I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp và sự phong phú của hình ảnh các loài chim ở làng quê trong bài “Lao xao”.
- HS nhận thấy được nghệ thuật quan sát, miêu tả sinh động của tác giả.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài kí “Lòng yêu nước” đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lý nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao?
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 6 tuần 29- 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
- Tiết 113, 114: Lao xao.
- Tiết 115: Kiểm tra TV.
- Tiết 116: Trả bài kiểm tra văn, bài viết TLV tả người.
Ngày soạn: 02/04/2005
Tiết 113, 114
Bài 27: Văn bản
LAO XAO
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp và sự phong phú của hình ảnh các loài chim ở làng quê trong bài “Lao xao”.
- HS nhận thấy được nghệ thuật quan sát, miêu tả sinh động của tác giả.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài kí “Lòng yêu nước” đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lý nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao?
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
GV: Em hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả Duy Khán
HS: Nêu tóm lược chú thích “«” SGK.
GV: Nêu xuất xứ của van bản “Lao xao”.
HS: Giải thích 1 số từ khó “Móng rồng”, “tọ toẹ”, ……
I. Giới thiệu tác giả – tác phẩm:
- Duy Khán (1934-1995) quê ở Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.
- Bài Lao xao trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán.
GV: Đọc mẫu 1 đoạn.
HS: Một vài HS đọc tiếp theo đến hết.
GV: Nhận xét cách đọc.
GV: Em hãy cho biết thể loại của bài văn?
HS: Thuộc thể thơ: Kí – hồi tưởng của bản thân tác giả. Kể chuyện thời thơ ấu kết hợp với tả cảnh thiên nhiên.
GV: Bài văn chia làm mấy đoạn. (HS: 2 đoạn).
GV: Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có 1 trình tự không? Hay hoàn toàn tự do?
HS: Văn bản tái hiện chuyện về các loài chim được sắp xếp theo trình tự nhóm, loài.
GV: Em hãy thống kê theo trình tự của các loài chim được nói đến?
HS: Chim mang vui cho trời đất; chim ác; chim xấu; chim trị ác.
GV: Em hãy xếp các loại chim theo trật tự trên?
HS: - Sáo sậu, sáo đen, tu hú, ngói nhạn.
- Bìm bịp, diều hâu, quạ, cắt.
- Chèo bẻo.
GV: - Phần nào tả lao xao ong, bướm trong vườn?
HS: Từ đầu ® râm ran.
- Phần nào tả lao xao thế giới loài chim? HS: tiếp theo ® hết.
- Trong đó phần nào gợi ấn tượng hơn đ/v người đọc?
HS: Phần 2 ấn tượng hơn.
II. Phân tích:
GV: Cái gì làm nên sự sống lao xao trong vườn quê vào thời điểm chớm hè?
HS: Hoa của cây cối; ong và bướm tìm mật.
GV: Lao xao ong, bướm được tả bằng các chi tiết nào?
HS: Ong vàng, vò vẽ, …… từng đàn rủ nhau bay đi lặng lẽ.
GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả loài vật trong đoạn văn này?
1. a. Lao xao ong, bướm trong vườn:
- Hoa của cây cối.
- Ong và bướm tìm mật.
- Từng đàn rủ nhau lặng lẻ bay đi.
® Bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong thiên nhiên.
(Tiết 2)
GV: Trong số các loài chim mang vui đến, tác giả tập trung kể về loài vật?
- Chúng được kể bằng những chi tiết nào?
- Chúng được kể trên phương diện nào? (hình dáng, màu sắc hay hoạt động)
HS: Đặc điểm hoạt động (hót, học nói, kêu mùa vải chín)
GV: Tại sao tác giả gọi chúng là chim “mang vui đến cho giời đất”?
GV: Trong số các loài chim xấu, chim ác, tác giả tập trung kể về loài nào? HS: Diều hâu, chim quạ, chim cắt.
GV: Chúng được kể và tả trên các phương diện nào?
HS: Hình dáng, lai lịch, hoạt động.
GV: Mỗi con chim ấy có những điểm xấu và ác nào?
GV: Tại sao tác giả gọi chúng là chim ác, chim xấu?
