Nguyễn Đình Thi( 1924-2005), quê gốc ở Hà Nội. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đa dạng. Nguyên Đình thi sáng tác nhạc, vừa viết truyện viết kịch, làm thơ Thơ của ông rất giàu xúc cảm khi nói về quê hương đất nước trong chiến tranh gian lao. Nguyễn Đình Thi đã từng nhiều năm giữ chức vụ tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam. Ông đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996.
26 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đất nướcNguyễn Đình Thi Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Nguyễn Đình Thi? Các em có thể bổ xung để phần kiến thức về tác giả thật đầy đủA- Tác giả Nguyễn Đình Thi( 1924-2005), quê gốc ở Hà Nội. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đa dạng. Nguyên Đình thi sáng tác nhạc, vừa viết truyện viết kịch, làm thơThơ của ông rất giàu xúc cảm khi nói về quê hương đất nước trong chiến tranh gian lao. Nguyễn Đình Thi đã từng nhiều năm giữ chức vụ tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam. Ông đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996.B-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bài thơ “ Đất nước” được Nguyễn Đình Thi ấp ủ và sáng trong nhiều năm, có những đoạn được viết ngay từ năm 1948, và 1949 sau đó được tiếp tục hoàn thành vào năm 1955. Tuy vậy, “ Đất nước” vẫn là tác phẩm hoàn chỉnh và liền mạch. Câu hỏi thảo luận nhóm: hãy cho biết chủ đề của bài thơ? C- chủ đề của bài thơ Qua bài thơ “ Đất nước”, tác giả thể hiện sự cảm nhận khái quát về đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là nhìn nhận cả quá trình lịch sử của đất nước từ Cách mạng Tháng Tám qua những ngày kháng chiến đau thương anh dũng chống thực dân Pháp đến chiến thắng Điện Biên Phủ.D- Đọc hiểu văn bản I- 7 câu thơ đầu: “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”Hãy cho biết cảm nhận của em về đoạn thơ trên? Cấu trúc của đoạn thơ là từ cảm xúc thu hiện tại mà “ nhớ” những ngày thu đã xaHai câu thơ mở đầu Nguyễn Đình Thi xúc động nói lên cái hồn thu muôn đời: “ sáng mát trong như sáng năm xưa, gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Không khí trong lành, gió thu nhè nhẹ, và “ hương cốm mới” ấp ủ hồn người cái hương vị đậm đà, quyến rũ của quê hương.Ba câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ về “những ngày thu đã xa” trong lòng Hà Nội, cảm xúc dồn nén, hoài niệm rung lên. Đó là những ngày thu giã biệt Hà Nội, ra đi vì nghĩa lớn. Cuộc giã biệt ấy để lại trong lòng nhà thơ biết bao nỗi nhớ: nhớ cái chớm lạnh đầu thu, nhớ cái xao xác của gió thu, hai chữ “chớm lạnh” rất tinh tế trong gợi tả và biểu cảm, từ láy “xao xác” gợi lên âm thanh xao xuyến của mùa thu.Hình ảnh “ người ra đi” theo tiếng gọi của non sông hiện lên rất đẹp trong khung cảnh mùa thu Hà Nội. “ đầu không ngoảnh lại” thể hiện ý chí quyết tâm của một trang nam nhi ôm chí lớn lên đường. Câu thơ “ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” là một câu thơ thật hay. Có màu vàng nhạt của nắng thu, có sắc vàng tươi của lá thu đã “ rơi đầy”, đã trải dài, trải rộng trên thềm phố. Câu thơ chứa đầy tâm trạng .Tác giả đã lấy ngoại cảnh ,lấy nắng thu,lá thu để gợi tả tình lưu luyến.Ra đi với quyết tâm “đầu không ngoảng lại” nhưng vẫn cảm nhận được “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” với bao tình lưu luyến ,nhớ thương. Đó là tâm trạng của “người ra đi”.Hình ảnh “người ra đi” ở đây vừa mang dáng vẻ của người chinh phu thủa trước, vừa lãng mạn,hiện đại. Tóm lại: 7 câu thơ đầu rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả. Cảm xúc dồn nén, hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. các chi tiết rất gợi khi nói về mùa thu Hà Nội- mùa thu ra đi, mùa thu giã biệt. Nét thu Hà Nội đẹp mà buồn, man mác trong hoài niệm cũng là hồn thu muôn đời của đất nước. Hình ảnh “người ra đi” hiện lên cho ta nhớ về một thời oanh liệt của dân tộc.II- Đoạn thơ tiếp theo: Hình ảnh “ mùa thu nay”- mùa thu kháng chiến. 