Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

 Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng những cách khác nhau như: nói chuyện trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại, viết thư, gửi điện tín

=> Giao tiếp có thể được tiến hành bằng cách nói và viết. Do đó bên cạnh ngôn ngữ nói, chúng ta còn có ngôn ngữ viết.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng những cách khác nhau như: nói chuyện trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại, viết thư, gửi điện tín => Giao tiếp có thể được tiến hành bằng cách nói và viết. Do đó bên cạnh ngôn ngữ nói, chúng ta còn có ngôn ngữ viết.Theo em, hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng những cách nào?ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT Em hãy thử kể lại truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” (SGK/ 91 – 92) bằng ngôn ngữ của em. Các em còn lại có thể đặt câu hỏi trao đổi với bạn xoay quanh những vấn đề của câu chuyện.=> Những gì mà các em đã trao đổi với nhau về truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” chính là ngôn ngữ nói.Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ nói?I. Ngôn ngữ nói1. Khái niệm Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, lời nói trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.I. Ngôn ngữ nói2. Đặc điểm- Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh cho phù hợp; nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp và người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích về những điều đã nghe vì giao tiếp diễn ra tức thời.=> Về phương pháp: GV tạo tình huống giao tiếp bằng cách cho HS đóng vai hai người bạn tình cờ gặp nhau trên đường đi học, cả lớp sẽ theo dõi cuộc đối thoại ấy và GV hướng dẫn HS rút ra đặc điểm trên của ngôn ngữ nói trên cơ sở phân tích cuộc đối thoại.I. Ngôn ngữ nói2. Đặc điểm Em nào có thể đọc lại câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” cho cả lớp cùng nghe.Em hãy so sánh cách đọc với cách kể câu chuyện ấy và theo em cách nào sẽ làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn? Tại sao?- Đa dạng về ngữ điệu: giọng nói (cao – thấp, mạnh – yếu, liên tục – ngắt quãng) -> ngữ điệu: yếu tố quan trọng- Phối hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ: âm thanh, giọng điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ -> tác động mạnh mẽ hơn, trực tiếp hơnI. Ngôn ngữ nói:2. Đặc điểmEm hãy quan sát đoạn đối thoại sau:Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ hỏi:- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con nhà ai?- Là con thầy mấy lị con u.- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng chợ Dầu.- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?Thằng bé nép đầu vào ngực đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:- Có. (Trích “Làng” – Kim Lân)Đây là đoạn đối thoại được ghi lại giữa hai nhân vật. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và câu của các nhân vật trong đoạn đối thoại trên?I. Ngôn ngữ nói:2. Đặc điểmTrong ngôn ngữ nói: + Từ ngữ: đa dạng -> từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen + Câu: dùng câu tỉnh lược vì cả người nói và người nghe đều có mặt; câu rườm rà với nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp -> nhấn mạnh nội dung giúp người nghe dễ nhớ* Phân biệt: nói và đọc (thành tiếng) một văn bản => Đọc: hành động phát âm một văn bản viết, tận dụng ưu thế của ngôn ngữ nói để diễn cảm. Bài tập 2 (SGK/101) Phân tích những đặc điểm ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe) được ghi lại trong đoạn trích sau:Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:- Kìa anh ấy gọi ! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!Thị cong cớn:- Có khối cơm trắng mấy giò đấy ! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.- Đã đẩy thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít. (Kim Lân, Vợ nhặt)LUYỆN TẬPBài tập 2 (SGK/101)- Các từ hô gọi trong lời nhân vật: Kìa; Này, nhà tôi ơi; đằng ấy nhỉ,- Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối đấy, đấy, Thật đấy- Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: Có thì , Đã thì - Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy (giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít, II. Ngôn ngữ viết:1. Khái niệm:Những văn bản mà các em đọc được trong SGK chính là những ví dụ về ngôn ngữ viết. Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ viết? Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.=> Muốn viết và đọc văn bản, người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản. Vậy theo em để có thể viết và đọc văn bản, người viết và người đọc phải có những khả năng gì? Dựa vào những điều vừa học về ngôn ngữ nói, em hãy cho biết so với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống ?II. Ngôn ngữ viết:1. Khái niệm:Trong ngôn ngữ viết: - Người viết: có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ. - Người đọc: có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. - Nhờ ghi chép, ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài=> Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống bên cạnh ngôn ngữ nóiII. Ngôn ngữ viết: Trên cơ sở quan sát văn bản trên và so sánh với đặc điểm của ngôn ngữ nói, em thử nhận xét xem ngôn ngữ viết có những đặc điểm gì? Em hãy quan sát văn bản sau: “Nghệ thuật nói nhiều về tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng nghệ thuật không bao giờ là tri thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ.” (Nguyễn Đình Thi)Theo em, vì sao ngôn ngữ viết lại có những đặc điểm ấy?II. Ngôn ngữ viết:2. Đặc điểm:- Ngôn ngữ viết: được sự hỗ trợ của dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu sơ đồ.