1.MỤC TIÊU:
Nắm được các dặc điểm của cụm động từ.
Lưu ý: học sinh đã học về động từ ở bậc tiểu học.
1.1.Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ .
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm động từ.
1.2.Kỹ năng:
Sử dụng cụm động từ để đặt câu.
1.3. Thái độ:
Học sinh biết thế nào là cụm động từ, cấu tạo của cụm động từ và biết yêu quý sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo an, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi đ ộng (5’)
3.1.Ổn định:
3.2.Kiểm tra:
Nêu đặc điểm của động từ ? Đặt câu,xác định động từ .
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích, quy nạp, gợi tìm.
b/ Các bước hoạt động:
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Tiết : 61
Ngày soạn: 15 /11/2012 CỤM ĐỘNG TỪ
1.MỤC TIÊU:
Nắm được các dặc điểm của cụm động từ.
Lưu ý: học sinh đã học về động từ ở bậc tiểu học.
1.1.Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ .
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm động từ.
1.2.Kỹ năng:
Sử dụng cụm động từ để đặt câu.
1.3. Thái độ:
Học sinh biết thế nào là cụm động từ, cấu tạo của cụm động từ và biết yêu quý sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo an, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi đ ộng (5’)
3.1.Ổn định:
3.2.Kiểm tra:
Nêu đặc điểm của động từ ? Đặt câu,xác định động từ .
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích, quy nạp, gợi tìm.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. ( 20’)
*Cụm động từ
GV: gọi 1 HS đọc mục (1)SGK trang (147).
GV: các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
GV: những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào trong vốn từ tiếng việt?
GV: em nào có thể nhắc lại khái niệm về động từ ?
GV: từ việc tìm hiểu trên em nào có thể kết luận như thế nào là cụm động từ?
GV: nhận xét về vai trò của các phụ ngữ : đã, nhiều, nơi, cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người .
GV: các phụ ngữ nêu lên ý nghĩa khái quát gì ?
GV: gọi 1HS đọc mục (2)SGK trang 147
GV: thử bỏ các phụ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng ?
GV: như vậy các từ in đậm tuy là phụ ngữ nhưng có vai trò như thế nào ?
GV: gọi 1 HS đọc mục (3)phần ISGK trang (147)
GV:Tìm một cụm động từ,đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với một động từ.
GV:Trước hết hãy tìm một động từ,sau đó phát triển thành một cụm động từ,xong đặt câu với cụm động từ ấy .
GV:Cụm động từ là gì ? So sánh nghĩa của một động từ với cụm động từ?Cụm động từ giữ chức vụ gì trong câu?
* Cấu tạo cụmĐT
GV:Gọi HS đọc mục(1)-sgk-trang 148.
GV:Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.
GV:Dựa vào các cụm ĐT,xem cụm ĐT gồm mấy phần(bộ phận),đó là những bộ phận nào ?
GV:Gọi HS đọc mục 2-phần II-sgk-trang 148.
GV:Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước,phần sau cụm động từ.Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì ?
Để khắc sâu kiến thức về cụm động từ,ta tiến hành sang phần luyện tập.
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. (15’)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
GV:Tìm các cụm ĐT trong những câu sau.
GV:yêu cầu HS đọc yêu cầu BT3.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố:
- Cụm động từ là gì ? Cho ví dụ.
- Cụm động từ có cấu tạo như thế nào ?
4.2. Dặn dò:
a. Bài vừa học:
Học thuộc phần ghi nhớ sgk;làm BT2 vẽ mô hình cụm động từ ở BT1,làm BT4.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Mẹ hiền dạy con”(ĐT)
Chú ý:
-Cách dạy con của bà mẹ.
-Rút ra bài học và suy nghĩ gì về mẹ mình.
c. Bài sẽ trả: Con hổ có nghĩa
- Khái niệm truyện trung đại.
- Ý nghĩa bài học.
Hs đọc.
+đã đi nhiều nơi;cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
+Thuộc từ loại động từ.
-HS:Động từ là những từ chỉ hành động,trạng thái của sự vật.
-HS:Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
-HS:Các phụ ngữ trước bổ sung cho động từ về các ý nghĩa:
+Quan hệ thời gian (đã,đang,sẽ)
+Tiếp diễn tương lai (càng,lại,vẫn..)
