I/. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6
- Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học , bố cục một bài văn
- Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự .
II/. Kiến thức chuẩn:
- Trọng tâm kiến thức HS cần có :
+ Văn :(kiến thức)
b) Nội dung và nghệ thuật của các văn bản .
c) Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản .
- Trọng tâm kỹ năng HS cần có :
+ Văn :(kỹ năng)
d) Nhận biết ý nghĩa, yu cầu v cch thực hiện bi tổng kết .
e) Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể .
Cảm thụ v pht biểu cảm nghĩ c nhn
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
PHỤ CHÚ
36
133
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
24-04-2012
6.5: / / 2012
6.6: / / 2012
134
TỔNG KẾT PHẦN TLV
24-04-2012
6.5: / / 2012
6.6: / / 2012
135
TỔNG KẾT PHẦN TV
24-04-2012
6.5: / / 2012
6.6: / / 2012
136
ÔN TẬP TỔNG HỢP
24-04-2012
6.5: / / 2012
6.6: / / 2012
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tuần 36
Tiết 133
NV. TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I/. Mục tiêu:
Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6
Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học , bố cục một bài văn
Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự .
II/. Kiến thức chuẩn:
Trọng tâm kiến thức HS cần có :
+ Văn :(kiến thức)
Nội dung và nghệ thuật của các văn bản .
Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản .
- Trọng tâm kỹ năng HS cần có :
+ Văn :(kỹ năng)
Nhận biết ý nghĩa, yu cầu v cch thực hiện bi tổng kết .
Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể .
Cảm thụ v pht biểu cảm nghĩ c nhn .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Giới thiệu bài mới :
-Lớp báo cáo
- Hs cho xem sự chuẩn bị .
-Hs nghe và ghi tựa bài .
Trong chương trình Ngữ Văn 6 (phần văn) có hai loại hình bài học : bài học tác phẩm và bài tổng kết.
Bài tổng kết có ý nghĩa rất quan trọng : đảm bảo kết quả học tập của chương trình . nó giúp Hs nắm vững những trọng tâm, trọng điểm của chương trình, không để kiến thức vào tình trạng lộn xộn, rời rạc .
Từ đó, cần rèn luyện kỷ năng học tập các bài tổng kết : Nhận biết ý nghĩa và cách thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết .
Chương trình ngữ văn thực hiện theo phương hướng tích hợp ba phần : Văn, Tiếng Việt, tập làm văn à Bài này dành riêng cho phần văn .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi .
Hỏi : Ý nghĩa của bài tổng kết là gì ?
Hỏi : Việc tổng kết cần dựa trên những tư liệu nào ?
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu ý nghĩa, yêu cầu nội dung của bi tổng kết (câu hỏi trong SGK. Bi 32)
Gv cho Hs đọc câu hỏi 1,3 SGK .
Gv cho Hs nhận xét à Gv chốt và phát bảng phô tô theo mẫu dưới đây :
Cho vài Hs phát biểu thu hoạch về điều Gv để giới thiệu ở phần trên .
Hs trả lời : SGK, tập ghi chép, mục lục ở cuối SGK…)
Gv sử dụng bảng dưới đây. ( cho Hs xem bảng tổng kết . trang 155- SGK) :
Em hãy ghi lại tất cả các văn bản đã được đọc-hiểu trong năm học vào bảng mẫu của SGK . Trang 154 .
Hs nhận xét à GV chốt theo bảng .(chú ý : phần này HS không ghi mà phô tô bảng do Gv thực hiện và dán vào tập)
Bảng hệ thống :
S
T
T
CỤM BÀI
TÊN VĂN BẢN
THỂ LOẠI
NHÂN VẬT CHÍNH
Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1
VĂN HỌC DÂN GIAN
Con Rồng, Cháu Tiên
( Đọc thêm)
Truyền thuyết
L.L.QUÂN-ÂU CƠ
Tính cách khác nhau : ở rừng, ở biển. Câu chuyện kể về nguồn gốc người Việt.
2
Bánh chưng, bánh giầy
Truyền thuyết
Lang Liêu
Giải thích nguồn gốc sự vật, đề cao nghề nông, sự thờ kính tổ tiên, trời đất vào dịp tết (tục làm bánh chưng-bánh giầy)
3
Thánh Gióng
Truyền thuyết
Thánh Gióng
Biểu hiện ước mơ hoà bình của nhân dân và lòng yêu nước chống ngoại xâm .
