I.MỤC TIÊU:
- Nắm được các định nghĩa của danh từ ( học sinh đã học về danh từ riêng và quy tắc viết hoa danh từ ở bậc tiểu học).
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Các tiểu loại danh tư chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 10.
Tuần : 11 Tiết : 41
Ngày soạn: 05/10/2012 DANH TỪ (TT)
Ngày dạy: 15-20/10/2012 ( Danh từ chung, danh từ riêng)
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được các định nghĩa của danh từ ( học sinh đã học về danh từ riêng và quy tắc viết hoa danh từ ở bậc tiểu học).
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Các tiểu loại danh tư chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động .
1.Ổn định: KTSS .
2.Kiểm tra:
-Trình bày đặc điểm của DT ? (danh từ là gì )-khả năng kết hợp – chức vụ của DT?
3.Bài mới:
Ơ tiết 32 chúng ta đã tìm hiểu danh từ là gì ? Hôm nay tiếp tục tìm hiểu về danh từ sự vật .Đó là bài học hôm nay
Danh từ chung và danh từ riêng .
*HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành kiến thức mới.
GV: gọi HS đọc to mục (1) SGK trang 108.
GV: hãy xác định tất cả danh từ có trong câu văn.
GV: Dựa vào ý nghĩa, hãy giải thích vì sao lại chia như vậy?
Gv chối lại về danh từ chung và danh từ riêng.
GV: dựa vào hình thức chữ viết ý nghĩa biểu đạt .Hãy điền danh từ chung và danh từ riêng vào bảng phân loại ?
GV: gọi HS đọc to BT1 SGK trang 109.
GV: hãy xác định danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn ?
Gv:Danh từ có ý nghĩa biểu thị những gì thì được viết hoa, không viết hoa ?
GV: gọi một HS đọc mục (2) SGK trang 108.
GV: nhân xét cách viết danh từ riêng trong câu trên ?
GV: gọi HS đọc to mục (3) SGK trang 109
GV: nhắc lại các nguyên tắc viết hoa đã học cho VD minh hoạ cụ thể .
+Qui tắc viết hoa tên người ,tên địa lí Việt Nam .
+Qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài ?
+Qui tắc viết hoa tên các cơ quan ,tổ chức các danh hiệu ,giải thưởng , huân chương ,…
Gv củng cố lại kiến thức cho hs trước khi tiến hành phần luyện tập.
GV: gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK trang 109
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập .
GV: gọi HS đọc yêu cầu BT2.
Các từ in đậm có phải danh từ riêng không?vì sao ?
GV: gọi HS đọc yêu cầu BT3.
Viết các danh từ riêng cho đúng .
GV: đọc chính tả cho HS viết bài “Ech ngồi đáy giếng “
*HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố, dặn dò ,
Củng cố: (Thực hiện củng cố trong bài)
Dặn dò ,
+Về học thuộc phần ghi nhớ .
+Xem lại cách viết danh từ riêng .
+Nhớ lại dề văn kiểm tra tuần 7
+Soạn bài :Luyện nói kề chuyện
-Chú ý : dựa vào (4)đề lập dàn ý –chuẩn bị nói trước lớp .
Hướng dẫn tự học:
Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.
Luyện cách viết danh từ riêng.
=>DT là từ chỉ người ,vật ,hiện tượng, khái niệm ,…
=>DT có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước ,chỉ từ và một số từ ngữ khác đứng sau ,
=>Chức vụ của DT là làm chủ ngữ ,khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước .
Hs lắng nghe, ghi tựa.
-Hs đọc yêu cầu .
+Các danh từ :
-Vua ,công ơn ,tráng sĩ ,đền thờ ,làng gióng (DT chung ).
-Xã phường,huyện gia lâm,Hà Nội.( DT riêng ).
+ vua có nhiều vua: Thái Tổ, Gia Long, Tự Đức . . . . .
+ Hà Nội:tên riêng của một thành phố, . . .
-Danh từ chung :vua ,công ơn ,tráng sĩ ,đền thờ ,làng ,xã ,huyện .
-Danh từ riêng :Phù Đổng Thiên Vương, Gióng ,Phù Đổng ,Gia Lâm ,Hà Nội ,…
-HS đọc yêu cầu .
