I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ. Đó là 1 phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
- Nắm được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
-Muốn tả cảnh chúng ta cần phải làm gì ?
-Bố cục bài văn tả cảnh thường có mấy phần?
-Đọc phần mở bài và kết bài miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
* Giới thiệu: (Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là tác phẩm của nhà văn Pháp, được viết từ thế kỉ XIX, nhưng truyện vẫn rất gần gũi với chúng ta cũng như với mọi dân tộc ).
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 6 tuần 23- 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 89,90: Buổi học cuối cùng
Tiết 91: Nhân hoá
Tiết 92: Phương pháp tả người
Ngày soạn: 15/2/2009
Tiết 89,90
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ. Đó là 1 phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
- Nắm được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
-Muốn tả cảnh chúng ta cần phải làm gì ?
-Bố cục bài văn tả cảnh thường có mấy phần?
-Đọc phần mở bài và kết bài miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
* Giới thiệu: (Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là tác phẩm của nhà văn Pháp, được viết từ thế kỉ XIX, nhưng truyện vẫn rất gần gũi với chúng ta cũng như với mọi dân tộc ).
2. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS đọc phần chú thích tác giả – tác phẩm SGK /54
Vài nét về tác giả – tác phẩm:
1.Tác giả:
Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS trả lời: Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp-Phổ (1870), Pháp thua trận phải cắt vùng An- dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
- An-phông-xơ-Đô-đê (1840-1897) là nhà văn Pháp.
2.Tác phẩm:
-Sau chiến tranh Pháp –Phổ năm 1870-1871,nước Pháp thua trận phải cắt vùng An –dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
Câu chuyện kể về việc gì?
- Truyện viết về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở trường làng vùng An dát.
HS đọc văn bản.
GV: HD đọc chậm, xót xa, lời nói của thầy ha-men cần đọc thật dịu dàng và buồn.
GV: Em hãy giải thích từ “cáo thị”?
Yêu cầu hs kể tớm tắt truyện.
GV: Nhận xét cách kể của hs.
GV: Bài văn được chia làm mấy đoạn?.
HS: Chia làm 3 đoạn ( đ1: từ đầu đến “ vắng mặt con”; đ2: tt đến “ bhcc này”; đ3: phần còn lại ).
GV: Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
HS: - đ1: quang cảnh chung trước khi diễn ra buổi học cuối cùng qua sự quan sát của phrăng.
- đ2: diễn biến của buổi học cuối cùng.
- đ3: cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Bố cục: 3 đoạn.
GV: Hãy xác định nhận vật chính của truyện này.
HS: Học trò Phrăng và thầy giáo Ha-men
GV: Vì sao 2 nhân vật đó là 2 nhân vật chính?
HS: Vì truyện tập trung miêu tả và kể về 2 nhân vật này.. Hai nhân vật này gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
GV: Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
HS: Vùng An dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ à từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp.
GV: Từ đó, em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
HS: Đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp.
GV: Vậy, chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung văn bản.
2. Phân tích:
GV: Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều lạ gì xảy ra trên đường tới trường? Quang cảnh ở trường? Không khí trong lớp học?
Em hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả những điều đó?
a. Nhân vâït Phrăng:
* Quang cảnh chung trước khi diễn ra buổi học cuối cùng:
- Trên đường: Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
- Ở trường: Vắng lặng như buổi sáng chủ nhật.
- Không khí trong lớp: Lặng ngắt, cả dân làng với vẻ buồn rầu …… Thầy Ha-men nói: “Hôm nay …… các con”
Những điều đó báo hiệu sự việc gì đã xảy ra?
à Vùng An dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
Hết tiết 89 chuyển sang tiết 90
GV: Nhân vâït Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và đối với thầy Ha-men
GV: Em hãy cho biết thái độ của Phrăng trên đường tới trường?
Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của Phrăng khi không thuộc bài
HS:
GV: Phrăng đã có những thái độ như thế nào đối với thầy Ha-men? Thái độ ấy thể hiện qua những chi tiết nào?
HS: lẽn vào chổ ngồi, đỏ mặt tía tai, chăm chú lắng nghe, …
GV: Từ những thái độ trên đã bộc lộ ra những phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng?
GV: Giảng: Tình yêu tiếng Pháp, biết ơn quý trọng người thầy – đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, 1 biểu hiện của tình yêu nước.
* Diễn biến thái độ của Phrăng:
- Đối với việc học tiếng Pháp:
+ Định trốn học rong chơi ngoài đường nhưng cưỡng lại được.