HS: Cách gọi kèm theo thái độ yêu ghét của dân gian.
GV: Nếu đánh giá chúng bằng cách nhìn dân gian, em sẽ đặt tên cho mấy thứ chim đó như thế nào? (HS trả lời).
HS: Chim ăn trộm, chim ăn cướp, chim đao phủ.
2. Lao xao thế giới các loài chim:
a. Chim mang vui đến cho trời đất.
- Chím sáo đậu trên lưng trâu mà hót tọ toẹ học nói.
- Chim tu hú báo mùa tu hú chín, ……
® Tiếng hót vui của chúng đem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.
b. Chim ác, chim xấu:
- Diều hâu tha gà con lao vụt lên mây xanh vừa lượn vừa ăn.
- Chim quạ bắt gà con, ăn trộm trứng, ….
- Chim cắt cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn, vụt đến, vụt biến như quỷ.
® Các loài động vật ăn thịt, hung dữ.
GV: Chim nào là chim trị ác? Tại sao tác giả gọi chim chèo bẽo là chim trị ác?
HS: Loại chim dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu.
GV: Chèo bẽo đã chứng tỏ là chim trị ác qua những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động?
GV: Đang kể chuyện chèo bẽo diệt ác, tác giả viết “chèo bẽo ơi, chèo bẽo!” Điều đó có ý nghĩa gì?
GV: Em thử đặt tên cho chèo bẽo theo cảm nhận của em?
HS: Chim kết đoàn, hảo hán, dũng sĩ, ……
GV: Em có nhận xét gì về tài quan sát và tình cảm của tác giả với th/nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
HS: Quan sát tinh tường, m/tả kể chuyện lồng trong cảm xúc, thái độ.
c. Chim trị ác.
- Hình dáng: Như mũi tên đen hình đuôi cá.
- Hoạt động: Lao vào đánh diều hâu túi bụi phải nhả con mồi, đánh quạ chết rũ xương, đánh chim cắt ngắc ngoải ® Ca ngợi hành động dũng cảm của chèo bẽo.
GV: Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về th/nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim.
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK Tr113.
4. Củng cố:
1. Đoạn văn “……Các … các … các ……… “chéc chéc”.” Thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm b. Miêu tả c. Tự sự d. Nghị luận
2. Vì sao em biết đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu 1?
a. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận b. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người
c. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc d. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài.
- Tả một con chim mà em yêu thích trong khoảng 5 – 6 câu, có dùng biện pháp nhân hoá, so sánh, ẩn dụ.
- Soạn bài: Ôn tập truyện và kí.
-------o&o-------
Ngày soạn: 03/04/2005
Tiết 115
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS củng cố kiến thức phần tiếng việt và
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Đề: Phần I: Trắc nghiệm: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Phần 2: Kỹ năng sử dụng tiếng viêït.
Ngày soạn: 03/04/2005
Tiết 116
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
TRẢ BÀI VIẾT TLV TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS nhận thấy lỗi trong khi viết bài TLV tả người. Từ đó rút ra những khuyết điểm sai sót và khắc phục.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu: Trả bài viết Văn + TLV.
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
GV: Yêu cầu HS đọc lại bài viết của mình và xem kỉ lời phê của cô.
GV nhận xét:
- Ưu điểm: Đa số HS đều thực hiện đúng yêu cầu của đề (PP tả người)
- Nhược điểm:
+ Còn mắc lỗi chính tả rất nhiều.
+ Viết câu chưa đầy đủ về cấu tạo ngữ pháp.
+ Nội dung câu văn chưa rõ ràng.
Sửa bài viết:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
GV: Gọi vài HS đọc bài viết của em
Hỏi: - Bài viết của em tả về ai?
- Tả chân dung hay tả người ấy đang làm việc?
- Các hình ảnh và chi tiết em lựa chọn đưa vào bài viết có tiêu biểu và làm nổi bật được đặc điểm của người được tả không?
- Cách miêu tả của em đẽ theo một trình tự hợp lý chưa?
- Bài viết của em có những liên tưởng so sánh nào hay không?
- Các phần của bài viết có đủ không và đã đúng yêu cầu chưa?
HS: đọc
Trả lời:
- Tả về cô giáo mà em quý mến.
