I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
1.1.Kiến thức:
- Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ:
- Đặc điểm ngữ pháp của: chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ:.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ: .
1.2.Kỹ năng:
- Nhận biết được chỉ từ:
- Vận dụng chỉ từ trong khi nói và viết.
1.3. Thái độ:
Học sinh biết thế nào là chỉ từ, hoạt động của chỉ từ trong câu và biết yêu quý sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ ( giấy A0)
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định:KTSS
3.2.Kiểm tra: thông qua.
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích mẫu câu, so sánh, quy nạp, tích hợp
b/ Các bước hoạt động:
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết : 57
N gày soạn: 01/11/2012 CHỈ TỪ
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
1.1.Kiến thức:
- Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ:
- Đặc điểm ngữ pháp của: chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ:.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ: .
1.2.Kỹ năng:
- Nhận biết được chỉ từ:
- Vận dụng chỉ từ trong khi nói và viết.
1.3. Thái độ:
Học sinh biết thế nào là chỉ từ, hoạt động của chỉ từ trong câu và biết yêu quý sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ ( giấy A0)
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định:KTSS
3.2.Kiểm tra: thông qua.
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích mẫu câu, so sánh, quy nạp, tích hợp
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (15’)
* Nhận diện chỉ từ trong câu .
GV: gọi HS đọc to mục (1) SGK trang (136)
GV:các từ in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
GV: từ được từ in đậm bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào mà emđã học ?
GV: gọi HS đọc to mục (2)SGk trang (137)
GV: so sánh các từ và cụm từ sau .Từ đó rút ra ý nghĩa của những từ in đậm
-Ông vua –Ông vua no .
-Viên quan –viên quan ấy .
-Làng –làng kia
-Nhà –nhà nọ
GV: Các DT trên có kèm thêm các từ : “này, nọ, kia ,ấy “thì ta nhận thấy ý nghĩa của các cụm từ đó như thế nào ?
GV: như vậy nghĩa của từ in đậm thường biểu thị ý nghĩa gì ?
GV: gọi 1HS đọc mục (3)SGK trang (137)
GV: so sánh nghĩa của các cập từ sau có chỗ nào giống và khác nhau .
-Viên quan ấy –hồi ấy
-Nhà no –đêm no .
GV: từ việc tìm hiểu các mục (1,2,3)em nào có thể kết luận như thế nào là chỉ từ?cho vd minh hoạ
GV:gọi HS đọc phần ghi nhớ .
* Hoạt động của chỉ từ trong câu .
GV: gọi HS đọc mục (1) phần IISGK trang (137)
GV: trong các câu đã dẫn ở phần một chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì ?
GV: các chỉ từ in đậm đứng ở vị trí nào ,có nhiệm vụ gì cho từ đứng trước nó ?
GV: gọi HS đọc mục (2)phần II sGK trang (137)
GV: Tìm chỉ từ trong những câu dưới đây. .Xác định chức vụ của chúng trong câu ? (chỉ từ làm chủ ngữ hay làm vị ngữ hoặc thành phần nào khác )
GV: em nhận thấy chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu ?
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (20’)
GV: gọi HS đọc yêu cầu BT1 SGK trang 138)
GV:tìm hiểu chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy ?
GV: gọi HS đọc yêu cầu BT2
GV: thay các cụm từ in đậm dưới đây bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích gì sao cần thay như vậy ?
GV: gọi HS đọc yêu cầu BT3
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố:
+Chỉ từ là gì ? cho VD ?
+Chỉ từ có những hoạt động nào trong câu ?
4.2. Dặn dò:
a. Bài vừa học:
Học thuộc hai ghi nhớ ;xem lại các bài tập .
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài:” Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”.
*Chú ý :lập dàn ý cho các đề (3,4,5)SGK trang (134)để chuẩn bị bài nói trước lớp
c. Bài sẽ trả: Kể chuyện tưởng tượng.
Thế nào là truyện tưởng tượng ?
-HS đọc ngữ liệu .
-Ông vua nọ
-Viên quan ấy .
-cánh đồng làng kia .
-cha con nhà nọ .
-HS trả lời độc lập .
-Từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho DT (vua ,viên ,quan ,làng ,nhà )
-HS đọc yêu cầu .