- Từ ngữ: được lựa chọn chính xác, phù hợp với từng phong cách, tránh dùng các từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục- Câu: dùng câu dài, nhiều thành phần nhưng mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần cho phù hợp* Lưu ý: Theo em văn bản ghi lại lời phát biểu, nói chuyện, đàm thoại, thảo luận hay một bài báo cáo, thuyết trình trước công chúng là thuộc ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết?Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, có những trường hợp trung gian:- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản -> mục đích: thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác ưu thế của ngôn ngữ nói.- Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng -> mục đích: lời nói tận dụng được ưu thế của ngôn ngữ viết kết hợp với các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nóiBài tập 1 (SGK/101)Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau:Ở đây phải chú ý ba khâu: Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”). Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”). Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ chính trị, khoa học, kĩ thuật). (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)LUYỆN TẬPBài tập 1 (SGK/101)Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích trên được thể hiện ở:- Thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học,- Việc tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.- Việc dùng các từ chỉ thứ tự (Một là, Hai là, Ba là, ) để đánh dấu luận điểm và thứ tự trình bày.- Việc dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép LUYỆN TẬPEm hãy cho biết các phần trích sau mang đặc điểm của ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Em đã dựa vào những đặc điểm nào để nhận diện? a) Phạm Ngũ Lão (1225 – 1320) quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Aân Thi, tỉnh Hưng Yên), thuộc tầng lớp bình dân. (Ngữ văn 10, tập 1)b) - Sao không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?[] - Rõ khéo cho anh ! Bốn chân lại nhanh hơn sáu chân được à? (Bốn cẳng, sáu cẳng – Truyện cười dân gian Việt Nam)LUYỆN TẬP- Phần trích a chứa các đặc điểm của ngôn ngữ viết: kết cấu câu chặt chẽ, đầy đủ các thành phần, năm sinh và năm mất cùng với phần chú giải được để trong dấu ngoặc đơn.- Phần trích b chứa các đặc điểm của ngôn ngữ nói: + sử dụng hiện tượng tỉnh lược: Sao không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau? -> vì chủ ngữ của câu này là người nghe có mặt trực tiếp trong giao tiếp nên chủ ngữ được lược bỏ đi + có những kết cấu thường dùng trong ngôn ngữ nói: Rõ khéo cho anh! + sử dụng từ tình thái: àLUYỆN TẬPBài tập 3 (SGK/101)Phân tích lỗi và sửa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng, thì cả ốc, tôm, cua, chúng chẳng chừa ai sất.Bài tập 3 (SGK/101)a) Cần bỏ từ thì, đã; thay hết ý bằng từ chỉ mức độ khác như rất.b) Nên thay từ vống lên bằng quá mức mực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tùy tiện.c) Câu văn tối nghĩa: cần bỏ các từ khẩu ngữ như sất và sửa lại câuBài tập về nhà1. Em hãy viết lại truyện cười Tam đại con gà mà không dùng hình thức đối thoại.2. So sánh hai cách diễn đạt dưới đây xem cách nào thường được sử dụng nhiều hơn trong nói năng hằng ngày. Những yếu tố dư có phải là những yếu tố thừa vô ích không? Tại sao?Aa) Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải đi, chứ những như một mình tôi, thì tôi ở lại làng với anh em cơ đấy (Kim Lân)b) Thì giá anh không há đã làm sao? Mà tôi cũng không hiểu anh nghĩ thế nào lại há mồm cho nó xem. (Nguyễn Công Hoan)Ba) Nhà tôi ít ngừơi quá nên tôi phải đi, nếu không tôi đã ở lại làng với mọi ngườib) Hãy nói rõ vì sao anh há mồm cho nó xem. CỦNG CỐ1. Em hãy điền các điểm phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo mẫu sau:Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viếtVề điều kiện sử dụngVề phương tiện vật chấtVề đặc điểm ngôn ngữ2. Em hãy cho ví dụ về trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết?3. Em hãy cho ví dụ về trường hợp ngôn ngữ viết được trình bày bằng hình thức nói? Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viếtVề điều kiện sử dụngNgười nghe có mặt trực tiếpNgười đọc không có mặt trực tiếpVề phương tiện vật chấtDùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉDùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữVề đặc điểm ngôn ngữSử dụng từ ngữ đa dạng, câu có các yếu tố dư thừa, lặp, các hình thức tỉnh lượcNgôn ngữ nói tự nhiên, ít trau chuốt Từ ngữ được lựa chọn chính xác, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ với các quy tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết. Ngôn ngữ viết thường tinh luyện và trau chuốt1. Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết2. Ví dụ về trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết: các đoạn đối thoại trong các tác phẩm văn học; lời phát biểu tại các cuộc họp được ghi lại trong các biên bản => Lưu ý: khi chuyển thành ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói có thể bị biến đổi đôi chút cho phù hợp với dạng viết3. Ví dụ về trường hợp ngôn ngữ viết được trình bày bằng hình thức nói: các bài phát biểu theo giấy được viết sẵn, các bản tin được đọc trên đài phát thanh, truyền hình => Lưu ý: khi trình bày ở dạng nói, ngôn ngữ viết có thể bị biến đổi cho phù hợp với dạng nói, đặc biệt là có thể kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ DẶN DÒ- Làm bài tập về nhà- Học bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”- Chuẩn bị bài “Ca dao hài hước” cho tiết học sau

File đính kèm:

  • pptHoat don giao tiep.ppt