-Danh từ chung :ngày xưa ,miền đất ,nước ,thần ,nồi rồng ,con trai ,tên ,…
-Danh từ riêng :Lạc Việt, Bắc Bộ ,Long Nữ ,Lạc Long Quân .
-Danh từ chung thì không viết hoa .
-Danh từ riêng thì viết hoa .
-HS đọc yêu cầu .
-Cách viết danh từ riêng :chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành danh từ riêng đều viết hoa .
-Đối với tên người ,tên địa lí việt nam và tên người và tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm hán việt :viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
-VD: Nguyễn Thành Nam .
-Đối với tên người và tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp( không qua âm hán việt ) :Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó .Nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối .
VD: In-đô –nê –xi-a.
-Tên của các cơ quan ,tổ chức ,các giải thưởng ,danh hiệu ,huân chương ,…thường là một cụm từ ,chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa .
-HS đọc yêu cầu BT2.
-Thảo luận nhóm .
-Đai diện nhóm trả lời .
-HS: đọc yêu cầu BT3.
-HS thảo luận theo nhóm .
-HS: viết chính tả .
Tv- DANH TỪ (TT)
( Danh từ chung, danh từ riêng)
I. DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG :
1.Danh từ chỉ sự vật :
Gồm danh từ chung và danh từ riêng :
+Danh từ chung :là tên gọi một loại sự vật .
+Danh từ riêng là tên riêng của từng người ,từng vật, từng địa phương ,…
VD: Danh từ chung :ngày xưa ,miền ,đất ,nước ,thần ,nồi rồng ,con trai ,tên ,…
VD: Danh từ riêng :Lạc Việt,Bắc Bộ ,Long Nữ ,Lạc long Quân .
2.. Qui tắc viết hoa các danh từ riêng :
-Khi viết danh từ riêng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành rên riêng đó .
-Đối với tên người tên địa lí Việt Nam và tên người và tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm hán việt :viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng .
VD: Thạch Hoàng Hận .
Trà Vinh .
Hi Mã Lạp Sơn .
Thành Cát Tư Hãn .
-Đối vối tên người tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm hán việt ): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó .Nếu mỗi bộ phận gồm nhịều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối .
VD:Hi-ma-Lay-a
Mát-xcơ –va
Vích –to xéc –ghe-ê vích
-Tên riêng của các cơ quan ,tổ chức ,các giải thưởng ,danh hiệu ,huân chương ,…thường là một cụm từ .Chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa .
VD:Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .
Huân chương Lao động Hạng nhất .
I I. LUYỆN TẬP :
*Bài tập 2:
2a.Chim ,Mây ,Nước ,Hoa ,Hoạ Mi .
2b.Ut .
2c.Cháy .
=>Đều là DT riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt duy nhất mà không phải dùng để gọi chung mộy loại sự vật
*Bài tập 3:
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang ,Hậu Giang
Ai vô Thành phố
Đồng Tháp
Pháp
Khánh Hoà
Phan Rang ,Phan Thiết
Tây Nguyên,CônTum,Đắc lắc .
Trung
Hương ,Bến Hải ,Cửa
Tuần : 11 Tiết : 42
Ngày soạn: 05/10/2012 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Ngày dạy: 15-20/ 10/ 2012
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS nắm được yêu cầu .nội dung của đề kiểm tra văn.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Giúp hs nắm vững hơn những kiến thức phần văn học .
- Nắm được thế nào là truyện cổ tích, truyền thuyết.
- Nắm được các chi tiết của truyện cũng như phấn ý nghĩa chung.
2.Kỹ năng:
- Làm quen với kiểu đề có trắc nghiệm, tự luận .
-Nắm vững kiến thức bài .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
*Hoạt Động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới :
*Hoạt Động 2:
Gv nêu lại các câu hỏi và yêu cầu hs trả lời.
ô Hoạt động 3 : Nhận xét tình hình làm bài của học sinh:
GV nhận xét:
+ Ưu điểm:
-Đa số các em hiểu yêu cầu đề bài.
- Đa số đều đạt điểm khá cao, số lượng bài dưới trung bình thấp.
- Trình bày sạch sẽ., nội dung chính xác,chữ viết khá đẹp .
- Diễn đạt trơi chảy, dùng từ chính xác.
-Xác định được trọng tâm, yêu cầu của đề ra..
+ Khuyết điểm:.
- Một số em chữ viết quá xấu, trình bày quá cẩu thả.