-HS so sánh đối chiếu .
-Khi các DT (viên quan ,làng ,nhà ) có thêm các từ :”kia ,ấy ,nọ ,..” thì rõ ràng sự vật mà chúng nói tới đã được xác định và định vị rõ ràng hơn trong không gian .
- Thì nghĩa của cụm từ rõ ràng hơn.
- Các từ in đậm dùng để xác định ,định vị ,vị trí của sự vật trong không gian .
-Nghĩa của các từ: “ấy, nọ” trong câu : “hồi ấy ,đêm nọ“ giống với nghĩa của các từ :“ ấy, nọ ,kia “ vừa phân tích ở trên ở chỗ chúng đều bổ sung ý nghĩa , định vị cho DT đứng trước .Nhưng khác ở chỗ các trường hợp kể trên thì định vị về mặt không gian ;còn ở đây thì định vị về mặt thời gian (hồi ấy ,đêm nọ )
-HS dựa vào ghi nhớ SGk trả lời
-HS đọc ngữ liệu .
-Trong các phần trích ở mục (1)chỉ từ : ”ấy ,nọ, kia ….”làm nhiệm vụ phụ ngữ sau cho DT,cùng với DT và phụ ngữ trước lập thành một cụm DT.
Viên quan ấy ;một cánh đồng làng kia ,hai cha con nhà nọ ,…
-Các chỉ từ trong câu :
a.Đó :làm chủ ngữ .
b.Đấy :làm trạng ngữ
-Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm DT. Ngoài ra chỉ từ có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ.
-HS đọc ngữ liệu .
-HS lên bảng làm BT1
->GV+HS nhận xét sửa chữa
-HS lên bảng làm BT2
=>GV+HS uốn nắn sửa chữa
-HS đọc yêu cầu BT3
-Phân nhóm thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật ,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian .
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm DT.Ngoài ra có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu .
I.CHỈ TỪ LÀ GÌ ?
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian .
VD:Cây viết đó
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm DT. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu
HS tìm VD
I I I. LUYỆN TẬP :
1.Bài tập 1:
-Ý nghĩa và chức vụ của chỉ từ :
a.hai thứ bánh ấy.
=>định vị sự vật trong không gian .
=>làm phụ ngữ sau trong cụm DT
b.đây đấy .
=>định vị sự vật trong không gian
=>làm chủ ngữ
c.nay
=>định vị sự vật trong không gian
=>làm trạng ngữ
d.đó
=>định vị sự vật trong không gian
=>làm trạng ngữ
2.Bài tập 2:có thể thay thế như :
a.đến chân núi sóc (sơn ):đến đấy
b.làng bị lửa thiêu cháy :làng cháy =>vì thay như vậy để khỏi lập từ .
3.Bài tập 3:
-Không được thay điều đó cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng . Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên ,giúp người đọc, người nghe định vị các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận .
Tuần : 15 Tiết : 58
Ngày soạn: 01 /11 /2012 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN
TƯỞNG TƯỢNG
1.MỤC TIÊU :
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.
- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
1.1. Kiến thức:
Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
1.2. Kỹ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài kể chủyện tưởng tượng.
- Kể chủyện tưởng tượng.
1.3. Thái độ:
Thêm mến yêu cuộc sống qua những vấn đề được kể tưởng tượng.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (15’)
3.1.Ổn định:KTSS.
3.2.Kiểm tra: ( KT 10’)
+Thế nào là truyện tưởng tượng ?
=>Truyện tưởng tượng là do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình,không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế,nhưng có một ý nghĩa nào đó. (5đ)
=>Truyện tưởng tượng nghĩ ra một phần dựa vào sự thật có ý nghĩa,rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật. (5đ)
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp Thực hành, luyện nói.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
* Tìm hiểu đề.
GV:Gọi học sinh đọc đề 5-sgk trang 134.
GV:Tìm hiểu đề ta tiến hành mấy bước?
GV:Gọi HS đọc phần tìm ý và lập dàn ý trong sgk-trang 139.
Gv: Đó là những ý của đề 5,sgk-trang 134,nhưng chưa theo thứ tự.Vậy em hãy sắp xếp lại thành các ý theo thứ tự hợp lý ?