4
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
Phản ánh và giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm. Và ước mong của nhân dân trong việc chống thiên tai, chế ngự tự nhiên .
5
Sự tích Hồ Gươm
Truyền thuyết
Lê Lợi
Giữ vai trị phát triển tình tiết của truyện trong bối cảnh chống quân Minh xâm lược và giải thích ý nghĩa hồ “Hòan Kiếm” .
6
Sọ Dừa ( Đọc thêm)
Cổ tích
Sọ Dừa
Có hình dạng xấu xí nhưng tài giỏi tốt đẹp. Truyện đề cao giá trị nhân bản của những con người bất hạnh .
7
Thạch Sanh
Cổ tích
Thạch Sanh
Lý Thông
Có tính cách khác nhau tạo nên cốt truyện nhằm đề cao người dũng sĩ diệt yêu quái cứu dân. Mặt khác lên án kẻ bất lương, và thể hiện lý tưởng nhân đạo của nhân dân .
8
Em bé thông minh
Cổ tích
Em bé thông minh
Là một em bé nhưng có trí thông minh kỳ lạ. Truyện đề cao trí khôn và tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên .
9
Cây bút thần ( Đọc thêm)
Cổ tích
Mã Lương
Là một em bé nhưng có tài năng kỳ lạ và được thần giúp đỡ. Truyện thể hiện ước mơ con người có những khả năng kỳ diệu, để xử trí trước những điều bất công, bạo ngược .
10
Ông lão đánh cá và con cá vàng ( Đọc thêm)
Ngụ ngôn
Ông lão, cá vàng, mụ vợ
Hai nhân vật biểu hiện tính cách khác nhau : hiền lành, nhẫn nhục; tham lam, độc ác. Truyện ca ngợi lòng nhân hậu và lên án kẻ tham lam bội bạc .
11
Ếch ngồi đáy giếng
Ngụ ngôn
Con ếch
Hiểu cuộc sống một cách nông cạn, nhỏ hẹp; khoác lác, huênh hoang nên phải trả giá bằng cái chết. Truyện khuyên người ta phải mở rộng sự hiểu biết của mình không được chủ quan kiêu ngạo .
12
Thầy bói xem voi
Ngụ ngôn
5 ông thầy bói
Chế giễu các thầy bói mù xem voi rồi phán về voi, nên xảy ra đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Truyện đưa ra lời khuyên: “khi nhận xét điều gì cần phải trnh bệnh phiến diện, hời hợt” .
13
Đeo nhạc cho mèo
( Đọc thêm)
Ngụ ngôn
Các con chuột
Truyện phê phán những ý tưởng viễn vông của họ hàng nhà chuột họp nhau lại bàn chuyện đeo nhạc vào cổ mèo, nhưng không có khả năng thực hiện. Truyện phê phán những ý tưởng vu vơ không thực tế .
14
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Ngụ ngôn
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Là những bộ phận trên cơ thể con người so bì với nhau dẫn đến hiện tượng rã rời, mệt mỏi, không thể sống nổi. Truyện đưa ra lời khuyên : “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” .
15
Treo biển
Truyện cười
Người chủ cửa hàng
Là nụ cười phê phán nhẹ nhàng người chủ cửa hàng cá thiếu chủ kiến trong việc tiếp thu ý kiến về treo cái biển bán hàng .
16
Lợn cưới, áo mới
Truyện cười
Hai anh chàng khoe của
Chế giễu những người có tính khoe khoang, một tính xấu phổ biến trong xã hội .
17
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Con hổ có nghĩa
Truyện
Hai con hổ
Thuộc thể loại truyện trung đại hư cấu về hai con hổ để đưa ra lời khuyên : “con người cần sống cho có tình có nghĩa” .
18
Mẹ hiền dạy con
Truyện
Bà mẹ và người con
Nêu tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con. Cốt truyện đơn giản nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc làm xúc động lòng người qua những chi tiết có giá trị giáo dục .
19
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Truyện
Thầy thuốc, quan trung sứ và Trần Anh Vương
Ca ngợi phẩm chất của người thầy thuốc, có tài, có đức cứu chữa người bệnh, không sợ quyền uy và tiền tài, danh vọng .