- Do học bài chưa tốt nên số bài đạt điểm tối đa ít.( ở cả hai phần trắc nghiệm lẫn tự luận)
- Còn sai nhiều về lỗi chính tả.
ô Hoạt động 4:Trả bài và lấy điểm vào sổ.
-GV phát bài viết cho học sinh
-Yêu cầu HS đọc thầm bài làm của mình.
-GV nhắc nhở, động viên những em làm bài yếu kém trước lớp.
- Nêu lên những bài làm tốt và đề nghị tuyên dương.
-GV động viên học sinh cố gắng học tốt hơn.
-GV lấy điểm vào sổ.
ôKết quả :
Lớp
Điểm
0 ð >3
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên
Tb
SL
NỮ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/5
32
11
0
0
4
12.5
13
40.6
13
40.6
2
6.3
28
87.5
6/6
33
17
2
6.1
8
24.2
7
21.2
10
30.3
6
18.2
23
69.7
ô Hoạt động 5:
4.Củng cố: .
5.Dặn Dò:
- Chuẩn bị trước dàn ý bài luyện nói với chủ đề: ”Kể về một chuyến ra thành phố”, chú ý:
+ Chọn ngôi kể phù hợp.
+ Dàn ý đủ ba phần như một bài làm văn.
+ Tập trình bày ở nhà trước để có thể trình bày rõ ràng, mạch lạc trước lớp.
Tuần : 11 Tiết : 43
Ngày soạn: 05/10/2012 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN
Ngày dạy: 15-20/ 10/ 2012
I.MỤC TIÊU:
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2.Kỹ năng:
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
1.Ổn định:KTSS
2.Kiểm tra:
+Trong văn tự sự có mấy thứ tự kể ?Hãy nêu ưu và nhược điểm ,trong mỗi thứ tự kể ?
3.Bài mới: Gv giới thiệu bài.
*HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành kiến thức mới.
* Lập dàn ý:
GV: gọi HS đọc (4)đề bài trong SGK trang (111)
GV: gọi HS đọc dàn ý tham khảo .
GV: dàn ý đề một gồm mấy phần yêu cầu như thế nào ?
GV: phân nhóm để HS thảo luận xây dựng dàn ý cho đề (2,3,4)
GV: uốn nắn sửa chữa
* Nói trong nhóm
GV:yêu cầu HS trong tổ kể cho nhau nghe rồi nhận xét bổ sung cho nhau
GV: theo dõi uốn nắn .
* HS nói trước lớp
Tích hợp KNS: Thực hành có hướng dẫn (Kể lại một câu chuyện trước tập thể)
GV: gọi vài HS dựa vào dàn ý nói trước lớp .
GV: gọi HS khác nhận xét bổ sung .
-Chú ý sửa chữa các mặt cho HSnhư:
+Phát âm rõ dễ nghe .
+Chữa câu sai ngữ pháp dùng từ sai
+Sửa cách diễn đạt vụn về
+Biểu dương những ưu điểm đạt được hay ,sáng tạo
+nhận xét cho điểm .
+khuyến khích động viên .
*HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố, dặn dò
Củng Cố:
+ Muốn nói lưu loát trước tập thể ,trước nhiều người ta chú ý điều gì ?
Dặn dò:
+Xây dựng dàn ý cho các đề trong SGK trang (111)
-Tập nói trước gương
-Soạn bài: “ cụm danh từ “
Chú ý :nắm được :+đặc điểm của cụm DT .
+Cụm DT gồm mấy phần –xác định phần trung tâm .
+Phần trước ,phần sau gồm những từ cụm từ nào toạ thành .
-xem lại danh từ đã học bài trước .
Hướng dẫn tự học:
Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói.
=>Trong văn tự sự có hai thứ tự kể :
+Kể tự nhiên là bắt đầu kể từ đầu cho đến hết .
*Ưu điểm :kể theo thứ tự này rất dễ kể ,người đọc người nghe dễ theo dõi ,dễ nắm bắt được nội dung truyện .
*Nhược điềm :dễ nhàm chán
+Kể theo thứ tự không gian (kể ngược )là kể từ hiện tại quay ngược về quá khứ –hay là kể kết quả sau kể nguyên nhân trước .
*Ưu điểm :ngưởi nghe hồi hợp lí thú hấp dẫn .
