Bài giảng Ngữ văn khối 11 - Tiết 82, 83: Đọc văn: Đây thôn vĩ dạ

1.Tác giả:

Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Lệ Mỹ - Võ Xá – Phong Lộc – Đồng Hới.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đạo thiên chúa, bản thân ông cũng rất ngoan đạo.

Rất tài hoa nhưng bất hạnh, phải gánh chịu một căn bệnh nan y quái ác.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 11 - Tiết 82, 83: Đọc văn: Đây thôn vĩ dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Ngọc ÁnhChào mừng các thầy côĐơn vị công tác: Trường THPT Phú Xuyên BDự giảng môn Ngữ Văn 11Tiết 82-83 Đọc văn ĐÂY THÔN VĨ DẠHàn Mặc TửPhần mộ của thi sĩ Hàn Măc Tử nằm trong quần thể Khu du lịch Ghềnh Ráng - Quy Hòa, cách trung tâm TP. Quy Nhơn 3km, theo hướng Tây Nam, chạy dọc bờ biển.I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả:- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đạo thiên chúa, bản thân ông cũng rất ngoan đạo.Rất tài hoa nhưng bất hạnh, phải gánh chịu một căn bệnh nan y quái ác.=> Những bất hạnh ấy để lại dấu ấn sâu đậm trong tập “Thơ Điên”? Hãy trình bày vài nét về tác giả Hàn Mặc Tử?- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Lệ Mỹ - Võ Xá – Phong Lộc – Đồng Hới. 2. Tác phẩm: - Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khíb- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”- Xuất xứ: Bài thơ được trích trong tập “Thơ Điên” (sau đổi thành “Đau Thương”).Bài thơ sáng tác trong những ngày tháng cuối đời của Hàn Mặc Tử. Nỗi tuyệt vọng đã không thể làm cho nhà thơ gục ngã mà còn khiến cho tình yêu được thăng hoa.=> Là sản phẩm của nguồn thơ lạ lùng kia, “Đây thôn Vĩ Dạ” là lời tỏ tình với cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng. Bên dưới những hàng chữ tươi sáng của cả bài thơ là cả một khối u hoài.? Kể tên những tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử?? Cho biết xuất xứ của bài thơ?a- Tác phẩm chính:II. Đọc- Hiểu1. Khổ 1:Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điềnCâu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”Vừa hỏiVừa nhắc nhờVừa hờn tráchVừa mời mọcTác giả đang tự phân thân để hỏi chính mình về một việc cần làm, đúng ra phải làm từ lâu mà giờ đây không biết có còn cơ hội để thực hiện nữa không là về lại thôn Vĩ thăm lại cảnh cũ chốn xưa -> Câu thơ cất lên từ khao khát cháy bỏng trở về cuộc sống +Song đồng thời cũng là tuyệt vọng vì kỳ vọng mà không thực hiện được.? Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” – Câu hỏi ấy có ý nghĩa gì?+ Là câu hỏi mang nhiều sắc thái- Hình ảnh “nắng hàng cau”, “nắng mới lên” thật giản dị nhưng cũng giàu sức gợi – nó gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết và thanh thoát của thứ nắng ban mai.- 3 câu tiếp theo:Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền -> Hàng cau là hình ảnh quen thuộc mang linh hồn của làng quê Việt Nam. Cau lại là cây cao nhất trong vườn , nó được đón ánh nắng sớm nhất của một ngày – mang vẻ đẹp tinh khôi trong sáng thanh khiết là thế -> Trong đêm, lá cau được tắm gội trong hơi sương, sắc xanh của lá cau dường như được làm mới, được hổi sinh trong bóng tối, dưới ban mai lại càng mới mẻ thanh tân. -> Đồng thời thân cau là những nét mảnh mai vươn vào không gian, bóng cau đổ xuống vườn trong nắng mai ịn thành những đường tinh tế như kẻ chỉ xuống lối đi, xuống cảnh vật.? Hình ảnh “nắng hàng cau”, “nắng mới lên” mang lại ý nghĩa gì?+ Hình ảnh con người “ Mặt chữ điền” có nhiều cách hiểu: -> “Mướt”: Toát lên vẻ mượt mà, óng ả đầy xuân sắc -> “Quá”: Mang lại cho câu thơ âm hưởng của một tiếng kêu ngỡ ngàng kinh ngạc (như chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn mà có lẽ ở khoảnh khắc trước chưa thấy, khoảnh khắc sau đó cũng không thấy. -> “Xanh như ngọc”: vườn thôn Vĩ như một viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh mà dường như còn đang tỏa vào không gian những ánh xanh. -> Khuôn mặt tự họa của Hàn Mặc Tử :Đó là sản phẩm của sự mặc cảm chia lìa – mặc cảm này khiến nhà thwo vẽ mình như một kẻ đứng ngoài, kẻ đi ngang cuộc đời, kẻ đã chia lìa vwois cuộc đời – trở về với cuộc đời một cách vụng trộm thầm kín thôi.? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì để diễn tả cảnh sắc của khu vườn thôn Vĩ?+Phép so sánh gợi ra vẻ đẹp trong sáng và đầy sức sống của vườn thôn Vĩ.? Hình ảnh “Mặt chữ điền” có ý nghĩa gì trong câu thơ? -> Câu thơ là sản phẩm của một tình yêu mãnh liệt mà cũng là sản phẩm của một tâm hồn đầy mặc cảm về thân phận mình. -> Nét vẽ cách điệu hóa.III. Luyện tập: Anh (chị) thích nhất hình ảnh, câu thơ nào trong khổ thơ? Vì sao?* Dặn dò: Đọc và tìm hiểu tiếp các khổ thơ còn lại của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử.“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc TửChúc các thày cô giáo mạnh khỏe, công tác tốt.“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử

File đính kèm:

  • pptĐây Thôn Vĩ Dạ ( Ngọc Ánh - THPT Phú Xuyên B) - Duyet.ppt