- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn - Tiết 43: Văn bản: Đồng chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
( Chính Hữu)
Ngày soạn: 20/3/2013
Ngày giảng
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: Cảm nhận được giá trị của tình đồng chí cao đẹp trong bài thơ.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
- Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) –
2. Bài cũ:
- Đọc đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Nêu giá trị của đoạn trích?
H: Phân tích hình ảnh ông Ngư trong đoạn trích?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được đôi nét về tác giả và tác phẩm, bố cục và phương thức biểu đạt của bài?
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 10 phút.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:( SGK)
- Tên: Trần Đình Đắc.
- Sinh: 1926
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác đầu năm 1948.
- Viết về người lính cách mạng của văn học thời k/c chống Pháp ( 1946 – 1954 )
- Thể loại: Thơ tự do, các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
3. Bố cục của văn bản:
a/ Những cơ sở của tình đ/c.
b/ Những biểu hiện và sức mạnh của tình đ/c.
c/ Hình ảnh hai người lính trong đêm canh gác.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm.
H: Những hiểu biết của em về nhà thơ Chính Hữu?
H: Bài thơ được sáng tác trong thời kì nào?
GV viên hướng dẫn HS đọc, giải thích từ khó.
- 4,5 HS đọc nối nhau
- GV nhận xét cách đọc.
- GV giải thích rõ hơn về từ đồng chí.
( Xuất hiện từ những năm 30, thế kỉ XX, sau cách mạng tháng 8 năm 1945)
H: Thể loại văn bản?
- Thể thơ tự do, các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
H: Cho biết bố cục của bài thơ? Nội dung chính?
ĐHTL: 3 đoạn, sức nặng của tư tưởng, cảm xúc dồn vào cuối đoạn: dòng 7, 17 và 20
a/ 6 câu đầu:
b/ 11 câu tiếp:
c/ 3 câu cuối:
HS lắng nghe.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời
-HS đọc.
- HS đọc chú thích
-HS trả lời
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày
- HS lớp nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được Cơ sở hình thành tình đồng chí .
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu
Thời gian: 18 phút.
II/ Tìm hiểu văn bản.
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng:
- Tương đồng về cảnh ngộ, giai cấp xuất thân nghèo khó “Quê hương ... sỏi đá”.
- Cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu “Súng bên ... bên đầu”.
- Nảy nở và thành bền chặt trong gian lao
- Dòng thơ đặc biệt “Đồng chí”.
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Cho HS đọc lại đoạn 1. Nêu nội dung đoạn 1?
H: Cơ sở để hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng đó là gì?
H: Quê hương của 2 chiến sĩ như thế nào?
H: Những hình ảnh chi tiết thể hiện tình đồng chí keo sơn gắn bó?
- Nảy nở và thành bền chặt trong gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà gợi cảm “Đêm rét ... tri kỉ ”.
H: Nhận xét của em về dòng thơ cuối đoạn1?
- Một từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo ra một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định; lại như một bản lề gắn kết đoạn 1 và
- HS đọc và trả lời.
- HS thảo luận và trả lời cá nhân.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
-HS đọc và trả lờì
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà.
Thời gian: 2 phút.
V/ Hoạt động nối tiếp:
H: Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí là gì?
- Về nhà học thuộc long bài thơ.
- Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất.
- Chuẩn bị bài mới: tiêt 2
D/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 43 ĐỒNG CHÍ.docx