* Sắp xếp các ý thành dàn ý.
GV:hãy dựa vào các ý sắp xếp lại cho trở thành dàn bài.
+Mở bài viết những ý nào ?
+Thân bài ta viết ý nào trước,ý nào sau?
+Kết bài nêu lên những vấn đề gì ?
Tích hợp KNS: Thực hành có hướng dẫn (Kể lại một câu chuyện trước tập thể)
GV:Cho học sinh trao đổi trong nhóm,luyện nói theo dàn ý.
GV-HS: nhận xét,tuyên dương,khen thưởng.
GV:Gọi HS đọc đề bổ sung (a)-sgk-trang 140.
+Đề yêu cầu tưởng tượng về điều gì ?
+Hãy lập dàn ý cho đề bài ?
+Mở bài,thân bài,kết bài sẽ nêu lên những ý gì ?
GV:Thu giấy lập dàn ý của học sinh=>sửa chữa.
4: Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố:
Dàn ý bài văn tự sự gồm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ từng phần ?
4.2. Dặn dò:
a. Bài vừa học:
+Học lại phần lý thuyết của kể chuyện tưởng tượng.
+Lập dàn ý cho đề (b)
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Con hổ có nghĩa”
Chú ý: -Tìm xem con hổ co hành động giúp đỡ những ai ?
-Rút ra bài học gì cho bản thân ?
-Truyện đề cao vấn đề gì ?
c. Bài sẽ trả: Ôn tập truyện dân gian.
+Kể lại tên những thể loại truyện dân gian mà em đã học ?
Tại sao gọi là truyện dân gian ?
Đề 5:Kể chuyện mười năm sau,em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học.Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
+Đọc kỹ đề,xác định yêu cầu và nội dung.
+Gợi ý:
(1)(2)(3) là những yêu cầu của đề bắt ta tưởng tượng ra nhữhg ý cần làm .
(4) liên quan đến phần mở bài.
(5)(6)(7) liên quan đến phần thân bài.
HS:Thảo luận sắp xếp lại thành dàn ý.
+Mở bài:
-Mười năm nữa là năm nào ? Năm ấy em bao nhiêu tuổi ? Em vẫn đi học hay đi làm ?
-Về thăm trường cũ vào dịp nào ?(20/11;26/3…)
+Thân bài:
-Tâm trạng trước khi về thăm trường cũ.
-Cảnh trường lớp sau mười năm xa cách có gì thay đổi…
-Gặp gỡ các thầy cô giáo cũ,mới ra sao ?Thầy dạy bộ môn, thầy chủ nhiệm …..
-Gặp bạn cũ,những kỷ niệm bạn bè vụt nhớ lại,những lời thăm hỏi,cuộc sống hiện nay…….
+Kết bài:
-Phút chia tay lưu luyến.
-Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường cũ.
=>Đại diện nhóm phát biểu bài nói của mình theo dàn ý.
Đề 4:Mượn lời một đồ vật hay con vậtgần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
+Kể chuyện tưởng tượng
+Mỗi học sinh lập dàn ý ra giấy nộp.
+ Dàn ý gồm 3 phần: mở bài,thân bài,kết bài.
-Mở bài:giới thiệu sự vật được kể.
-Thân bài:kể diẫn biến sự việc
-Kết bài:nêu tình cảm,cảm xúc đối với sự việc đó.
ĐỀ 5:
1.TÌM HIỂU ĐỀ:
+Đọc kỹ đề:
-Xác định yêu cầu: kể
-Xác định nội dung:mười năm sau; về thăm lại mái trường hiện nay đang học,tưởng tượng có những đổi thay.
2.DÀN Ý:
a.Mở bài:
-Mười năm nữa là năm nào ? Năm ấy em bao nhiêu tuổi ? Em vẫn đi học hay đi làm ?
-Về thăm trường cũ vào dịp nào?(20/11;26/3…)
b.Thân bài:
-Tâm trạng trước khi về thăm trường cũ.
-Cảnh trường lớp sau mười năm xa cách có gì thay đổi…
-Gặp gỡ các thầy cô giáo cũ,mới ra sao ? Thầy dạy bộ môn, thầy chủ nhiệm …..