*Nhược điểm :rất khó kể ,khó theo dõi
- Hs nghe, ghi tựa.
-HS đọc các đề bài trong SGK.
-HS xem dàn ý tham khảo .
-Dàn ý gồm (3).nêu yêu cầu từng phần như SGK
-HS thảo luận theo nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày dàn ý =>các nhóm khác nhận xét bổ sung
-HS: nói trong nhóm
HS: nói theo dàn ý trước lớp
-phải nói lưu loát ,dùng từ chính xác phù hợp với văn nói .
-giọng nói diễn cảm .
-Tác phong vững vàng ,mạnh dạn .
-Đảm bảo nội dung của đề
=>Phải mạnh dạn ,tự tin ,chuẩn bị dàn ý rõ ràng ,luyện nói trước .
* LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 4:
-Đề 4:kể một chuyến ra thành phố .
*Dàn Ý :
1.Mở bài :
Lí do được ra thành phố ,đi với ai ?
2.Thân bài :
-Lòng xôn xao khi được ra thành phố.
-Quang cảnhchung của thành phố như thế nào ?
-Vào thành phố em mua sắm những thứ gì ?
-Chợ thành phố khác chợ tĩnh nhà em ra sao ?
-Em mua món qùa gì để biếu cho người mà em quí mến nhất ?
-Kết thúc chuyến ra thành phố ở điểm nào ?lúc mấy giờ ?
3.Kết bài
Chia tay thành phố phồng hoa ,em có tâm trạng suy nghĩ gì ?
Tuần : 11 Tiết : 44
Ngày soạn: 05/10/2012 CỤM DANH TỪ
Ngày dạy: 15-20/ 10/ 2012
I.MỤC TIÊU:
Nắm được đặc điểm của cụm danh từ .
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1.Kiến thức:
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ .
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm danh từ.
2.Kỹ năng:
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
1.Ổn định:KTSS
2.Kiểm tra:
? Hãy cho biết thế nào là danh từ chung và danh từ riêng?
? Hãy nêu các quy tắc viết hoa danh từ riêng?
3.Bài mới:
Ở các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu được đặc điểm của danh từ ,phân loạiDT.Hôm nay ta tìm hiểu sâu hơn nữa là cụm danh từ .
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
GV: gọi HS đọc mục (1) SGK trang (116)
GV: các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
GV: Các từ :”ngày ,vợ chồng ,túp lều “thuộc từ loại nào trong nhóm từ tiếng việt ?
GV: Những từ hợp lại tạo thành một tổ hợp từ có nghĩa nói trên được gọi là cụm danh từ ?vậy em nào kết luận cụm danh từ là gì ?cho VD minh hoạ ?
GV: gọi HS đọc to mục (2) SGK trang (117)
GV: so sánh các cách nói trên rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ .
-Cách nói nào nghĩa được rõ ràng đầy đủ hơn ?
GV: hãy cho biết, như vậy số lượng phụ ngữ càng nhiều thì nghĩa của cụm danh từ như thế nào?
GV: gọi HS đọc mục (3) SGK trang (117)
GV: tìm một cụm danh từ và đặc câu với cụm danh từ đó ,rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ ?
GV: như thế cụm danh từ giữ chức vụ gì trong câu ?
Gv củng cố phần (1)
* GV: cụm danh từ là gì ?
GV: nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ thì như thế nào với nhau ?
GV: cụm danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu ?
* Cấu tạo của cụm danh từ
GV: gọi HS đọc to mục (1)phần II SGK trang (117).
GV: tìm cụm danh từ trong câu sau :
GV: liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm từ trên .Sắp xếp chúng thành loại .
GV: Điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình :
GV:cấu tạo của cụm danh từ thường gồm mấy phần ?kể ra ?
GV: Các phụ ngữ ở phần trước ,sau bổ sung cho danh từ về đặc điểm ,ý nghĩa như thế nào ?
*HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
GV: gọi Hs đọc yêu cầu BT1,2
Gv gọi hs nêu yêu cầu bài tập 3 và tiến hành làm.
?Điền các phụ ngũ thích hợp vào chỗ trống?
*HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố, dặn dò
Củng Cố:
+Cụm DT có cấu tạo như thế nào ?nêu nhuệm vụ của mỗi phần?
Dặn dò:
+Học thuộc lòng các ghi nhớ trong SGK .