- Tả cô giáo đang làm việc
- Có liên tưởng, so sánh nhưng chưa hay lắm.
- Có đủ 3 phần nhưng chưa phân biệt rõ.
Tuần 30
- Tiết 117: Ôn tập truyện và kí.
- Tiết 118: Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả.
- Tiết 120: Chửa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
Ngày soạn: 9/04/2005
Tiết 117
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Trong các bài từ 18 ® 23, 25, 26, 27, chúng ta đã học các tác phẩm truyện và kí hiện đại. Em hãy điền vào bảng kê dưới đây?
GV: Nêu yêu cầu và phương pháp tiến hành ôn tập.
T/T
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Nôïi dung chính
I
Bài học đường đời đầu tiên(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện đồng loại
Dế Mèn tự tả chân dung, trên chị Cốc, dẫn ® cái chết của Dế choắt, Mèn ân hận.
II. 1. Sông nước Cà Mau (Trích truyện dài Đất rừng phương Nam).
2. Đoàn Giỏi.
3. Truyện dài.
4. Cảnh sắc phong phú vàng Sông nước Cà Mau và cảnh chợ Năm Căn trù phú trên sông.
III. 1. Bức tranh của em gái tôi (Trích từ tập truyện ngắn Con dế men).
2. Tạ Duy Anh.
3. Truyện ngắn.
4. Tài năng, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương – Mèo – nhà hoạ sĩ trong tương lai đã giúp cho người anh trai vượt lên được lòng tự ái, đố kị và sự tự ti của bản thân mình.
IV. 1. Vượt thác (Trích truyện dài Quê nội).
2. Võ Quảng.
3. Truyền dài.
4. Một đoạn trong hành trình ngược sông Thu Bồn, vượt thác của con thuyền do DHT chỉ huy.
V. 1. Buổi học cuối cùng (Trích tập truyện ngắn những vì sao).
2. An-phông-xơ-Đô-đê (Pháp).
3. Truyện ngắn.
4. Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng Andát bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Hamen qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé học trò Phrăng.
VI. 1. Cô Tô (Trích tuỳ bút cùng tên).
2. Nguyễn Tuân.
3. Kí (tuỳ bút).
4. Vẽ đẹp đão, biển, cảnh mặt trời lên và 1 vài nét cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân Cô Tô.
VII. 1. Cây tre Việt Nam (Trích bài kí – thuyết minh cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam”(1956)).
2. Thép Mới.
3. Kí – thuyết minh phim.
4. Cây tre – người bạn thân của nhân dân Việt Nam anh hùng trong lao động, anh hùng trong chiến đấu, biểu tượng cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
VIII. 1. Lòng yêu nước (Trích tập bút kí “Thời gian ủng hộ chúng ta”).
2. Ilia Eârenbua (Nga).
4. Lòng yêu nước được khơi nguồn từ những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương, được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
IX. 1. Lao xao (Trích hồi kí – tự truyện Tuổi thơ im lặng).
2. Duy Khán.
3. Hồi kí – Tự truyện.
4. Tả, kể về các loài chim ở làng quê, qua đó thể hiện vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
HS lập bảng tổng hợp 2 theo mẫu.
1
2
3
4
5
Tên tác phẩm hoặc đoạn trích
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
I. 1. Dế Mèn phiêu lưu kí
2. Truyện đồng thoại.
3. Có, kể theo trình tự thời gian.
4. Có nhân vật chính và các nh/vật phụ: Dế Mèn cùng Dế Choắt, chị Cốc, Cào Cào, Gọp Vó, ……
5. Nhân vật kể chuyện: cũng là nhân vật chính. Chọn ngôi kể thứ I.
II. 1. Sông nước Cà Mau.
2. Truyện dài.
3. Trong đoạn trích thì không có vì đây chủ yếu là đoạn văn tả cảnh. Cảnh vật được miêu tả theo sự di chuyển của các không gian.
4. Ông Hai, thằng An, thằng Cò, …. (xưng “chúng tôi” trong đoạn trích).
