Bài giảng Nghi thức đội thanh niên Tiền Phong Hồ Chí Minh yêu cầu đối với đội viên

Sau khi học, học viên có khả năng:

- Hiểu được cách thực hiện các yêu cầu đối với đội viên trong Nghi thức Đội;

- Thực hiện được các yêu cầu đối với đội viên;

- Biết hướng dẫn đội viên thực hành các yêu cầu đối với đội viên trong Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh;

- Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện về Nghi thức

ppt28 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Nghi thức đội thanh niên Tiền Phong Hồ Chí Minh yêu cầu đối với đội viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghi thức Đội TNTP hồ Chí Minh Yêu cầu đối với đội viên mục tiêu bài giảng Sau khi học, học viên có khả năng: - Hiểu được cách thực hiện các yêu cầu đối với đội viên trong Nghi thức Đội; - Thực hiện được các yêu cầu đối với đội viên; - Biết hướng dẫn đội viên thực hành các yêu cầu đối với đội viên trong Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh; - Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện về Nghi thức Đội; hoạt động khởi động Tổ chức trò chơi “Viết các động tác, cách thực hiện động tác” hoạt động 1: tìm hiểu các yêu cầu đối với đội viên ?Đồng chí hãy kể tên các yêu cầu đối với đội viên trong Nghi thức Đội? Yêu cầu đối với đội viên - Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống - Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ - Chào kiểu đội viên TNTP - Biết các động tác Cầm cờ, Giương cờ, Vác cờ - Hô, đáp khẩu hiệu Đội - Thực hiện các động tác trong đội hình và nghi lễ của Đội - Biết 3 bài trống của Đội thuộc, hát đúng quốc ca, đội ca và 1 số bài hát truyền thống Khẩu lệnh Quốc ca! Đội ca! - Tên bài, tên tác giả : Tiến quân ca - Nhạc sỹ: Văn cao - Ra đơi, vào cuối năm 1944 cho lực lượng vũ trang Việt Minh. Bản Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca và nhạc sỹ Văn Cao trở thành tác giả Quốc ca Việt nam. - Tên bài, tên tác giả: Cùnh nhau ta đi lên - Nhạc sỹ: Phong Nhã - Nhạc sỹ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường. Nhiều ca khúc của ông được trở thành những bài hát truyền thống của thiếu niên, nhi đồng. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ Khẩu lệnh Thắt khăn! Tháo khăn! - Dựng cổ áo lên, gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn lại khoảng 15 cm, đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải - Vòng đuôi khăn bên trái vào trong đưa lên trên kéo ra phía ngoài - Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải - Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống - Thực hành động tác 3 học sinh và cả chi đội - Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra chào kiểu đội viên TNTP Khẩu lệnh Chào! – Thôi! Chào cờ, chào! – Thôi! - Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thuỳ trán phải khoảng 5 cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ - Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của tập thể đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng đội vững mạnh - Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động - Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm...chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc huy hiệu Đội. các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ a) Cầm cờ Khẩu lệnh Nghiêm! Nghỉ! - Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải. - Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “nghiêm”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm - Cầm cờ nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ”, chân trái chùng và ngả cờ ra phía trưước. các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ b) Giương cờ Khẩu lệnh Chào cờ, chào! - Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu - Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ - Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ c) Vác cờ Khẩu lệnh Vác cờ! - Được sử dụng khi diễu hành, khi đưưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ đón đại biểu... - Động tác, tư thế vác cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 - 30 cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45 độ, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ d) Kéo cờ Khẩu lệnh Chào cờ, chào! - Khi có khẩu lệnh chào cờ, chào! trống chào cờ bắt đầu, là lúc bắt đầu kéo cờ. Khi hết 3 hồi trống của bài trống chào cờ, cờ được kéo lên đến đỉnh - Cờ được kéo lên đều - Có 2 bạn học sinh thực hiện kéo cờ Hô đáp khẩu hiệu đội - Khi hát xong bài Quốc ca, Đội ca người chỉ huy bước ra vị trí điều hành - Hô: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại- sẵn sàng” - Toàn thể đơn vị đáp: “Sẵn sàng!” các động tác cá nhân tại chỗ a) Nghỉ, nghiêm Khẩu lệnh Nghỉ! Nghiêm! - Nghiêm: Khi có khẩu lệnh “Nghiêm”, Người đứng thẳng mắt nhìn thẳng, hai gót chân chạm nhau hai mũi bàn chân mở chếch 1 góc 60 độ, năm ngón tay nắm hờ để dọc chỉ quần. - Nghỉ: Khi có khẩu lệnh “ Nghỉ! ”, trùng chân trái, trọng tâm dồn vào chân trái, hai tay thả lỏng (khi mỏi có thể đổi chân) các động tác cá nhân tại chỗ b) Quay bên phải Khẩu lệnh Bên phải, quay! - Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 900, sau đó rút chân trái lên, trở về tưư thế nghiêm. các động tác cá nhân tại chỗ c) Quay bên trái Khẩu lệnh Bên trái, quay! - Khi có khẩu lệnh "Bên trái - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 900, sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế nghiêm. các động tác cá nhân tại chỗ d) Quay đằng sau Khẩu lệnh Đằng sau, quay! - Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay", lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 1800, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. các động tác cá nhân tại chỗ e) Dậm chân tại chỗ Khẩu lệnh Dậm chân, dậm! - Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm. các động tác cá nhân tại chỗ f) Chạy tại chỗ Khẩu lệnh Chạy tại chỗ, chạy! - Khi có khẩu lệnh "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm. các động tác di động a) Tiến Khẩu lệnh Tiến (n) bước, bước! - Khi có khẩu lệnh "Tiến ... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", ngưi đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm. các động tác di động b) Lùi Khẩu lệnh Lùi (n) bước, bước! - Khi có khẩu lệnh "Lùi ... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tưư thế nghiêm. các động tác di động c) Bước sang phải Khẩu lệnh Sang phải (n) bước, bước! - Khi có khẩu lệnh "Sang phải ... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm. các động tác di động e) Bước sang trái Khẩu lệnh Sang trái (n) bước, bước! - Khi có khẩu lệnh "Sang trái ... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm. các động tác di động f) Đi đều Khẩu lệnh Đi đều, bước! - Khi có khẩu lệnh "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau và dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm. - Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường gót chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau. các động tác di động g) Chạy đều Khẩu lệnh Chạy đều, chạy! - Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm. biết 3 bài trồng Trống chào cờ Trống hành tiến Trống chào mừng hoạt động 2: xác định những khó khăn khi thực hiện các động tác - Chia chi đội thành 4 nhóm - Các nhóm thảo luận tìm tất cả những khó khăn trong quá trình hướng dẫn và thực hiện Nghi thức Đội đối với đội viên hoạt động củng cố - Chia chi đội thành 4 nhóm - Các nhóm thực hiện các yêu cầu đối với đội viên

File đính kèm:

  • ppt7 yeu cau doi vien Suu tam.ppt
Giáo án liên quan