Tác giả
Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Thanh Bình, Quảng Nam.
Nhập ngũ năm 1950, rồi làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên Khu V, tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc.
22 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rừng Xà NuI. Tìm hiểu chungTác giảTên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Thanh Bình, Quảng Nam.Nhập ngũ năm 1950, rồi làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên Khu V, tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc.Năm 1962, tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, lấy bút danh Nguyễn Trung Thành.Tác phẩm Đất nước đứng lên giành giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955; Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971 – 1974); Ông là nhà văn có những tác phẩm viết hay nhất về đất và con người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến. Năm 2000, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.2. Tác phẩmHoàn cảnh ra đờiMĩ – Ngụy ra sức phá hoại hiệp định Genève, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.Đầu năm 1695, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm đó.Rừng xà nu (1965) ra mắt đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ 2/1962, sau đó được in trong tập Trên quê Hương những anh hùng Điện Ngọc.b. Tóm tắt tác phẩm Truyện kể về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân làng Xô Man và cuộc đời Tnú – nhân vật chính của truyện. Tnú là một chú bé mồ côi cha mẹ, được dân làng đùm bọc. Tnú cùng với Mai là hai trong số những người thiếu niên được cán bộ Quyết dìu dắt làm liên lạc, sau đó Tnú bị kẻ thù bắt và tra tấn. Ba năm sau, anh vượt ngục trở về cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Được tin này, giặc hùng hổ kéo về làng ráo riết lùng sục cán bộ. Tnú cùng nhiều thanh niên trong làng trốn vào rừng. Không bắt được anh, chúng đánh đập hành hạ vợ con anh. Từ nơi ẩn nấp, Tnú đã nhảy vào giữ bọn lính. Vì chỉ có hai bàn tay trắng nên anh không thể cứu nổi vợ con. Vợ con anh bị giặc giết hại. Giặc đốt mười ngón tay anh bằng nhựa xà nu. Trước cảnh tượng ấy, dân làng Xô Man nhất tề vùng lên giết chết cả tiểu đội giặc. Cụ Mết kêu gọi mọi người cầm vũ khí đứng lên đáng giặc. Rồi Tnú gia nhập bộ đội giải phóng. Anh luôn khắc sâu mối thù quân giặc và chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ quê hương.c. Chủ đề Thông qua câu chuyện về Tnú, tác phẩm ca ngợi sức mạnh và tinh thần quật cường của dân làng Xô Man và cũng là của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.1. Hình tượng cây xà nuẨn dụ về người dân Tây Nguyên.Mang hai lớp nghĩa: tả thực và tượng trưng.II. Phân tíchNghĩa tả thựcHình dáng: “ nhọn hoắt như mũi lê”, như “ mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.Màu sắc: “xanh rờn”.Mùi hương: “thơm ngào ngạt”, “thơm mỡ màng”.Ham ánh sáng mặt trời.Có sức sống mạnh mẽ và sức sinh sôi nảy nở diệu kì.Quan sát tinh tế, miêu tả kết hợp so sánh.Tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh những cánh rừng xà nu ở Tây Nguyên.b. Nghĩa biểu tượng: xà nu biểu tượng cho con người Tây Nguyên.Rừng xà nu bị tàn phá với rất nhiều vết thương. Nỗi đau của con người Tây Nguyên trong chiến tranh. Nỗi đau của con người: bị tra tấn, bị giết hại.Hình dáng đặc biệt, sự ham ánh sáng của cây xà nu. Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người Tây Nguyên: yêu tự do, có khát vọng sống mãnh liệt.Sự sinh sôi nảy nở diệu kì của xà nu. Biểu tượng cho sự hiên ngang, anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sự tiếp nối của các thế hệ người dân Tây Nguyên đứng lên đánh giặc.Hóa thân thành ngọn lửa.Chứng nhân cho mọi sự kiên trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô Man. * Với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thâm xưng, tác giả làm cho xà nu trở thành biểu tượng đẹp đẽ của con người Tây Nguyên, con người miền Nam, con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. * Hình ảnh cây xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, giàu giá trị thẩm mĩ, góp phần thể hiện chủ đề và tạo không khí Tây Nguyên độc đáo.2. Hình tượng con người Tây Nguyên (dân làng Xô Man)Cụ Mết:Ngoại hình: mang dáng dấp của những anh hùng trong truyền thuyết, sử thi Tây Nguyên như Đăn Săn, Xinh Nhã.Tính cách: cương quyết, gan dạ.Phẩm chất: yêu thương mọi người, biết nhìn xa trông rộng, là chỗ dựa tinh thần cho dân làng Xô Man.Biểu tượng của sức mạnh truyền thống, hội tụ nhiều vẻ đẹp của người dân Tây Nguyên.b. Tnú:Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng cưu mang, giác ngộ cách mạng.Tính cách: gan góc, táo bạo, dũng cảm.Có thế giới tâm hồn phong phú, giàu tình yêu thương vớ mọi người, có ý thức kỉ luật cao. Con người ưu tú, anh hùng của làng Xô Man, là nòng cốt của kháng chiến, có cuộc đời, số phận bi tráng, biết vượt lên đau đớn và bi kịch cá nhân để chiến đấu bảo vệ quê hương.c. Dít:Là cô gái giàu nghị lực sống, dũng cảm, ngoan cường.Có thề giới nội tâm sâu sắc.Trời thàng người lãng đạo, biết giữ nguyên tắc, có bản lĩnh.d. Bé Heng:Là hình ảnh tươi mới, đầy tin tưởng vào tương lai, là thế hế thệ kế cận cha anh trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ buôn làng. * Những nhân vật trên là hình ảnh con người Tây Nguyên với đầy đủ các thế thệ, tiêu biểu cho các phẩm chất, khí phách của một tập thể anh hùng, mỗi nhân vật đê lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.3. Nghệ thuậtBút pháp sử thi: Hình ảnh cây xà nu xuyên suốt tác phẩm với hai lớp nghĩa: tả thực và biểu tượng. Giọng điêu sử thi trang nghiêm và chất thơ hùng tráng vút lên từ thiên nhiên và con người Tây Nguyên.Nghệ thuật trần thuật độc đáo: đan xen giữa thực tại và quá khứ khiến tác phẩm có khả năng dồn nén sự kiện: dung lượng ngắn nhưng nói về số phận của cả một buôn làng, một dân tộc, câu chuyện của một đời người được kể lại trong một đêm.Xây dựng được một số hình ảnh biểu tượng: cây xà nu, mười ngón tay thành mười ngọc đuốc.4. Kết luận Rừng xà nu là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung thành trong nền văn học chống Mĩ. Truyện đề cao sức mạnh, lòng căm thù và sức sống bất diệt của nhân dân miền Nam, của Cách mạng Việt Nam.Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
File đính kèm:
- Rung Xa Nu Ban moi.ppt