5. Thằng An, thằng bé lưu lạc. Chọn ngôi kể thứ I.
III. 1. Bức tranh của em gái tôi.
2. Truyện ngắn.
3. Có, trình tự kể theo thời gian.
4. Người anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê.
5. Người anh trai. Chọn ngôi kể thứ I.
IV. 1 Vượt thác.
2. Truyện dài.
3. Không có, vì đây là 1 đoạn trích tả cảnh ngược sông, vượt thác.
4. Dượng Hương Thư cùng các chèo bạn.
5. Hai chú bé Cục và Cù Lao. Chọn ngôi kể thứ I.
V. 1. Buổi học cuối cùng.
2. Truyện ngắn.
3. Có, kể theo trình tự thời gian.
4. Chú bé Phrăng, thầy giáo Hamen, cụ Hôde, ……
5. Chú bé Phrăng. Chọn ngôi kể thứ I.
VI. 1. Cô Tô.
2. Kí – tuỳ bút.
3. Không có cốt truyện.
4. Nhân vật: Anh hùng Châu Hoà Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả.
5. Tác giả. Chọn ngôi kể thứ I.
VII. 1. Cây tre Việt Nam.
2. Bút kí – thuyết minh phim.
3. Không có cốt truyện.
4. Cây tre và họ hàng của tre, nhân dân, nông dân, bộ đội Việt Nam.
5. Giấu mình, xưng ngôi thứ 3.
VIII. 1. Lòng yêu nước.
2. Bút kí – chính luận.
3. Không có cốt truyện.
4. Nhân dân các dân tộc, các nước cộng hoà trong đất nước Liên Xô (củ).
5. Giấu mình, xưng ngôi thứ 3.
IX. 1. Lao xao.
2. Hồi kí tự truyện.
3. Không.
4. Các loài hoa, ong, bướm, chim.
5. Tác giả. Chọn ngôi kể thứ nhất, xưng: tôi, chúng tôi.
* Ghi nhớ: (SGK Tr118)
GV bổ sung thêm 1 số đặc điểm của thể loại tự sự hiện đại.
GV: Em hãy trình bày những hiểu biết, cảm nhận mới và sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua cốt truyện đã học.
4. Củng cố và dặn dò:
- Học thuộc lòng những đoạn văn trong các truyện và kí mà em thích.
- Soạn bài “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”.
Ngày soạn: 9/04/2005
Tiết 118
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu bài học:
Củng có và nâng cao kiến thức về các kiểu câu trần thuật đơn đã học ở bậc tiểu học.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
HS: Đọc nội dung mục I.1
GV: Vị ngữ của câu a, b do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
GV: Em thử chọn & điền những từ hoặc cùm từ phủ định “ko, ko phải, chưa, chưa phải” vào trước VN của 2 câu trên.
GV: Em có nhận xét gì về cấu trúc câu phủ định?
HS: Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm ĐT, cụm TT.
GV: Em thử s/sánh với câu trần thuật đơn có từ là nó có gì khác?
HS: Câu trần thuật đơn có từ là: ko, ko phải là + cụm ĐT (VN)
Câu tr/th/đơn ko có từ là: ko, chưa, chẳng + cụm ĐT or cụm TT.
Từ phủ định + Vị ngữ
GV: Vậy, em hiểu n/t/nào về đđ û của câu tr/th/đơn ko có từ là.
I. Tìm hiểu bài:
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
- Phú ông / mừng lắm
CN VN Þ cụm tính từ.
- Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
CN VN Þ cụm động từ.
Þ Câu phủ định:
- Phú ông không mừng lắm.
- Chúng tôi không hội tụ ở góc sân.
HS: Đọc mục II.1
GV: So sánh 2 câu a và b?
HS:
2. Câu miêu tả và câu tồn tại:
Phân loại:
a) và b) giống nhau: Đều có Tr/ngữ; đều là câu tr/th/đơn ko có từ là.
a) và b) khác nhau:
- Câu a: Cụm DT đứng trước ĐT
- Câu b: Cụm DT đứng sau ĐT.
GV: Em hãy xác định CN, VN trong 2 câu ấy:
a. …… Hai cậu bé con / tiến lại. b. …… tiến lại / hai cậu bé con.
GV: Y/c HS xem ghi nhớ về CN-SGK Tr93. (Trong những tr/hợp nhất định, cụm ĐT, cụm TT hoặc ĐT, TT cũng có thể làm CN).
