cái áo vải nâu dày cồm cộp, cá quần một ống- nói nôm na là cái váy- lùng thùng như cái bồ, chỗ thì ướt, chỗ thì khô. ( Nguyễn Công Hoan, Báo hiếu: Trả nghĩa cha) Kiểm tra bài cũ Xác định thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong các ví dụ sau: a. Vân Tiên anh hỡi có hay Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng. ( Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên) + Anh hỡi - thành phần gọi -đáp b. Cái áo vải nâu dày cồm cộp, cá quần một ống- nói nôm na là cái váy- lùng thùng như cái bồ, chỗ thì ướt, chỗ thì khô. ( Nguyễn Công Hoan, Báo hiếu: Trả nghĩa cha) +nói nôm na là cái váy- thành phần phụ chú Đọc đoạn văn sau: Anh đi đâu ngày mai , bạn tôi hỏi. Chơi. Hê-ra-clít uống nước hai lần trong một dòng sông? Sẽ có. Cho mà xem. ( Theo Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, tập III, NXB ,Hà Nội) Em có hiểu nội dung đoạn văn trên không? Vì sao ? Ngữ văn-Tiết109- Tiếng Việt Liên kết câu và liên kết đoạn văn I.Khái niệm liên kết 1.Ví dụ:SGK- 42 Đoạn văn: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại(1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ(2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.(3) ( Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói văn nghệ) 2. Nhận xét: + chủ đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ Ngữ văn-Tiết109- Tiếng Việt Liên kết câu và liên kết đoạn văn I.Khái niệm liên kết 1.Ví dụ:SGK- 42 2. Nhận xét: + chủ đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ Nội dung : Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. Câu 2: Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ vừa tái hiện vừa sáng tạo một điều gì mới mẻ Câu 3: Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ +Nội dung: phục vụ chủ đề -Tác phẩm nghệ thuật làm gì? -Phản ánh thực tại như thế nào? -Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? ,sắp xếp theo trình tự hợp lí Ngữ văn-Tiết109- Tiếng Việt Liên kết câu và liên kết đoạn văn I.Khái niệm liên kết 1.Ví dụ:SGK- 42 2. Nhận xét: + chủ đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ +Nội dung: phục vụ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lí Thảo luận : Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? Nhưng- nối câu 2 với câu1->phépnối nghệ sĩ - tác phẩm-> phép liên tưởng cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại -> phép đồng nghĩa Anh- nghệ sĩ -> Phép thế Tác phẩm -> phép lặp + Hình thức: liên kết bằng một số biện pháp. 3. Ghi nhớ: SGK- 43 II. Luyện tập Bài1 SGK- 43 Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh , điểm yếu của người Việt Nam Nội dung :các câu đều tập chung vào việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu Câu 1: khẳng định điểm mạnh Câu 2: khẳng định tính ưu việt Câu 3: Chỉ ra những điểm yếu Câu 4: phân tích những biểu hiện cụ thể Câu 5:đưa ra nhiệm vụ cấp bách phép liên kết: thế đồng nghĩa( bản chất trời phú- chỉ sự thông minh), phép nối ( nhưng,ấy, lỗ hổng) , phép lặp( thông minh) Bài 2: Nội dung của hai đoạn văn sau đây giống nhau hay khác nhau? Em thích đoạn văn nào hơn? Vì sao? Anh Nam là bạn thân nhất của tôi. Anh ấy là sinh viên khoa toán . Anh ấy rất vui tính. Anh ấy được mọi người yêu mến. Anh ấy rất thích bóng rổ. Anh ấy giúp đỡ tôi nhiều. b. Người bạn thân nhất của tôi là anh Nam. Anh ấy là sinh viên khoa toán . Tính anh ấy rất vui nên ai cũng mến. Bóng rổ là môn thể thao yêu thích của anh. Tôi được anh ấy giúp đỡ nhiều. Bài 2:Nội dung của hai đoạn văn sau đây giống nhau hay khác nhau? Em thích đoạn văn nào hơn? Vì sao? a.Anh Nam là bạn thân nhất của tôi. Anh ấy là sinh viên khoa toán . Anh ấy rất vui tính. Anh ấy được mọi người yêu mến. Anh ấy rất thích bóng rổ. Anh ấy giúp đỡ tôi nhiều. b. Người bạn thân nhất của tôi là anh Nam. Anh ấy là sinh viên khoa toán . Tính anh ấy rất vui nên ai cũng mến. Bóng rổ là môn thể thao yêu thích của anh. Tôi được anh ấy giúp đỡ nhiều. => Cách triển khai ý và cách dùng các phép liên kết ở đoạn b linh hoạt và uyển chuyển hơn. Bài 3:Chọn trong các từ vì , mà rồi, thế là, bởi vì, tức thì điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để liên kết câu. Chà chà ! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng : “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông./…/ , mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp./…./ thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được nữa./…./ ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “ làm rối loạn trị an”./…/, việc công việc tư ông đều được trọn vẹn./…./, không những ông được hả giận lại còn được tiếng là mẫn cán là khác. ( Nguyễn Công Hoan- Đồng hào có ma) Bài 3:Chọn trong các từ vì , mà rồi, thế là, bởi vì, tức thì điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để liên kết câu. Chà chà ! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng : “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông.Tức thì , mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp.Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được nữa.Bởi vì, ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “ làm rối loạn trị an”.Thế là, việc công việc tư ông đều được trọn vẹn.Vì, không những ông được hả giận lại còn được tiếng là mẫn cán là khác. ( Nguyễn Công Hoan- Đồng hào có ma) Bài 4. Viết một đoạn văn ngắn(chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một số phép liên kết để liên kết câu. Bài tập củng cố: Theo em vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn? A.Liên kết làm cho đoạn văn, văn bản trở nên có nghĩa , và dễ hiểu. B.Liên kết làm cho đoạn văn, văn bản dễ hiểu. C.Liên kết làm cho đoạn văn, văn bản trở nên có nghĩa . D.Cả A,B,C đều sai. Ngữ văn-Tiết109- Tiếng Việt Liên kết câu và liên kết đoạn văn I.Khái niệm liên kết 1.Ví dụ:SGK- 42 2. Nhận xét: + Chủ đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ + Nội dung: phục vụ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lí + Hình thức: liên kết bằng một số biện pháp ( phép lặp, phép nối, phếp thế, phép liên tưởng…..) 3. Ghi nhớ: SGK- 43 II. Luyện tập

File đính kèm:

  • pptTiet 109 Lien ket cau va lien ket doan van.ppt
Giáo án liên quan