I. Tìm hiểu chung:
1. Thể loại: Truyền thuyết (Sgk/Tr17)
2. Đọc và tóm tắt văn bản:
- Ngôi kể thứ ba
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự
Nhân vật chính: Thánh Gióng
18 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 3,4,5: Thánh Gióng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ sưu tập Dạy văn 6 trên tivi
Ấn và giữ nút Ctrl sau đó nhấn chuột vào link để mở bài và tải về miễn phí nha!!
Dạy văn 6 trên tivi-Bài 1, tiết 7,8 tri thức tiếng việt, thực hành tiếng việt.pptx
Dạy văn 6 trên tivi-Bài 1 tiết 6 Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân.ppt
Dạy văn 6 trên tivi-Bài 1 Thánh Gióng tiết 3,4,5 .pptx
Dạy văn 6 trên tivi-BÀI MỞ ĐẦU- tiết 1,2.pptx
Dạy văn 6 trên tivi-bài 2 tiết 14,15 miền cổ tích_Sọ Dừa.pptx
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết.
Nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm và tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
Phân biệt được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); nhận biết nghĩa của một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.
Tóm tắt được nội dung chính của môt số văn bản đơn giản bằng sơ đồ.
Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước, trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc.
LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH
Tiết 3,4,5: Văn Bản
VĂN BẢN
THÁNH GIÓNG
I. Tìm hiểu chung:
1. Thể loại: Truyền thuyết (Sgk/Tr17)
2. Đọc và tóm tắt văn bản:
- Ngôi kể thứ ba
Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Tự sự
Nhân vật chính: T hánh Gióng
Tiết 3,4,5:Văn bản: THÁNH GIÓNG
1
2
3
4
5
6
7
8
2
7
5
4
3
1
6
Sự ra đời của Gióng
Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc
Gióng lớn nhanh như thổi,
Gióng nhổ bụi tre, đánh tan
quân giặc.
Gióng vươn vai thành tráng sĩ và đi đánh giặc.
Gióng đánh thắng giặc, bay về trời.
Những dấu tích còn lại.
Vua phong danh hiệu và lập đền thờ
8
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão. Tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai. Bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh. Vua Hùng bèn sai người đi tìm người tài giúp nước. Khi nghe tin cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, rồi mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Khi giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Ngày nay vẫn còn lại những dấu tích xưa.
4 phần
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Sự ra đời của Thánh Gióng:
Văn bản: THÁNH GIÓNG
Gióng được nuôi lớn
Sự ra đời của Gióng
Gióng đòi đi đánh giặc
Gióng đánh giặc, về trời
Tìm những chi tiết tưởng tượng kì ảo qua các phần?
- Mang thai 12 tháng mới sinh
- Bà mẹ ướm chân, thụ thai
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
- Lên 3 không nói,cười , đặt đâu nằm đó
=> Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.
2. Sự trưởng thành và lớn lên của Gióng
- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc, đ òi vũ khí để đánh giặc.
=> Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi đất nước gặp nguy biến thì sẵn sàng đứng ra cứu nước.
=> để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vũ khí đấu tranh.
* Gióng lớn nhanh như thổi:
+ Cơm ăn mấy cũng không biết no
+ Áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
+ Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng
=> Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng cái bình thường, giản dị. Gióng đâu chỉ là con của một ba mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân.
=>Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Đồng thời còn nói lên truyền thống yêu nước tinh thần đoàn kết của dân tộc thưở xưa.
Gióng vươn vai thành tráng sĩ, ngựa phun ra lửa
=> tầm vóc phi thường của người anh hùng
- Roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc
=>Sự sáng tạo, nhanh chóng của Gióng.Quyết tâm giết giặc đến cùng.
- Giặc tan Gióng bay về trời
=>Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng. Thánh Gióng là biểu tượng của người dân Văn Lang.
3. Thánh Gióng đánh giặc
4 . Những dấu tích còn lại
- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
- Bụi tre đằng ngà
- Ao hồ liên tiếp
- Làng Cháy
Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.
III. Tổng Kết:
1. Nghệ thuật:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường ).
2. Nội dung:
Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta .
3. Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta .
Luyện tập
- Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) kể lại một sự việc trong văn bản “Thánh Gióng” bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.
- Bài tập 1: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, kể lại câu chuyện.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_345_thanh_giong.pptx