20
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Bài học đường đời đầu tiên (trích “DMPLK”)
Truyện
Dế Mèn, Đế Choắt, Chị Cốc
Dế Mèn có ngoại hình đẹp, cường tráng nhưng còn kiêu căng xốc nổi. Dế Choắt thì ốm yếu, gầy cịm, sống an phận, chị Cốc thì cao ngạo độc tài. Bài văn kể lại truyện Dế mèn tinh nghịch đi trêu chị Cốc làm cho Dế Choắt chết oan. Dế Mèn ân hận coi đây là “bài học đường đời đầu tiên” .
21
Sông nước Cà Mau
Truyện
Khơng cĩ (chỉ cảnh)
Cảnh sông nước Cà mau có vẻ đẹp : Rộng lớn, đầy sức sống hoang d. Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú ……
22
Bức tranh của em gái tôi
Truyện ngắn
Kiều Phương và người anh
Nu cao tình cảm trong sng hồn nhin của Kiều Phương, một em gái có tài hội hoạ. Lúc đầu người anh cịn đố kỵ, ghen tỵ. Sau đó, người anh nhận ra sai lầm của mình .
23
Vượt thác
Truyện
Dượng Hương Thư
Miêu tả cảnh vượt thác của thuyền dượng Hương Thư trên sông Thu Bồn. Nghệ thuật tả cảnh đã làm nổi bật con người dượng Hương Thư đẹp như bức tượng đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ .
24
Buổi học cuối cùng
Truyện ngắn
Phrăng, thầy Ha-men
Xây dựng thành công hai nhân vật : thầy giáo Ha-men và người học trị lười biếng nghịch ngợm- chú bé Phrăng . Và từ hai nhân vật này, truyện đã làm nổi bật lên tình yêu nước qua việc học tập và yêu tiếng nói của dn tộc .
25
Đêm nay Bác không ngủ
Thơ
Bác Hồ – Anh đội viên
Hình ảnh Bác Hồ l nhân vật trung tâm qua cái nhìn và cảm nhận của anh đội viên. Qua đó người đọc cảm thấy Bác vừa cao lớn mênh mông lại vừa gần gũi ấm áp tình người .
26
Lượm
Thơ
Lượm
Ca ngợi một em bé hồn nhiên say mê tham gia kháng chiến chống Pháp. Em đã hy sinh anh dũng trên cánh đồng lúa khi đang mang thư “thượng khẩn” ra mặt trận .
27
Mưa ( THCHD)
Thơ
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu dấu của mình.
28
CôTô
Kí
Bài văn cho thấy vẽ đẹp độc dáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô , vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này . Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương .
29
Cây tre VN
Kí
Cây tre
Văn bản cho thấy vẽ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta . Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre , có tình cảm sâu nặng , có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre VN.
30
Lao xao ( Đọc thêm)
Hồi kí
31
Lòng yêu nước ( THCHD)
Tùy bút
32
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ( Đọc thêm)
Văn bản nhật dụng
Cầu Long Biên
33
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Xi-át-tơn , Tổng thống Mĩ thứ 14
Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
34
Động Phong Nha ( Đọc thêm)
GV phô tô cho HS để dễ học bài .
Hướng dẫn học sinh hệ thống lại các khái niệm thể loại văn bản đ học : (Theo câu hỏi 2 – SGK)
Gv cho Hs khái niệm lại các thể loại đãhọc trong năm
Hs nhận xét à GV chốt theo bảng . (ch ý : phần này HS không ghi mà phô tô bảng do Gv thực hiện và dán vào tập)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hỏi : Thế nào là truyền thuyết ?
Hs đọc lại chú thích êSGK.Trang 22
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thi độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể .
Hỏi : Thế nào là truyện cổ tích ?
Hs đọc lại chú thích êSGK.Trang 22
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật … . Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công .
Hỏi : Thế nào là truyện ngụ ngơn ?
Hs đọc lại chú thích êSGK.Trang 22
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống .
Hỏi : Thế nào là truyện cười ?
Hs đọc lại chú thích êSGK.Trang 22
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong x hội .
Hỏi : Thế nào là truyện trung đại ?
Hs đọc lại chú thích êSGK.Trang 22
Truyện trung đại là truyện văn xuôi chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, không giống hẳn với truyện hiện đại, vừa có hư cấu, vừa gần với kí, cốt truyện hầu hết đơn giản …
Hỏi : Thế nào là văn bản nhật dụng ?
Hs đọc lại chú thích êSGK.Trang 22
Là bài viết có nội dung gần gũi bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản .
Hướng dẫn học sinh hệ tìm hiểu thêm về các câu hỏi 4,5,6,7 – SGK)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hỏi : Trong các nhân vật ở trên em hãy chọn ba nhân vật mà em thích nhất ?
Hs tự chọn và kể lại cảm tưởng của mình .
Tự mỗi Hs tự chọn
Hỏi : Giữa các truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có những điểm giống nhau về phương thức biểu đạt nào ?
Hs trả lời :
-Dùng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm: để thể hiện nội dung .
-Sử dụng những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật tình cách nhân vật .
-Có lời kể của tác giả và lời kể của nhân vật .
-Dùng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm: để thể hiện nội dung .
-Sử dụng những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật tình cách nhân vật .
-Có lời kể của tác giả và lời kể của nhân vật .
Hỏi : SGK ngữ văn 6 tập 2 có những văn bản nào thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta ?
Hs trả lời cá nhân
Hs tự trả lời
Hs về nhà đọc kỹ và tra cứu các yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ văn 6 tập 2 à Ghi vo sổ tay những từ khó hiểu và tra nghĩa trong tự điển .
Hs tự thực hiện
Hs thực hiện ở nh
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Củng cố : Thực hiện ở các hoạt động.
Tuần 36
Tiết 134
TLV. TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I/. Mục tiêu:
Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6
Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học , bố cục một bài văn
Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự .
II/. Kiến thức chuẩn:
Trọng tâm kiến thức HS cần có :
+ Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đ học .
+ Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản .
+ Bố cục của các loại văn bản đ học .
Trọng tâm kỹ năng HS cần có :
+ Nhận biết các phương thức biểu đạt trong các văn bản cụ thể .
+Phân biệt được 3 loại văn bản : tự sự, miêu tả, hành chánh-công vụ (đơn từ) .
+ Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết phần tập làm văn .
* Phân loại các bài văn đã học theo phương thức biểu đạt và điền vào bảng thống kê :
I/- CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Đ HỌC :
Gv hướng dẫn Hs dẫn ra một số bài văn đ học theo các phương thức biểu đạt chính : Tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận …..
Hs trả lời à Hs nhận xét à Gv chốt theo bảng dưới đây :
Gv treo bảng phụ à Hỏi : các em xác định và ghi ra phương thức biểu đạt chính các văn bản trên bảng phụ ?
Hs lên điền à Hs nhận xét à Gv chốt theo bảng dưới đây :
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
Thạch Sanh
Tự sự
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Mưa
Miêu tả
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm
Hỏi : Trong SGK, các em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào ? bằng cách đánh dấu x vào cột đã làm .
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
Tự sự
X
Miêu tả
X
Biểu cảm
Sẽ học ở lớp 8
Nghị luận
Sẽ học ở lớp 8
II/ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM :
Gv treo bảng phụ (mẫu theo SGK-mục II, 1, trang: 156) à Hỏi : Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào ? so sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày . à Hs trả lời à GV chốt theo bảng dưới đây :
1. Sự khác nhau giữa miêu tả, tự sự với đơn từ :
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả
Văn xuôi, tự do
Miu tả
Cho hình dung, cảm nhận
Tính chất, thuộc tính, trang thái sự vật, cảnh vật, con người
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó
Gv treo bảng phụ à Hỏi : các bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Em hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần . --> Hs thực hiện à Hs nhận xét – Gv chốt lại theo bảng dưới .
Nội dung lưu ý của mở bài, thân bài và kết bài trong văn miêu tả, tự sự :
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
Giới thiệu nhn vật, tình huống, sự việc
Giới thiệu đối tượng miêu tả
Thân bài
Diễn biết tình tiết : A,B,C,D
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới, v.v… (theo một trật tự quan sát) .
Kết bài
Kết quả của sự việc, suy nghĩ
Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng)
Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn tự sự :
Hỏi : Em hy nu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn tự sự ? à Hs trả lới à Hs nhận xt à Gv chốt :
Trong văn tự sự ba yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau : Sự việc, nhân vật và chủ đề .
- Sự việc : Là yếu tố quan trọng, không có sự việc thì không có tự sự .
- Nhân vật : Là người làm ra sự việc, là sản phẩm của lời kể .
- Chủ đề : Là vấn đề chủ yếu mà sự ciệc và nhân vật phải thể hiện trong câu chuyện .