+ Xấu hổ khi không thuộc bài.
- Đối với thầy Ha-men:
Từ sợ hải à thân thiện: Quý trọng thầy.
GV: Từ những điều đó, em thấy tâm trạng của trò Phrăng được diễn biến như thế nào trong “Buổi học cuối cùng”?
à Mãi chơi, lười học, ngại học à biết yêu quý và ham muốn học tốt tiếng Pháp.
GV: Qua thái độ và tâm trạng như trên, em hãy hình dung xem Phrăng là một chú bé như thế nào?
Þ Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải
GV: Giới thiệu, chuyển ý vào nhân vật chính thứ 2
GV: Trang phục của thầy Ha-men được miêu tả như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả ấy?
b. Nhân vật thầy Ha-men:
Trang phục: đẹp, đăïc biệt
Thái độ của thầy đối với học sinh ra sao?
- Đối với học sinh thật dịu dàng, không giận dữ.
Thầy đã nói gì về tiếng Pháp? Dùng những hành động, cử chỉ gì khi buổi học kết thúc?
- Dùng những lời nói, hành động, cử chỉ tôn vinh nước Pháp (…… đứng đăm đăm nhìn …… Cầm hòn phấn viết thật to: “Nước Pháp muôn năm”)
GV: Em nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc …… lao tù” trong “Buổi học cuối cùng”? (câu nói ở SGK Tra52)
- Đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc.
Qua các chi tiết miêu tả trên, em thử hình dung thầy Ha-men là người thầy như thế nào?
GV: Trong những lời thầy Ha-men truyền lại vào buổi học cuối cùng. Điều quý báo nhất đối với em là gì? (HSTL)
GV: Vậy, em có cảm nhận như thế nào về câu chuyện “Buổi học cuối cùng”? (HSTL)
HS: Trả lời
GV: Giảng bình
GV: Em hiểu gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
à Yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, lòng yêu nước sâu sắc.
Qua câu chuyện “Buổi học cuối cùng” em thấy truyện được viết nhằm mục đích thể hiện điều gì?
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK Tr55
4. Củng cố:
- Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất?
- Đối với thầy Ha-men, thì chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm xúc nhất?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ và tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Soạn bài tiết 91 “Nhân hoá”
+ Tìm hiểu về khái niệm nhân hoá.
(Đọc đoạn văn mục I và trả lời câu hỏi)
+ Phân biệt có mấy kiểu nhân hoá.
+Xem trước phần luyện tập.Chú ý bài tập 5 viết một đoạn văn miêu tả, trong đó có sử dụng phép nhân hóa.
Ngày soạn: 15/2/2009
Tiết 91
NHÂN HOÁ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh :- cũng cố và nâng cao kiến thức về phép nhân hoá ở bậc tiểu học.
-Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa;
-Nắm được tác dụng chính của nhân hóa;
-Biết dùng kiểu nhân hóa trong bài viết của mình.
II. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: -Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
-Trình bài nội dung và nghệ thuật bài “Buổi học cuối cùng”
-Kể tóm tắt lại truyện BHCC.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS đọc mục I.1 ở bảng phụ
GV: Trong khổ thơ trên có các sự vật nào?
HS: Ông Trời, cây mía, kiến
GV: Các sự vật ấy có những hành động gì?
HS: Ông Trời à măïc áo; cây mía à múa gươm, kiến à hành động.
GV: - Các sự vật ấy có biết hoạt động không? (Không)
- Vậy các sự vật ấy được gán cho những hành động của ai? (hành động của con người)
GV: Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau?
HS: Ông Trời (gọi Trời bằng ông)
1. Nhân hoá là gì?
VD: Kiến hành quân.
-> Nhân hoá.
GV: Dùng loại từ “ông” gọi người để gọi sự vật.
* So sánh 2 cách diễn đạt.
GV: Cách diễn đạt ở khổ thơ thứ 1 (mục I.1) và cách diễn đạt ở mục I.2, cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao? (nhờ đâu)
Cách diễn đạt 1: Ông Trời mặc áo à Bày tỏ thái độ, tình cảm của con người – người viết.
Cách diễn đạt 2: Bầu trời mây đen, … à miêu tả, tường thuật.
G V: Chốt lại các vấn đề trên
Vậy, em hãy cho biết “Nhân hoá” là gì?
à Cách 1 hay hơn nhờ sử dụng nhân hoá.