+Khuyến khích hoặc ngăn cản hành động (hãy,đừng,chớ..)
+Khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng)
- HS:Các phụ ngữ sau bổ sung cho động từ các chi tiết về:
+Đối tượng,hướng,địa điểm,…
+Thời gian,mục đích,nguyên nhân.
+Phương tiện và cách thức hành động.
+Không rõ nghĩa.
+Những phụ ngữ giúp ta hiểu được đối tượng của hành động.
VD:cắt cỏ
=>CụmĐT:
đang cắt cỏ ngoài đồng.
=>Câu:
Nam //đang cắt cỏ ngoài đồng.
C đt V
+Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn một động từ.
+Cụm động từ hoạt động trong câu giống như một động từ.
HS:Gồm 3 phần:phần trước,động từ làm trung tâm,phần sau.
HS:Các phụ ngữ trước bổ sung ý nghĩa cho động từ:
+Quan hệ thời gian(đã,đang,sẽ)
+Tiếp diễn tương tự(cũng,lại,vẫn)
+Khuyến khích hoặc ngăn cản hành động (hãy,đừng,chớ)
+Khẳng định, phủ định (không, chưa, chẳng)
HS:Các phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ:
+Đối tượng,hướng,địa điểm
+Thời gian,mục đích,nguyên nhân
+Phương tiện,cách thức hành động.
HS:lên bảng tìm.
HS+GV nhận xét sửa chữa=>HS ghi vào vở.
HS:Thảo luận,phát biểu ý kiến.
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD: Vừa đi về quê
- Cụm động từ có cấu tạo 3 phần
-Phần trước
-Phần trung tâm
-Phần sau.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I. CỤM ĐỘNG TỪ:
+Cụm động từ là một loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD:đang múa hát
+Nhiều động từ phải có các phụ ngữ phụ thuộc đi kèm,tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
+Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ,nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
VD:
Nam //đang cắt cỏ ngoài đồng.
C đt V
I I. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ:
Mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Đã
Đi
Nhiều nơi
Cũng
Ra
Những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
Còn/đang
Tìm
Được ngay câu trả lời
Chưa,chẳng,hãy,đừng,chớ
làm
Bài tập
+Trong cụm động từ:
-Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian;sự tiếp diễn tương tự;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động;sự khẳng định hoặc phủ định hành động….
-Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động….
I I I. LUYỆN TẬP.
1.BT1: Các cụm ĐT trong câu:
1a.Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
1b.Yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con…….xứng đáng
1c.Đành tìm cách giữ….thông minh nọ
2.BT3:Hai phụ ngữ “chưa” và “không” đều có ý nghĩa phủ định. Cách dùng hai từ này đều cho thấy sự thông minh nhanh trí của em bé.
Tuần : 16 Tiết : 62
Ngày soạn: 15/11/2012 MẸ HIỀN DẠY CON
( Đọc thêm)
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
Gợi ý để học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
Tuần : 16 Tiết : 63
Ngày soạn: 15/11/2012 TÍNH TỪ
VÀ CỤM TÍNH TỪ
1. .MỤC TIÊU:
- Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
-. Nắm được các loại tính từ.
Lưu ý: học sinh đã học về tính từ ở bậc tiểu học.
1.1.Kiến thức:
- Khái niệm tính từ:
- Ý nghĩa khái quát của tính từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (Khả năng kết hợp của tính từ. Chức vụ ngữ pháp của tính tư).
- Các loại tính từ.
- Cụm tính từ:
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ .
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
+ Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm tính từ.
1.2.Kỹ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ tình chỉ đặc điểm tương đối với tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ và cụm tính từ trong khi nói và viết.
1.3. Thái độ:
Học sinh biết thế nào là tính từ, cụm tính từ, cấu tạo của cụm tính từ và biết yêu quý sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (11’)
3.1.Ổn định:
3. 2.Kiểm tra: ( Kiểm tra 10’)
- Thế nào là cụm động từ? Cụm động từ có đặc như thế nào? (6 đ)
- Đặt 2 câu có cụm động từ? ( 4đ)
Đáp án:
- Cụm động từ là một loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. ( 2đ)
- Nhiều động từ phải có các phụ ngữ phụ thuộc đi kèm,tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. (2 đ)
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. (2đ)
- Hs đặt câu đúng- Mỗi câu đúng đạt 2 điểm.