-Gặp bạn cũ,những kỷ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời thăm hỏi,cuộc sống hiện nay…….
c. Kết bài:
-Phút chia tay lưu luyến.
-Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường cũ.
ĐỀ 4-SGK-TRANG 140:
+DÀN Ý:
1.Mở bài:Giới thiệu đồ vật hay con vật mà em quý mến.
2.Thân bài:
-Kể về việc làm tình cảm của em đối với đồ vật,con vật.
-Kể những cử chỉ hành động của con vật bộc lộ tình cảm đối với em
-Kể những kỷ niệm tình cảm của em đối với nó mà đáng nhớ nhất.
3.Kết bài:Tình ảm của em và đồ vật hay con vật.
Tuần : 15 Tiết : 59
Ngày soạn: 01 /11/2012 Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA (Vũ Trinh)
(TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
-Lan Trì kiến văn lục-
1.MỤC TIÊU :
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa.
- Hiểu và cảm nhận được những nẽt chính về nghệ thuật viết truyện trung đại.
1.1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”.
- Kể lại được truyện.
1.3. Thái độ:
Hs hiểu được khi chịu ơn nghĩa thì phải ghi nhớ và tìm cách đền đáp..
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định:KTSS.
3.2.Kiểm tra:
+Kể lại tên những thể loại truyện dân gian mà em đã học ?
Tại sao gọi là truyện dân gian ?
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, trực quan, nêu vấn đề, diễn giảng.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2:: Đọc – hiểu văn bản. (10’)
GV: gọi HS đọc to mục chú thích dấu sao SGK trang (142)
Gv yêu cầu nhắc lại thế nào là truyện?
GV: em nào có thể kết luận như thế nào về truyện trung đại Việt Nam .
Gv gợi ý thêm cho hs nội dung phần chú thích sgk.
GV: truyện viết vào thời gian nào ? gần những thể loại gì?
GV giới thiệu thêm về tác giả. (CKT).
GV: văn bản con hổ có nghĩa thuộc thể loại gì ? vì sao?
GV: hướng dẫn HS đọc văn bản =>cần đọc với giọng kể gợi không khí li kỳ cảm động .
GV: giải thích một số từ khó cần thiết.
GV: văn bản này có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
*HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích (20’)
* Cái nghĩa của con hổ thứ nhất .
GV: gọi HS đọc lại đoạn (1)
GV: chuyện gì xãy ra giữa bà đỡ Trần (người huyện Đông Triều ) với con hổ thứ nhất ? hổ có những hành động gì đối với bà đỡ trần ?
GV: con hổ có bao giờ dám vào nhà vào làng người dân không? vì sao con hổ đực này dám làm như thế ?Điều đó thể hiện đức tính gì đáng quý ?
GV: khi bà đỡ Trần giúp hổ cái đẻ xong .Hổ đực có những hành động , cử chỉ tâm trạng ra sao ?
GV: con hổ thứ nhất có đức tính gì quý báo ?
Từ con hổ thứ nhất rút ra cho em bài học gì ?
GV:con hổ có những hành động ,tâm trạng giống ai .Đó là dụng ý nghệ thuật gì của tác giả ?
GV: vậy em nào biết đó là nghệ thuật gì ?Tác dụng của nghệ thuật đó ?(làm nổi bật đức tính gì quý báo của con hổ )
* Cái nghĩa của con hổ thứ hai .
GV: gọi HS đọc lại đoạn (2)
GV: Chuyện gì xãy ra giữa bác tiều (ở huyện lạng giang )với con hổ thứ hai .
GV: Bác tiều cứu con hổ trong tình trạng như thế nào ?(Bác tiều có hành động ra sao ?)
GV: từ việc làm đó em thấy bác tiều là người như thế nào ?
GV: hổ được cứu sống trả ơn bác tiều ra sao?
GV: vậy con hổ thứ hai thể hiện đức tính gì quý báo ?
GV: kể chuyện con hổ tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?tác dụng của nghệ thuật ấy ?
Tích hợp KNS: Thảo luận nhóm
GV: chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì ?
- Ngoài ra, trong truyện còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác?
GV: Tại sao lại dựng chuyện “con hổ có nghĩa” mà không phải là con người có nghĩa ?