HS đọc ghi nhớ SGK
(GV: cần hỏi: Nhân là gì? Hoá là gì?)
GV: Ở câu a) các từ in đậm là từ để gọi cái gì, của ai?
- Những loại từ này thông thường được dùng để gọi ai?
- Em hãy cho 1 ví dụ tương tự?
2. Các kiểu nhân hoá:
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
VD: lão, bác, cô, cậu, ……
- Ở câu b) các từ “chống lại, xung phong, giữ” thuộc từ loại gì?
- Các đại từ đó chỉ hoạt động của cái gì?
GV giảng – chốt lại
b. Dùng từ chỉ hành động người – chỉ hành động của vật.
HS đọc VD c)
Sự vật được nhắc đến trong câu ca dao là gì? (con trâu)
Con trâu được ai gọi là “trâu ơi”? (con người)
Từ “Ơi” là từ của ai dùng để xưng hô với ai? (Người xưng hô với người)
Từ “Ơi” trong VD c) là của ai xưng hô với ai? (Người xưng hô với trâu)
GV giảng và chốt lại:
Tóm lại, có mấy kiểu nhân hoá? Cho ví dụ ở mỗi kiểu.
c. Dùng từ vốn xưng hô với người để xưng hô với vật.
VD: ơi, này
GV: Qua phần tìm hiểu bài em hãy trình bày khái niệm nhân hoá và các kiểu nhân hoá vừa tìm được?
II. Ghi nhớ: SGK tr 57, 58
III. Luyện tập:
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá:
- Bến cảnh …… đông vui
- Tàu mẹ, tàu con.
- Xe anh, xe em.
- Tất cả …… bận rộn.
2. So sánh 2 cách diễn đạt:
Cách 1 hay hơn cách 2
3. Tìm sự khác nhau giữa 2 cách viết:
- Cách 1: Có dùng phép nhân hoá nên đoạn văn có tính biểu cảm.
- Cách 2: Là viết bằng cách miêu tả, tường thuật.
4. Củng cố:
Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá?
Sử dụng phép nhân hoá có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập còn lại.
- Soạn bài tiếp theo “Phương pháp tả người”
+ Đọc các đoạn văn.
+ Trả lời các câu hỏi theo SGK.
+Xem trước ghi nhớ.
+Làm trước bài tập 1,2,3sgk/62.
Ngày soạn: 15/2/2009
Tiết 92
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh biết cách viết một bài văn, đoạn văn tả người theo một thứ tự nhất định.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 1. Câu “Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp” đã sử dụng nghệ thuật gì?
a. Nhân hoá b. So sánh c. Ẩn dụ d. Hoán dụ
2. Câu “Cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quít quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà” đã sử dụng phép nhân hoá theo kiểu nào?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả đều đúng.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
I. Tìm hiểu phương pháp viết một đoạn ……
HS đọc đoạn 1
GV: - Đoạn văn đó tả ai?
- Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
Những đặc điểm ấy thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
Tả dượng Hương Thư làm gì?
- Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư chống thuyền vượt thác
HS đọc đoạn 2.
GV: Hỏi như ở đoạn 1 và khẳng định đoạn này khắc hoạ chân dung nhân vật cai tứ
- Đoạn 2:
Tả cai Tứ gian hùng
HS đọc đoạn 3
GV hỏi như trên
GV: Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật? Đoạn nào tả người gắn với công việc?
- Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
- Đoạn 3: Tả
GV: Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Em hãy chỉ ra từng phần và nêu nội dung chính của phần đó?
* Dàn ý của đoạn 3: 3 phần.
- Phần 1: (mở đoạn): Từ đầu …… ầm ầm à Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- Phần 2 (thân đoạn): tiếp theo …… ngang bụng vậy à Diễn biến keo vật.
- Phần 3 (kết đoạn): Phần còn lại à Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của Ông Cản Ngũ.
GV: Nếu phải đạt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì?
(keo vật thách đấu, quắm đen thất bại, ……)
Vậy, qua phần tìm hiểu các đoạn văn, em hãy cho biết khi muốn làm bài văn miêu tả người ta cần thực hiện những thao tác nào?
GV: (khẳng định) những thao tác đó được gọi chung là phương pháp tả người.
Bố cục bài văn tả người là như thế nào?
GV: Khẳng định chung của phần ghi nhớ.