Ví dụ : Truyện Tuệ Tĩnh : Chữa bệnh ưu tiên cho người bệnh nặng chớ không ưu tiên cho người giàu sang .
4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào ? hy dẫn chứng .
Hs trả lời à Hs nhận xt à GV chốt :
- Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố : Hiện thực, tưởng tượng, hoang đường, kỳ ảo . Cụ thể :
+ Tên gọi, đặt tên
+ Cĩ lai lịch, tính tình, ti năng
+ Có hoạt động (việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nĩi)
+ Được miêu tả chân dung, trang phục, dáng điệu
Ví dụ : Miêu tả Sơn Tinh : Trong truyện viết …….
5. Thứ tự kê, ngôi kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào ? cho ví dụ .
Hs trả lời à Hs nhận xt à GV chốt :
- Thứ tự kể trong văn tự sự theo một trình tự tự nhin của sự việc, cũng có thể kể ngược dòng hồi tưởng cho linh hoạt không gò bó .
- Ngôi kể là xác định mối quan hệ giữa người kể và sự việc được kể . Có ba ngôi : Thứ nhất, thứ hai và thứ ba tuỳ theo yêu cầu của câu chuyện kể mà sử dụng (Thường kể theo ngôi thứ ba ; giấu mình đi để linh hoạt và không gó bó) .
Ví dụ : Ngơi thứ ba : Em bé thông minh ….
6. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người ?
Hs trả lời à Hs nhận xt à GV chốt :
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả là những kỹ năng chung quan trọng trong việc tả cảnh hay tả người .
- Khi miêu tả người ta thường thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với đối tượng được miêu tả (lựa chọn từ ngữ, thứ tự miêu tả, giọng văn và nhận xét) .
7. Em hãy nêu các phương pháp miêu tả đã học .
Hs trả lời à Hs nhận xt à GV chốt :
- Để miêu tả cho hay cần phải quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng cần phải tả .
Ví dụ :
+ Tả cảnh :
- Xác định đối tượng cần miêu tả (là gì ?) .
- Lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu .
- Trình bày các hình ảnh theo thứ tự .
+ Tả người :
- Xác định đối tượng cần miêu tả (là gì ?) .
- Lựa chọn các chi tiết đặc sắc của đối tượng cần miêu tả , từ đó xây dựng được hình ảnh tiểu biểu của đối tượng .
- Biết trình bày hình ảnh theo thứ tự hợp lý .
III/ LUYỆN TẬP :
Gv cho Hs đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 và 2 à Gv hướng dẫn cho Hs về nhà thực hiện .
1. Em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên , hãy kể lại bằng một bài văn .
2. Từ bài “mưa” của Trần Đăng Khoa , em hãy viết bài văn miêu tả theo quan sát và tưởng tượng của em
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Củng cố : Thực hiện ở các hoạt động.
Hướng dẫn tự học : Xem lại các VB đã học, P/thức làm văn miêu tả, chuẩn bị thi HK II.
Tiết 135
TV
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
I/. Mục tiu:
- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt .
II/. Kiến thức chuẩn:
* Trọng tâm kiến thức :
- Danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ .
- Các thành phần chính của câu .
- Các kiểu câu .
- Các phép tu từ : Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ .
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy .
* Trọng tâm kỹ năng :
- Nhận ra từ loại và các phép tu từ .
- Chữa các lỗi về câu và dấu câu .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập soạn của Hs .
3.Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt HS vào bài và ghi tựa bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi:
- Em đã học những từ loại nào ?
- Trong câu, có những thành phần chính nào ?
- Kể tên các phép tu từ đã học ?
- Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học ?
- Kể tên các dấu câu đã học?
Hướng dẫn Hs ôn tập ở nhà :
- Về các từ loại : Học khái niệm , sự kết hợp và xem lại các ví dụ .
- Xem lại bài các thành phần chính của câu .
- Các phép tu từ : Xem lại khái niệm và các ví dụ .
-Xem lại các bài : Câu đơn, câu ghép, Câu trần thuật đơn có từ là, Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Luyện tập về thực hiện các dấu câu trong đoạn văn, bài văn
-Lớp báo cáo
-Hs trình tập soạn .
-Hs nghe và ghi tựa bài .
- Trả lời cá nhân: Danh từ, động từ, tình từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ và các cụm .
- Trả lời cá nhân : Chủ ngữ-Vị ngữ .
- Trả lời nhóm 2 em : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
- Trả lời cá nhân :
- Câu đơn.
