Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Đọc văn: Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới số 43)

I/ Tìm hiểu chung

Vài nét về tác giả

- Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai (1380-1442)

Là bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

Là nhà thơ, nhà văn xuất sắc.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Đọc văn: Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới số 43), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinhĐọc văn: Cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới số 43)--- Nguyễn Trãi ---I/ Tìm hiểu chung Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai (1380-1442) 1/ Vài nét về tác giả- Là bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.- Một người phải chịu oan khiên thảm khốc do triều đình phong kiến gây ra.- Là nhà thơ, nhà văn xuất sắc.ở nước Việt Nam ta từ Đinh, Lê, Lý, Trầnđời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được một người như ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm. - Thế kỉ 19-Nguyễn Trãi là người anh hùng văn võ song toàn. - Phạm Văn Đồng-Văn chương đạt đến đỉnh cao và đẹp lạ thường. - Phạm Văn Đồng-Văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời. –Lê Quý Đôn-2/ Vài nét về Quốc âm thi tập. Là tập thơ Nôm gồm 254 bài thơ chia làm 4 phần: + Môn Thì Lệnh ( thời tiết) + Môn hoa mộc (cây cỏ) + Môn cầm thú (thú vật) + Vô đề ( không có đầu đề) : - Ngôn chí. - Mạn thuật. - Tự thán. - Tự thuật. - Bảo kính cảnh giới.-Nghệ thuật : Sáng tạo thể thơ Nôm đường luật, xen câu lục ngôn với thất ngôn.-Nội dung : Phản ánh vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Trãi + Nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. +Yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống.Là tập thơ đặt nền móng cho thơ Tiếng Việt, cổ nhất và phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay. Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. II/ Bài thơ “ Cảnh ngày Hè” Nằm trong Quốc âm thi tập thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới”, bài số 43 (trong 61 bài)II/ Bài thơ “Cảnh ngày hè” 1. Vị trí.2. Thể loạiThất ngôn bát cú Đường luật xen câu lục ngôn3. Bố cục:2 phần- 6 câu đầu: Bức tranh ngày hè.- 2 câu cuối: Khát vọng của nhà thơ.4/ Phân tích- Nhịp thơ 1/2/3 chậm rãi -> tâm thế người ngắm cảnh khoan thai, ung dung, tự tại.a. 6 câu đầu:*/ Câu 1: -“ Rồi” :Rồi hóng mát thuở ngày trường Đứng đầu câu, nhấn mạnh trạng thái rỗi rãi, nhàn hạ.Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè(từ cổ)4/ Phân tích- Hình ảnh “Rồi hóng mát” -> Thi nhân thảnh thơi đi dạo mát.a. 6 câu đầu:- “ Ngày trường”: -> cảm nhận thời gian trôi đi chậm chạp .(Ngày dài)Phản ánh nếp sinh hoạt nhàn nhã của một người ở ẩn (ở thế bắt buộc)-> nhàn thân nhàn nhưng tâm không nhàn.Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Xanh của tán hòeĐỏ của hoa lựuHồng của hoa sen-> Tươi tắn, rực rỡ, sống động. Nhịp thơ 3/4 nêu bật cảnh vật (Hòe, lựu, sen)-> Đặc trưng cho cảnh vật mùa hè ở làng quê xưa.*/ Câu 2, 3 và 4: - Màu sắc:+ Trạng thái của cảnh vật: Đùn đùn, giương Phun Tiễn -> Sức sống căng tràn bật lên từ bên trong cảnh vật .Bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và gắn bó với thiên nhiên.Luyện tập: A/ Buổi sáng hè nhẹ nhàng, tươi tắn.B/ Buổi trưa hè nồng nàn, rực rỡ.C/ Buổi chiều hè thanh bình, yên tình.D/ Cả ngày hè sinh động, tràn đầy sức sống.1. Khoanh tròn đáp án đúng cho câu hỏi sau: Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ là:Hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh tượng mùa hè trong bài thơ theo trí tưởng tượng của các em ? Kớnh chỳc cỏc thầy cụ giỏo mạnh khỏe, chỳc cỏc em học sinh học tập tốt.Xin chõn thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptngu van 10.ppt