II. Ghi nhớ: SGK Tr61
III. Luyện tập:
1. Các chi tiết tiêu biểu khi miêu tả 1 số đối tượng:
a. Một em bé chưng 4 – 5 tuổi: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò, sịt sịt, răng sún, nói ngọng, tai vễnh và to, ……
b. Một cụ già cao tuổi: Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào hoặc đồi mồi, vàng vàng, mắt vẫn tinh tường lay láy hoặc chậm chạp, lờ đờ, đùng đục, tóc bạc như mây trắng hay rụng lơ thơ, …… tiếng nói trầm vang hay thều thào yếu ớt ……
c. Cô giáo em đang say sưa giảng bài trên lớp
2. Lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả 1 trong 3 đối tượng trên.
3. Điền vào chỗ trống và trả lời các câu hỏi.
- Điền vào chỗ trống:
+ Đỏ như (tôm luộc, mặt trời, người say rượu, ……)
+ Không khác gì (Thiên tướng, Võ Tòng, con Gấu lớn, ……)
- Trả lời các câu hỏi:
+ Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế đang chuẩn bị đấu với Quắm Đen.
4. Củng cố:
Vài học sinh đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc bài.
- Làm các bài tập còn lại.
-Soạn bài “Đêm nay Bác không ngủ”
+Đọc trước văn bản .Xem chú thích SGK/66
+Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk/67
+Xem trước ghi nhớ sgk/67.
+Phần luyện tập .Chú ý btap 1,2sgk/68.
Tuần 24
- Tiết 93,94: Đêm nay Bác không ngủ
- Tiết 95: Ẩn dụ
- Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả
Ngày soạn: 22/02/2009
Tiết 93,94
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
I. Mục tiêu bài học:
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Khi viết một bài văn miêu tả ta cần thựchiện các bước ntn?
Câu2: Câu nói “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vãn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù …” có ý nghĩa ntn?
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
Tác giả là ai? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
I. Tác giả – tác phẩm:
- Minh Huệ (1927)
- Dựa trên 1 sự kiện có thật.
HS đọc thơ – đọc chú thích? Đinh ninh, đội viên, lồng lộng
GV đọc mẫu
II. Phân tích:
HS đọc câu hỏi 1) SGK (HSTL)
HS đọc câu hỏi 2) SGK (HSTL)
1. Sự việc kể trong bài thơ:
(Dựa theo nội dung bài thơ)
Hình tượng Bác miêu tả qua con mắt của ai? Thể hiện cảm nghĩ gì? Cách miêu tả có tác dụng gì?
2. Hình tượng của Bác trong bài thơ:
- Qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên à Tâm hồn cao đẹp, sâu sắc bao la.
Em hãy tìm 1 vài câu thơ cho ta tình cảm của Bác đối với các anh và ngược lại?
- Các anh thương yêu, kính trọng Bác như tình cha con.
HS TL câu 3
3. Tâm trạng và tình cảm của các anh đối với Bác qua 2 lần thức.
Bồn chồn, lo lắng à Nằng nặc đòi Bác ngủ
à Lo lắng yêu thương kính trọng.
HS nhận xét
4. Nhận xét 3 dòng thơ ở khổ cuối:
Là lời giải thích nguyên nhân Bác không ngủ (Bác là Hồ Chí Minh)
Bài thơ làm theo thể thơ gì? Có mấy tiếng trong 1 dòng?
5. Nhận xét về khổ thơ:
- Thơ ngũ ngôn.
- Vần gieo ở tiếng cuối của dòng thơ (vần chân)
à Phù hợp với cách kể chuyện.
HS đọc câu 6 SGK
Tìm từ láy trong bài thơ? Các từ láy đó có tác dụng gì? Trong các từ láy đó có từ láy nào là đặc sắc nhất?
6. Những từ láy trong bài thơ:
Trầm ngâm, lâm thâm, ……
Những từ láy đặc sắc à gợi cảm xúc
* Ghi nhớ: SGK
HS đọc diễn cảm bài thơ?
Kể lại chuyện bằng lời văn của em? (HS)
III. Luyện tập:
4. Củng cố:
Câu 1: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được làm theo thể thơ gì?
a. Thể thơ 4 tiếng. b. Thể thơ 5 tiếng.
c. Thể thơ 6 tiếng. d. Thể thơ 7 tiếng
Câu 2: Vì sao suốt đêm Bác không ngủ?
a. Vì Bác yêu thương, chăm sóc giấc ngủ của các chiến sĩ.
b. Vì Bác lo cho dân công ngủ ngoài rừng, vào đêm mưa.
c. Vì Bác lo nghĩ cho đất nước, cho cách mạng.
d. Tất cả đều đúng.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng cả bài thơ.