GV: trong mỗi câu chuyện chi tiết nào làm cho em thú vị (lí thú )?
GV: truyện con hổ có nghĩa đề cao khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người ?
*HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập (5’)
GV: gọi HS đọc yêu cầu bài tập (1)
GV: yêu cầu HS về nhà làm, nhờ bố mẹ kể cho nghe .Từ đó viết lời cảm nghĩ .
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố: ( Tổng kết) thực hiện trong phần ý nghĩa.
4.2. Dặn dò:
a. Bài vừa học:
+Học thuộc nội dung truyện vừa học.
+ Tập kể lại câu chuyện.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Động từ”.
Chú ý:
-Nắm được đặc điểm của động từ.
-Phân loại động từ.
+Làm bài tập tiết sau kiểm tra.
c. Bài sẽ trả : Chỉ từ.
+Chỉ từ là gì ? Cho ví dụ ?
+Chỉ từ có hoạt động như thế nào
-HS đọc chú thích (*) .
-Trong lịch sử văn học Việt Nam , thời trung đại ( thường được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)
-Thể loại phong phú :
+Truyện hư cấu tưởng tượng
+Truyện gần với kí (sự việc)
+Truyện gần với sử (chuyện thật).
-Nội dung: rất phong phú, thường mang tính giáo huấn .
- Hs nghe.
- Truyện trung đại vì có cốt truyện, nhân vật và được viết từ X-XIX.
- Hs đọc.
Chia làm hai phần:
P1: từ đầu. . . qua được : cuộc gặp gỡ giữa bà đỡ Trần và con hổ.
P2: Việc làm của bác tiều và sự đền ơn của hổ. .
-HS đọc lại đoạn (1)
-Hổ xông vào nhà cõng bà đỡ trần đi; bảo vêh giữ gìn bà ;cầm tay bà nhìn hổ cái nhỏ nước mắt .
-Hổ thì không bao giờ dám vào làng .Vì hổ cái đau đẻ mà đẻ không được =>hổ đực hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng.
-Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con; tặng cục bạc, tiển bà ra khỏi rừng .
- Đức tính quý báo :Lòng biết ơn , sự quan tâm đến hổ cái lúc sinh đẻ; hành động táo bạo vì mục đích chính đáng ,vui mừng khi có con , lễ phép thắm tình lưu luyến ,trong phút chia tay với ân nhân .
-Chúng ta cần dũng cảm trong hành động có mục đích ,lễ phép trọng ân nghĩa.
-Hổ có hành động ,tâm trạng ,cử chỉ giống con người .Đó là nghệ thuật nhân hoá .Làm nổi bật.
-Hổ bị hóc xương đau đớn giẫy giụa.
- Bác tiều đến gần thò tay vào miệng hổ lấy xương ra .
-Bác tiều là người gan dạ ,dũng cảm ,giàu đức hy sinh .
-Hổ trả ơn Bác tiều lúc còn sống , lúc chết và mãi mãi .
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá .Nhằm nhấn mạnh việc trả ơn và tấm lòng thuỷ chung bền vững của con hổ đối với ân nhân .
-HS thảo luận –đại diện nhóm trả lời : Thể hiện cái nhìn cái quan niệm của con người : Chuyện đền đáp ơn nghĩa với ân nhân không chỉ một lần là xong mà là chuyện làm thường xuyên ,lâu dài mãi mãi khi ân nhân sống hoặc chết .
- Hs trả lời
-Con hổ có nghĩa gây ấn tưọng hứng thú hơn ,ý nghĩa sâu sắc hơn (con vật có nghĩa huống chi là con người )
-Người đỡ đẻ cho hổ ;hổ trả ơn ;hổ cũng biết đến quan tài ân nhân ;nhớ ngày giỗ mỗi năm .
-Ca ngợi khuyến khích cái nghĩa giữa con nguời với nhau trong cuộc sống, xem đó như là một đạo lí tốt đẹp hiển nhiên .
Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I.TÌM HIỂU CHUNG.
1. Khái niệm về truyện trung đại Việt Nam .
- Truyện: là loại tự sự có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật, thủ pháp nghệ thuật chính là kể.
-Thời trung đại : thường được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX .
- Truyện trung đại: là những truyện được sáng tác từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, các tác phẩm có thể có tác giả hoặc không.
2. Bố cục: 2 phần.
II. PHÂN TÍCH:
1. Nội dung
a. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
- Cách mời bà đỡ Trần: xông đến cõng.
-Hành động, cử chỉ của hổ đực: bảo vệ, giữ gìn bà.
- Cách đền ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến tặng bà cục bạc để bà sống qua năm mất muà, đói kém.
b.Cái nghĩa của con hổ thứ hai :
- Hổ gặp nạn và được bác tiều móc xương cứu sống.
- Hổ trả ơn Bác tiều lúc còn sống , lúc chết và mãi mãi .
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng nghệ thuật nhân hoa, xây dựng hình tượng mang ý nghiã giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
III. Ý NGHĨA
Truyện đề cao giá trị làm người : con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
Tuần : 15 Tiết : 60
Ngày soạn: 01/11/2012 ĐỘNG TỪ
1.MỤC TIÊU:
- Nắm được các dặc điểm của động từ.
- Nắm được các loại động từ.
1.1.Kiến thức:
- Khái niệm động từ:
- Nghĩa khái quát của động từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của động từ (Khả năng kết hợp của động từ.Chức vụ ngữ pháp của động từ).
- Các loại động từ.
1.2.Kỹ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái với động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
1.3. Thái độ:
Hs nhận biết đặc điểm của đọng từ, các loại động từ và để các em tự hào vì sự phong phú của Tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, giáo án, bảng phụ.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, soạn bài ở nhà.
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
3.1.Ổn định:KTSS.
3.2.Kiểm tra:
+Chỉ từ là gì ? Cho ví dụ ?
+Chỉ từ có hoạt động như thế nào trong câu ?
Giới thiệu bài mới: Bên cạnh từ loại danh từ,số từ,chỉ từ,chúng ta còn có thêm từ loại động từ.Vậy từ loại động từ có ý nghĩa và chức vụ gì bài học hôm nay sẽ rõ .
3.3.Tiến hành bài học:
a/ Phương pháp: Phân tích, ngôn ngữ, quy nạp, diễn dịch, gợi tìm.
b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới . (20’)
* Tìm hiểu động từ.
GV:Gọi HS đọc mục (1) sgk-trang 145.
GV:Truyện “Em bé thông minh”,”Bánh chưng,bánh giầy”,”Treo biển” thuộc truyện dân gian nào mà em đã học ?
GV:Tìm động từ trong những câu dưới đây ?(theo sgk)
GV:Gọi HS đọc mục(2) sgk-trang 145.
GV:Ý nghĩa khái quát của động từ vừa tìm được là gì ? (Dựa vào câu văn sẽ biết được ý nghĩa của các động từ vừa tìm được)
GV:Gọi HS đọc mục(3)-sgk-trang 145.
GV:Động từ có đặc điểm gì khác danh từ ?
+Về những từ đứng xung quanh cụm từ?
+Về khả năng làm vị ngữ ?
GV:Hãy phân tích các câu,rút ra nhận xét động từ có thể kết hợp với từ nào ? Giữ chức vụ gì trong câu ?
GV:Gọi HS đọc phần ghi nhớ =>Học thuộc lòng.
* Phân loại động từ.
GV:Gọi HS đọc mục(1)-phần II-sgk-trang 146.
GV:Xếp các động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: buồn,chạy,cười,dám, đau,đi,định,đọc, đứng,gãy,ghét,hỏi,ngồi,nhức,nứt , toan,vui,yêu.
GV:Trong các động từ trên,động từ nào cần có động từ khác đi kèm mới rõ nghĩa? Còn động từ nào có thể đứng độc lập một mình vẫn có nghĩa ?
GV:Từ nào trả lời cho câu hỏi làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ?
GV:Từ đó hãy điền vào bảng phân loại?
GV:Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên ?
GV:Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau là động từ tình thái.
GV:Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau là động từ hành động,trạng thái.
GV:Như vậy,em có thể kết luận động từ chia làm mấy loại ? Động từ chỉ hành động,trạng thái gồm mấy nhóm nhỏ ?