GV: Em hãy cho biết câu nào là câu miêu tả? HS: câu a.
Vậy câu b là câu có VN được đảo lên trước CN thì ta gọi là câu tồn tại.
Thế nào là câu miêu tả? Thế nào là câu tồn tại?
HS đọc ghi nhớ SGK.
HS đọc mục II. 2
GV: Đoạn văn trên có phải là văn miêu tả ko? – HS: văn m/tả.
GV: Theo em ta nên điền câu nào vào chỗ trống của đoạn văn? Tại sao? - HS: điền câu a, vì đó là câu miêu tả.
a. Câu miêu tả:
VD: ……… Hai cậu bé con / tiến lại.
CN VN
b. Câu tồn tại:
VD: . …… tiến lại / hai cậu bé con.
CN VN
II. Ghi nhớ: SGK Tr119
III. Luyện tập:
1. Xác định CN, VN và gọi tên các câu sau:
a. Bóng tre / chùm lên ……… thôn.
CN VN Þ Câu miêu tả.
b. ……… Thấp thoáng / mái đình ……… kính.
VN CN Þ Câu tồn tại.
c. ……… Ta / giữ gìn một nền văn hoá lâu đời.
CN VN Þ Câu miêu tả.
1b. ……… Có / cái hang ……… choắt.
VN CN Þ Câu tồn tại.
1c. ……… tua tủa / những mầm măng.
VN CN Þ Câu tồn tại.
Măng / trồi lên …………
CN VN Þ Câu miêu tả.
2. Hướng dẫn viết đoạn văn:
a. Độ dài: 5 ® 7 câu.
b. Nội dung.
c. Kỹ năng: Sử dụng các kiểu câu.
4. Củng cố:
1. Câu “Bồ các là bác chim ri” là câu trần thuật đơn theo kiểu:
a. Câu định nghĩa b. Câu giới thiệu c. Câu miêu tả d. Câu đánh giá
2. Câu “Một con bồ các kêu váng lên” là câu trần thuật đơn theo kiểu:
a. Câu miêu tả b. Câu tồn tại
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Soạn bài tiếp theo tiết 119: Ôn tập văn miêu tả.
Ngày soạn: 10/04/2005
Tiết 119
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu bài học:
Củng có những hiểu biết về văn miêu tả và văn kể chuyện, phân biệt mức độ của miêu tả và tả sáng tạo.
II. Lên lớp:
1. K ểm tra bài cũ: Câu “Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng.” Là câu trần thuật đơn theo kiểu:
a. Câu miêu tả b. Câu tồn tại
c. Câu hỏi d. Không phải các kiểu câu trên
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
GV: Em đã học qua mấy loại văn miêu tả ở lớp 6? Kể ra?
HS:
1. Miêu tả ở lớp 6 có 2 loại:
a. Tả cảnh.
b. Tả người: Tả chân dung người, tả người trong hoạt động, tả người trong cảnh.
GV: Để làm bài văn m/tả thì ta càn có những kỹ năng nào?
HS:
2. Các kỹ năng cần có để làm bài văn miêu tả:
Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng, hệ thống hoá, ……
GV: Bài văn miêu tả có bố cục như thế nào?
HS:
3. Bố cục một bài văn miêu tả:
a. Mở bài: tả khái quát.
b. Thân bài: Tả chi tiết.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng.
Giải bài tập SGK
Đoạn văn tả cảnh gì?
GV: yêu cầu HS xem (Đề 2- tiết 116 $27-tuần 29 SGK Tr178)
BT1: - Tả cảnh biển – đảo Cô Tô (Nguyễn Tuân).
- Những điều làm cho đoạn văn trở nên hay:
+ Tác giả chọn lựa những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
+ Có những so sánh, liên tưởng mới mẽ, độc đáo, kỳ lạ và rất thú vị.
+ Vốn ngôn từ thật phong phú, ………
+ Tình cảm, thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
BT2: Dàn ý tả cảnh Đầm Sen đang mùa hoa nở.
a. Mở bài: Đầm Sen nào? Mùa nào? Ở đâu?
b. Thân bài: Tả chi tiết.