- Chuẩn bị bài “Lượm”
- Học bài để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
+ Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài.
+ Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi.
+ Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh.
+ Vượt thác – Võ Quãng.
+ Buổi học cuối cùng – Đô Đe.â
+ Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ.
Ngày soạn: 22/02/2009
Tiết 95
ẨN DỤ
I. Mục tiêu bài học:
Học sinh nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đêm nay bác không ngủ”.
-Nhận xét về giá trị về nội dung và nghệ thuật.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
Cụm từ “người cha” dùng để chỉ ai? Tại sao em biết điều đó? (Thêm ví dụ thơ của TH)
So sánh ta thấy giống và khác ở điểm nào?
I. Ẩn dụ là gì?
1. Ví dụ:
- Người cha – chỉ Bác Hồ.
- Nhờ vào ngữ cảnh của khổ thơ.
2. So sánh với ……
- Giống: Đều so sánh Bác Hồ với người cha
- Khác: Minh Huệ lược bỏ vế A chỉ còn vế B (gọi đó là so sánh ngầm). Gọi đó là phép ẩn dụ
Từ “thắp lửa hồng” dùng để chỉ hiện tượng, sự vật nào? Vì sao?
II. Các kiểu ẩn dụ:
1. Chỉ hàng hoa dâm bụt trước nhà Bác Hồ ở Làng Sen
à Ẩn dụ hình thức.
Cụm từ “thấy nắng giòn tan” có gì đặc biệt?
2. à Chuyển đổi cảm giác
* Ghi nhớ: SGK Tr69
III. Luyện tập:
1. Cách 1: Miêu tả trực tiếp có tác dụng nhận thức lý tính
Cách 2: Dùng phép so sánh, có tác dụng định dtài
Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.
2. a. Ăn quả: Thừa hưởng thành quả
Kẻ trồng cây: Người đi trước tạo ra thành quả
b. Mực – đen, khó rửa à Người xấu
Rạng – sáng, có thể nhìn được rộng hơn à Người tốt
c. Mặt trời đi qua trên lăng – tự nhiên được nhân hoá “đi”
3. a. Thấy mùi – khứu à Thị – tư tưởng mới lạ
b, c.
4. Viết chính tả:
Điền từ: Về nhà
4. Củng cố:
Câu 1: Cụm từ “ Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
a. So sánh. b. Aån dụ.
c. Nhân hoá. d. Hoán dụ.
Câu 2: Aån dụ là gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập 4, 5
- Soạn bài kế tiếp SGK.
Ngày soạn: 26/02/2006
Tiết 96
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh tập nói rõ ràng, mạch lạc, thể hiện cảm xúc.
- Lập dàn ý, tập nói.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết ẩn dụ là gì?
- Nêu các kiểu ẩn dụ mà em đã học?
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
HD HS theo câu hỏi
Giờ học gì? Thầy Ha-men làm gì?
HS của thầy làm gì?
Không khí trường lớp lúc ấy?
Âm thanh tiếng động nào đáng chú ý?
Bài tập 1: Tả lại quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”.
Hãy tả miệng chân dung thầy giáo Ha-men?
Dáng người, nét mặt, quần áo, lúc lên lớp ở buổi học cuối cùng?
Giọng nói, lời nói, hành động
Cách ứng xử của thầy khi Phrăng đến muộn
Þ Thầy là người như thế nào?
Cảm xúc của bản thân em về thầy?
Bài tập 2: Tả lại hình ảnh thầy Ha-men trong “ Buổi học cuối cùng”.
Đi cùng ai? Tâm trạng? Khi nhận ra học sinh cũ, thầy có biểu hiện gì khác thường? Trong câu chuyện thầy và trò có gì ngỡ ngàng? Em nhớ nhất là câu nói gì của thầy? Phút chia tay như thế nào?
Bài tập 3: Tả lại hình ảnh thầy giáo (cô giáo) trong phút giây xúc động gặp lại người học trò cũ của mình sau nhiều năm xa cách.
4. Củng cố:
Hãy tả miệng lại quang cảnh nhộn nhịp trong giờ ra chơi ở sân trường em đang học?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học và xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Lượm, Mưa
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Ngữ văn
+ Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
+ Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
+ Vượt thác
+ Bức tranh em gái tôi
+ Đêm nay Bác không ngủ.
File đính kèm:
- Tuan 23-24.doc