- Câu ghép .
- Câu trần thuật đơn có từ là.
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Trả lời cá nhân : dấu chấm, chấm than, chấm hỏi.
Hs nghe à về nhà ôn tập
Các mục 1à 5 không ghi mà chỉ ghi phần vẽ sơ đồ .
1/ Các từ loại đã học:
Từ mượn, nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ , phó từ …
2/ Các thành phần câu:
-Các thành phần chính của câu ;
-Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn ;
-Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
3/ Các phép tu từ đã học :
So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
4. Các kiểu cấu tạo câu:
- Câu đơn.
- Câu ghép .
- Câu trần thuật đơn có từ là.
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
5. Các dấu câu đã học:
- Dấu kết thúc câu: dấu chấm, chấm than, chấm hỏi.
- Dấu phân cách các bộ phận câu: dấu phẩy.
Phụ chú : Vẽ sơ đồ .
1/. Các từ loại đã học .
TỪ LOẠI
Danh Động Tính Số Lượng Chỉ Phó
từ từ từ từ từ từ từ
2/. Các kiểu cấu tạo của câu đã học.
CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU
Câu Câu
đơn ghép
Câu Câu
có không
từ có
“là” từ
“là”
3/. Phép tu từ đã học .
CÁC PHÉP TU TỪ VỀ TỪ
Phép Phép Phép Phép
So nhân ẩn hoán
Sánh hóa dụ dụ
4/. Các dấu câu đã học .
DẤU CÂU TIẾNG VIỆT
Dấu kết thúc câu Dấu phân cách
các bộ phận câu
Dấu Dấu Dấu Dấu
chấm chấm chấm phẩy
hỏi than
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Củng cố : Theo hoạt động thực hiện ở phần bài học .
- Hướng dẫn tự học: - Xem lại các bài tiếng Việt đ học, chuẩn bị thi HK II.
Tiết 136
NV. ÔN TẬP TỔNG HỢP
I/. MỤC TIÊU :
Bài thi HK II là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nên Hs cần tập trung như sau :
- Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và các kỹ năng của môn học Ngữ văn.
- Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong một bài viết .
- Hs cần nắm những nội dung tổng hợp các bài đ học trong HK II .
II/. Kiến thức chuẩn:
* Trọng tâm kiến thức : Ôn lại :
- Danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ .
- Các thành phần chính của câu .
- Các kiểu câu .
- Các phép tu từ : Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ .
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy .
* Trọng tâm kỹ năng :
- Nhận ra từ loại và các phép tu từ .
- Nhận biết các thành phần chính của câu .
- Chữa các lỗi về câu và dấu câu .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập soạn .
3.Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt học sinh vào bài mới à ghi tựa bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
- Cho HS xem các câu hỏi ở SGK.
- Yu cầu HS trả lời các gợi ý GV tổng hợp lại.
- Nêu các thành phần chính của câu?
- Thế nào là câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn?
- Nhắc lại các phép tu từ đã học.
- Cho HS nhắc lại 2 phương thức biểu đạt chính đã học.
Hướng dẫn Hs cách ôn tập:
- GV cho Hs nhận biết về giới hạn chương trình và cấu trúc đề thi HK II .
Gv chốt :
1) Văn học : Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm …
2) Tiếng Việt : Phó từ, các phép tu từ (so sánh, Nhân hoá, An dụ, Hoán dụ, Câu trần thuật đơn ….
3) Tập làm văn : Tả người (người thân và thầy-cô)
Các em về nhà ôn thật kỷ để thi đạt điểm tốt HK II .
-Lớp báo cáo
-Hs trình tập soạn .
-Hs nghe và ghi tựa bài .
- Xem.
- Trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- Đọc.
- Trả lời nhóm 2 em : Tự sự
Hs nghe à ghi nhận à chuẩn bị cho việc thi KH II
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý:
1/ Văn bản:
- Đặc điểm thể loại.
- Nội dung các tác phẩm đã học:
+ Nhn vật, cốt truyện.
+ Một số chi tiết tiêu biểu.
+ Vẻ đẹp của các trang văn miêu tả.
+ Cách kể chuyện của tác giả.
+ Cách dùng và tác dụng của một số biện pháp tu từ đã vận dụng.
2/ Tiếng Việt :
a. Câu:
- Các thnh phần chính của câu.
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần t
File đính kèm:
- tuần 36.doc.doc