- Theo trình tự nào? Từ bờ ra hay từ giữa đầm? Hay từ trên cao?.
- Lá? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Hình dáng? Gió? Không khí?
c. Kết bài: Ấn tượng của du khách.
BT3: Tả 1 em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói. Dàn ý:
a. mở bài: Em bé con nhà ai? Tên, họ? Tháng tuổi? Quan hệ với con?
b. Thân bài: Tả chi tiết: - Em bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi)
- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt, …)
c. Kết bài: Hình ảnh chung về em bé? Th ùđộ của mọi người đ/v em bé.
HS: Đọc 2 đ/văn “DMPLK” và “BHC Cùng”.
GV: Hãy chỉ ra 2 đ/văn m/tả, 2 đ/v tự sự, g/thích vì sao?
BT4:
4. Củng cố:
- Hãy trình bày các kỹ năng cần có để làm một bài văn miêu tả?
- Khi viết một bài văn miêu tả cần thực hiện theo một bố cục ntn?
5. Dặn dò:
- Về nhà làm BT “Chọn 2 trong 4 đề SGK Tr122)”
- Chuẩn bị tiết chữa lổi về CN, VN.
Ngày soạn: 10/04/2005
Tiết 120
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Phát hiện và sửa lỗi về CN, VN khi nói, khi viết
- Củng cố và nhấn mạnh ý thức viết câu đúng ngữ pháp
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy loại văn miêu tả?
- Hãy trình bày dàn ý tả cảnh Đầm sen mùa hoa nở?
2. Giới thiệu: (trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của Thầy + Trò
Ghi bảng
HS: Đọc nội dung mục I. 1
GV: Em hãy xác định CN, VN của mỗi câu.
- Em hãy cho biết nguyên nhân mắc lỗi là do đâu?
- Cách sửa lỗi cho câu thiếu chủ ngữ như thế nào?
I. Câu thiếu chủ ngữ:
VD: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy DMèn biết phục thiện.
TN VN
® Thiếu CN.
1. Nguyên nhân mắc lỗi: Lầm Trạng ngữ với chủ ngữ.
2. Cách sửa: Thêm CN: …… tác giả …… cho ta thấy ……
Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ “qua”, viết như câu b.
Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” em thấy DMèn biết phục thiện.
HS đọc mục II. 1
GV: Hãy xác định CN, VN của mỗi câu? (b, c)
GV: Câu c: “”
GV: Nguyên nhân mắc lỗi là do đâu? Cách sửa như thế nào?
II. Câu thiếu vị ngữ:
VD: a. Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi ……
CN VN
b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi ……
CN định nghữ ® Thiếu vị ngữ.
1. Nguyên nhân mắc lỗi:
b. Lầm định ngữ với CN.
c. Lầm phụ chú với VN
2. Cách sửa:
- Câu b: Thêm bộ phận VN. … là 1 hình ảnh hào hùng và lãng mạng …
- Bỏ từ hình ảnh để viết giống câu a.
III. Bài tập:
1. Đặt câu hỏi để kiểm tra câu có lỗi.
a. Xác định: CN: Ai ?; VN: như thế nào? KL: Câu đủ th/phần CN, VN
b. Đủ CN, VN c. Đủ CN, VN
2. Phát hiện câu mắc lỗi và giải thích nguyên nhân mắc lỗi:
a. Đủ CN, VN b. Thiếu CN. Cách sửa: bỏ từ “với” biến TN thành CN.
c. Thiếu VN. Cách sửa: thêm bộ phận VN. d. Câu đúng.
3. Điền chủ ngữ thích hợp vào chổ trống:
a. Chúng em / bắt đầu học hát. b. Chim hoạ mi / hót líu lo.
c. Những bông hoa / đua nhau nở rộ. d. Cả lớp / cười đùa vui vẽ.
4. Củng cố:
- Đối với câu mắc lỗi thiếu vị ngữ thường do nguyê nhân gì?
- Hãy trình bày cách sửa câu mắc lỗi thiếu vị ngữ ?
5. Dặn dò:
- Làm bài tập 4, 5.
- Soạn bài tiếp theo “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử”
- Chuẩn bị dàn ý về TLV miêu tả sáng tạo.
File đính kèm:
- Tuan 29-30.doc