GV:Động từ là gì ? Động từ có đặc điểm gì ? Có mấy loại động từ chính?
*HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập (15’)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
GV:Tìm động từ trong truyện: “Lợn cưới,áo mới”,cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào ?
GV:Đọc chính tả cho học sinh viết: “Hổ đực mừng ………tiễn biệt”.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
4.1. Củng cố:
+Hãy nêu đặc điểm của động từ ?
Có mấy loại động từ chính ?
4.2.Dặn dò:
a. Bài vừa học:
+Học thuộc lòng hai ghi nhớ sgk,tìm ví dụ minh hoạ.
+Làm BT3 (tìm chỗ nào lý thú)
b. Chuẩn bị bài mới :
+Soạn bài: “Cụm động từ”.
Chú ý:
-Nắm được cụm động từ là gì ?
-Mô hình của cụm động từ
c. Bài sẽ trả : Động từ
Nêu đặc điểm của động từ ? Đặt câu, xác định động từ .
- Hs đọc.
HS:Truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười.
+Các động từ:
a.đi,đến,ra ,hỏi.
b.lấy,làm,lễ.
c.treo,có,xem,cười,bảo bán,phải,đề.
- Hs đọc.
HS:Là những từ chỉ hành động,trạng thái của sự vật.
HS:Hội ý 1phút.
Sự khác nhau giữa ĐT-DT.
Danh từ
Động từ
+Không kết hợp với đã,đang,sẽ……
+Thường làm chủ ngữ trong câu.
+Khi làm vị ngữ phải có từ”là” đứng trước danh từ.
+Có khả năng kết hợp với:đã,đang sẽ….
+Thường làm vị ngữ trong câu.
+Khi làm chủ ngữ trong câu mất khả năng kết hợp với :đã,đang,sẽ…
VD:
Ba con trâu này// rất khoẻ.
CN (dt) VN
Tôi //vừa làm xong bài tập.
CN (đt) VN
Học tập// là nhiệm vụ của học sinh.
(đt)CN VN
+Chức vụ trong câu của động từ là làm vị ngữ .
Hs thực hiện.
HS:
+Động từ thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau “dám, toan, định”
+Động từ không cần động từ khác đi kèm phía sau:”đi, chạy, cười, đọc, vui, yêu, hỏi..”
+Động từ trả lời cho câu hỏi làm gì ? “đi,chạy,cười,nói”
+Động từ trả lời cho câu hỏi làm sao?như thế nào ? “dám,toan,buồn,gãy…”
Bảng phân loại:
Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau.
Trả lời câu hỏi làm gì
Đi,chạy, cười,đọc, hỏi,ngồi, đứng…..
Trả lời câu hỏi làm sao?thế nào ?
Dám,toan,định,phải,nên,cần….
Buồn,gãy,ghét,đau, nứt,nhức, vui,yêu…
+Có hai loại động từ chính:
-Động từ tình thái.
-Động từ chỉ hành động trạng thái.
HS:Dựa vào ghi nhớ,trả lời.
HS:Thảo luận nhóm-Đại diện nhóm trình bày.
HS:Viết chính tả.
- Động từ là những từ chỉ hành động,trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ: đã,đang,sẽ,cũng…để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình của động từ trong câu là vị ngữ.Khi làm chủ ngữ,động từ mất khả năng kết hợp với các từ : đã,đang,sẽ….
+Có hai loại động từ: Động từ chỉ hành động trạng thái và Động từ chỉ tình thái.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ:
-Động từ là những từ chỉ hành động,trạng thái của sự vật.
VD:ngồi,ăn,ngủ……
- Động từ thường kết hợp với các từ: đã,đang,sẽ,cũng,vẫn,hãy,đừng,chớ..để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ:đã,đang, sẽ, cũng,vẫn….
I I . CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH:
Trong tiếng việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
+Động từ tình thái(thường đòi hỏi động từ khác đi kèm )
+Động từ chỉ hành động,trạng thái(không đòi hỏi động từ khác đi kèm)
+Động từ chỉ hành động,trạng thái gồm hai loại nhỏ:
-Động từ chỉ hành động trả lời cho câu hỏi làm gì?
-Động từ ch
File đính kèm:
- VAN6_TUAN.15.doc