5 câu thơ:“Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng nghe vui giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha”Câu hỏi thảo luận nhóm: “mùa thu xưa” khác “mùa thu nay” như thế nào? “ Mùa thu nay khác rồi” câu thơ khẳng định mùa thu nay đã khác thu xưa.Đây là mùa thu giữa không gian bao la,với một tâm hồn tràn ngập niềm vui, là mùa thu cách mạng.Những hình ảnh: “ tôi đứng vui nghe giữa núi đồi”, “gió thổi rừng tre phấp phới”, “ trong biếc nói cười thiết tha” thể hiện sức sống và niềm vui của mùa thu mới. Thu nay không còn xao xác như thu xưa, điều đó được thể hiện rất rõ qua biện pháp so sánh dung dị. Ta thấy sức sống tràn ngập đang thoát thai từ cuộc kháng chiến của dân tộc ta.Em hãy đọc 9 câu thơ tiếp theo và cho biết cảm nhận của mình?9 câu thơ tiếp theo: “Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm ngátNhững ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù saNước chúng taNước những người chưa bao giờ khuấtĐêm đêm rì rầm trong tiếng đấtNhững buổi ngày xưa vọng nói về”Điệp từ “ những” được lặp lại nhiều lần để nói lên đất nước chúng ta mênh mông và đẹp vô cùng, màu mỡ từ những cánh đồng cho đến những dòng sông “đỏ nặng phù sa”. Điệp từ: của chúng ta” vang lên khẳng định chủ quyền của dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân với non sông.Lòng tự hào về đất nước còn dược nâng lên thành lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc: “nước những người chưa bao giờ khuất, đêm đêm rì rầm trong tiếng đất, những buổi ngày xưa vọng nói về”. đó là tiếng nói của cha ông thủa trước, là tiếng trống trận vang lừng đã bao phen làm khiếp vía quân thù đang ngày đêm truyền về trong từng thớ đất. Tóm lại: ở 9 câu thơ này, niềm vui của mùa thu kháng chiến và lòng tự hào về truyền thống của dân tộc tràn ngập từng dòng thơ. Tư thế của người dân làm chủ cũng truyền sang người đọc sự vững tin và niềm lạc quan vô bờ bến.III- Những khổ thơ còn lại: Đất nước đau thương và anh dũng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều” là những hình ảnh đầy sức ám thị, trực giác đã nói lên nỗi đau thương khôn cùng trước tội ác của quân thù với quê hương.Tiếp theo, tác giả diễn tả một đất nước từ trong đau thương căm hờn đã đứng lên chiến đấu kiên cường, những con người vốn hồn hậu, bình dị đã vùng lên với một lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu nước mãnh liệt:“ Từ những năm đau thương chiến đấuĐã ngời lên nét mặt quê hươngTừ gốc lúa bờ tre hồn hậuĐã bật lên tiếng thét căm hờnÔm đất nước những người áo vảiĐã đứng lên thành những anh hùng”Em hãy cho biết ấn tượng của mình về hình tượng thơ ở khổ thơ cuối cùng?Kết thúc bài thơ là một hình ảnh đẹp tựợng trưng cho sự đứng dậy hào hùng chói lọi của đất nước từ trong khói lửa chiến đấu, từ đau thương căm hờn. Đây là hình ảnh có sức khái quát cao , gây ấn tượng mạnh cho người đọc: “Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà” E- kết luận Bài thơ giàu hình ảnh gợi cảm,sinh động, có tính khái quát cao được nhà thơ rút ra tư thực tế cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Bài thơ “Đất nước” đã có một vị trí quan trọng trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam, góp phần nói lên tiếng nói chính nghĩa của dân tộc. Một dân tộc vốn thuần phác mà bất khuất, đôn hậu mà kiên cường, chịu nhiều đau thương trong suốt 4000 năm lịch sử nhưng lòng yêu nước và tự hào dân tộc thì không bao giờ mất.Thảo luận: sau khi học xong bài thơ em có suy nghĩ gì về tương lai của đất nước khi các em đã trở thành chủ nhân thực sự của đất nước?
File đính kèm:
- Dat nuoc(10).ppt