Làm BT3(tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống )
-Soạn bài :”Chân tay ,tai,mắt, miệng”
Chú Ý:-tìm công dụng của mỗi bộ phận
-Rút ra được ý nghĩa bài học
-Tìm truyện có nội dung tương tự .
-Ôn lại kiến thức phần tiếng việt từ đầu năm đến bài vừa học tiết sau kiểm tra một tiết
Hướng dẫn tự học:
Tìm các cụm danh từ trong truyện ngụ ngôn đã học.
Hs trả lời.
Hs trả lời.
- Hs nghe, ghi tựa.
_HS đọc yêu cầu .
-Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ :”ngày ,vợ chồng ,túp lều ,”
-Các từ được từ in đậm bổ sung thuộc từ loại danh từ .
Hs trả lời.
-HS đọc yêu cầu.
-Danh từ ít từ hơn nhưng nghĩa của danh từ không rõ ràng đầy đủ bằng nghĩa của một cụm danh từ .
-Cả hai đều là cụm danh từ nhưng cụm danh từ sau rõ nghĩa hơn cụm danh từ trước giúp người ta hình dung được tình trạng của một túp lều vì nó có một từ nát bỗ sung ý nghĩa .
-Một túp lều nát “=>Một túp lều nát trên bờ biển “=>càng nói rõ đặc điểm của túp lều hơn vì có các từ “trên bờ biển “bổ sung ý nghĩa về vị trí .
-Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn .
-HS: đọc yêu cầu .
-HS: tìm độc lập .
-VD:một người chồng xứng đáng với Mị Nương chắc hẳn phải/ là người có tài cao đức trọng .
-Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ ,có thể là chủ ngữ – vị ngữ ,khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước danh từ .
-Cụm Dt là loại tổ hợp từ do DT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
-nghĩa của cụm Dt đầy đủ hơn ,rõ ràng hơn nghĩa của một DT.
-Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (là có thể làm cn-vn ,phụ ngữ )
-HS: đọc yêu cầu
+làng ấy; ba thúng gạo nếp; chín con; ba con trâu đực; năm con; ba con trâu ấy; cả làng.
-Các phụ ngữ đứng trước DT :cả ,ba ,chín thúng ,
-Các phụ ngữ phụ thuộc đứng sau DT: ấy ,nếp đực ,sau ,…
-Các phụ ngữ đứng trước danh từ có thể là :
+Phụ ngữ chỉ toàn thể : tất cả ,cả thảy ,cả ,toàn bộ ,toàn thể ,….
+Phụ ngữ chỉ lượng :mọi ,các ,từng ,những,mỗi ,hai ,ba, bốn ,,…
-Các phụ ngữ đứng sau danh từ cụ thể là :
+danh từ chỉ sự vật :nếp ,đực ,sau ,…
+chỉ lượng :ấy ,đó ,nọ ,kia ,,…
Mô Hình
p.trước
d.từ tr.tâm
p.sau
?
?
?
-cụm danh từ gồm (3) phần :
phần trước ,phần trung tâm ,phần sau
-Các phụ ngữ phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng
-Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc d8iểm của sự vật mà danh từ biều thị hoạc xác định vị trí của sự vật ấy ….
-HS: thảo luận theo nhóm .
-Đại diện nhóm trả lời
Hs dựa vào bài học trả lời.
Tv- CỤM DANH TỪ
I.CỤM DANH TỪ LÀ GÌ ?
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
VD: ngôi nhà cũ .
*Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ
- Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ .
VD:Bình hoa Q một bình hoa trên bàn
*Đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ :
-Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ ,làm phụ ngữ ;khi làm vi ngữ phải có từ là đứng trước DT )
VD:Nam là lớp trưởng .
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ :
Mô Hình Cụm Danh Từ :
p.trước
Tr.tâm
p.sau
Phụ ngữ
D.từ
Phụ ngữ
*Trong cụm danh từ :
-Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng .
-Các phụ ngử ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian .
I I I. LUYỆN TẬP :
1.Bài Tập :1
-Tìm cụm DT trong câu sau :
a.Một người chồng thật xứng đáng
b.Một lưỡi búa của cha để lại
c.Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ
2. bài tập 2:
Mô Hình
Bt 3:
-. . . . ấy . . .
- . . . . vừa rồi. . .
- . . . . cũ. . .
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày……tháng…..năm 2012
File đính kèm:
- VAN6_TUAN.11.doc