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích mẫu câu, so sánh, đối chiếu, quy nạp, gợi tìm
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (20’)
* Tìm hiểu tính từ.
GV:Gọi HS đọc mục(1)-sgk-trang 153.
GV:Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc truyện dân gian nào mà em đã học ?
GV:Tìm tính từ có trong câu ?
GV:Các tính từ vừa tìm được có ý nghĩa khái quát gì ?
*Tìm thêm một số tính từ và ý nghĩa khái quát của nó .
GV:Gọi HS đọc mục (2)-sgk-trang 154.
GV:Tìm thêm một số tính từ em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng .
*So sánh tính từ và động từ có điểm nào giống,khác nhau.
GV:Gọi HS đọc mục(3)-sgk-trang 154.
GV: So sánh động từ với tính từ.
+Về khả năng kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng,vẫn, hãy, đừng, chớ.
+Về khả năng làm chủ ngữ,vị ngữ trong câu.
Cho một động từ,tính từ xong nhận xét khả năng kết hợp.
GV:Hãy so sánh các tổ hợp từ chứa động từ,tính từ.Tổ hợp từ nào đã trở thành câu,tổ hợp từ nào thành cụm từ ?
GV:Chức vụ trong câu của tính từ là gì ?
GV:Hãy nêu những đặc điểm của tính từ ?
*Phân loại tính từ.
GV:Gọi HS đọc mục(1)-phần II-sgk-trang 154.
GV:Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I:
+Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ(rất,hơi,khá,quá,lắm…)
+Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ?
GV:Hãy giải thích các hiện tượng trên.
GV:Dựa vào khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ và ý nghĩa của tính từ.Tính từ được chia làm mấy loại ?
* Tìm hiểu cấu tạo của cụm tính từ.
GV:Gọi HS đọc mục (1)-phần III-sgk-trang 154.
GV:Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau đây.
GV:Hãy tìm tính từ trong các cụm từ in đậm.Tính từ điền vào phần trung tâm;trước tính từ điền vào phần trước;sau tính từ điền vào phần sau.
GV:Gọi HS đọc mục(2)-phần III-sgk.
GV:Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước,phần sau cụm tính từ.Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì ?
GV:Cụm tính từ là gì ? Các phụ ngữ ở phần trước,phần sau cụm tính từ có ý nghĩakhái quátchỉ gì ?
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (10’)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
GV:Tìm các tính từ trong câu.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
GV:Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng gây cười và phê bình như thế nào ?
GV:Gợi ý.
GV:Xét về mặt cấu tạo:tính từ trong những câu trên thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?Từ có cấu tạo như vậy thường có tác dụng gì ?
GV:Hình ảnh mà tính từ gợi ra có lớn lao khoáng đạt không ?
GV:Các sự vật được đem sosánh với con voi là những sự vật như thế nào ? Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm ông thầy bói ?
4: Tổng kết và hướng dẫn học tập: (4’)
4.1. Củng cố:
Hãy nêu đặc điểm của tính từ ?
Có mấy loại tính từ ?
4.2. Dặn dò:
a. Bài vừa học:
+Học thuộc 2 ghi nhớ sgk.
+Làm BT3,4(ở BT3 từ “chưa,không” có ý nghĩa khái quát như thế nào ?Em bé như thế nào so với cha và viên quan ? )
+Ôn tập tất cả kiến thức đã học chuẩn bị thi học kỳ 1.
b. Chuẩn bị bài mới:
“Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng “
Chú ý:
-Tìm hiểu việc làm của Thái y lệnh qua đó thấy được phẩm chất của ông.
-Tìm hiểu vua Trần Anh Vương là người như thế nào ?
c. Bài sẽ trả: Không trả bài.
HS:Thuộc truyện ngụ ngôn.
a.bé,oai
b.nhạt,vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi.
=>Các tính từ trên chỉ đặc điểm,tính chất,trạng thái của sự vật.
HS:cao, thấp, mạnh, yếu, dịu êm, đẹp, xấu, xanh, đỏ, sáng, tối, âm u, mờ nhạt, rực rỡ, tươi thắm, le lói, lễ phép, ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu thương, anh hùng bất khuất, trung kiên, khiêm tốn…
=>Các tính từ trên chỉ đặc điểm,tính chất,trạng thái..
VD:đã,đang,sẽ,cũng,vẫn,hãy,đừng chớ + “học”.
VD:tính từ cũng có khả năng kết hợp được với các từ:đã,đang,sẽ,cũng,vẫn + “khoẻ” như động từ.Nhưng không thể nói: hãy khoẻ,đừng khoẻ,chớ khoẻ hoặc hãy bùi,hãy chua..
+Tính từ kết hợp với:hãy,đừng,chớ còn hạn chế nhiều so với động từ.
+Khả năng làm vị ngữ,chủ ngữ trong câu còn hạn chế hơn so với động từ.
VD:Em bé//ngã . (1)
Em bé thông minh (2)
+Tổ hợp từ (1) trở thành câu
+Tổ hợp từ (2) mới là cụm từ chưa thành câu.Vậy hãy thêm những từ nào vào để trở thành câu?
VD:Em bé này thông minh.
Em bé rất thông minh.
=>Tính từ có thể làm chủ ngữ,vị ngữ trong câu nhưng còn hạn chế.
=>HS nhắc lại như phần ghi nhớ.
HS:Các tính từ có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như: bé, oai, nhạt ,héo +rất, khá, quá, lắm……
HS:Các tính từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như:vàng hoe,vàng lịm,vàng tươi….
=>Các tính từ : bé,oai,nhạt,héo là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
=>Các tính từ: vàng hoe,vàng lịm,vàng tươi…. là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
+Tính từ được chia làm 2 loại:
-T.Từ chỉ đặc điểm tương đối.
+Vốn đã rất yên tĩnh(tt)
+nho(tt) lại sáng (tt)vằng vặc (tt)ở trên không.
+Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian;sự tiếp diễn tương tự;mức độ hoặc đặc điểm,tính chất,sự khẳng định hay phủ định….
+Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí;sự so sánh;mức độ,phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm tính chất….
HS:Nêu phần ghi nhớ.
HS:Lên bảng tìm
HS:Thảo luận,đại diện nhóm trình bày.
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất ,trạng thái của sự vật.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ,đang,vẫn để tạo thành cụm tính từ.
- Tính từ kết hợp với các từ : hãy, đừng, chớ còn hạn chế
- Tính từ giữ chức vụ chủ ngữ,tính từ làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
- Có hai loại tính từ:
+Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
+Tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ:
1.Tính từ là gì ?
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm,tính chất,trạng thái của sự vật.
VD: xanh, đỏ, đẹp, xấu, dài, ngắn, cao, tươi, héo…
2. Khả năng kết hợp:
+Tính từ có thể kết hợp với các từ:đã,đang,sẽ,vẫn….
+Tính từ kết hợp với các từ:hãy,đừng,chớ còn hạn chế.
3.Chức vụ ngữ pháp trong câu:
+Làm chủ ngữ.
+Làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
VD:
Em bé//ngã . (1)
Em bé thông minh (2)
I I.CÁC LOẠI TÍNH TỪ:
*Có hai loại tính từ:
+Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
+Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ)
VD: rất bé
Không thể nói: rất vàng hoe.
I I I.CỤM TÍNH TỪ:
Mô Hình:
Phần trước
Phần Trung Tâm
Phần Sau
Vốn đã rất
Yên tĩnh
Nhỏ
lại
Sáng
Vằng vặc ở trên không
Vẫn/còn/đang
Trẻ
Như một thanh niên
Trong cụm tính từ:
+Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian;sự tiếp diễn tương tự;mức độ hoặc đặc điểm,tính chất,sự khẳng định hay phủ định….
+Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí;sự so sánh;mức độ,phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm tính chất….
IV.LUYỆN TẬP:
1.Bài Tập 1:
Các cụm tính từ:
a.Sun sun như con đĩa
b.Chần chẫn……..càn
c.Bè bè như…….thóc
d.Sừng sững….cột đình
e.Tun tủn……chổi sể..
2.Bài Tập 2:
+Các tính từ đều là từ láy,có tác dụng gợi hình,gợi cảm.
+Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường,không giúp cho việc nhận diện một sự vật to lớn,mới mẻ như “con voi”
+Đặc điểm chung của năm ông thầy bói:nhận thức hạn hẹp,chủ quan.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày……tháng…..năm 2012
File đính kèm:
- VAN6_TUAN 16.doc