I. Vài nét tiểu sử
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Quảng Thọ - Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế
-Gia đình:
Cha là nhà nho nghèo yêu thơ ca và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ.
Mẹ là con nhà nho thuộc nhiều ca dao – dân ca xứ Huế.Gia đình truyền thống Nho học và quê hương giàu truyền thống văn hóa là cái nôi làm nảy sinh và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu
20 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12: Tác gia Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC GIA TỐ HỮU TỐ HỮU(04/10/1920 – 08/12/2002)CẢNHSẮCXỨHUẾI. Vài nét tiểu sử- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.- Quê quán: Quảng Thọ - Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế Gia đình: Cha là nhà nho nghèo yêu thơ ca và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ là con nhà nho thuộc nhiều ca dao – dân ca xứ Huế.Gia đình truyền thống Nho học và quê hương giàu truyền thống văn hóa là cái nôi làm nảy sinh và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu- Bản thân- Tuổi thơ: sớm thiếu thốn tình cảmLớn lên “Băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời” gặp lúc phong trào Dân tộc dân chủ bùng nổ mạnh mẽ, sớm giác ngộ lí tưởng CS và trở thành Đảngviên Đảng cộng sản Đông DươngHăng say và trung thành với sự nghiệp cách mạng, bản lĩnh chính trị được tôi rèn trong lao tù và hoạt động cách mạng.Từ sau CMT8, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đến năm 1986 Tố Hữu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.Kết luận:Ở Tố Hữu, có sự thống nhất giữa nhà cách mạng và nhà thơ, sự nghiệpthơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng và trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạngII. Sự nghiệp văn học1. Con đường thơ-Các chặng đường thơ của Tố Hữu gắn liền với các chặng đường hoạt động cách mạng của nhà thơ, với các giai đoạnvà sự kiện LS trọng đại của cách mạng Việt Nam. -Thể hiện sự vận động quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ. Từ ấy (1937 -1946) Việt Bắc (1946 - 1954) Gió lộng (1955 - 1961) Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 -1977) Một tiếng đờn (1992),Ta với ta (1999)2. Các tác phẩm chínhPHIẾU HỌC TẬPBài: Tác gia Tố HữuTên tập thơHoàn cảnh thời đạiĐặc điểm chínhNhóm:.Tên tập thơHoàn cảnh thời đạiĐặc điểm chínhTừ ấy (1937 - 1946)Phong trào dân tộc – dân chủ và cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8 - 1945 - 72 bài chia 3 phần:+ Máu lửa: là tiếng reo náo nức của một tâm hồn được giác ngộ lí tưởng Đảng, cảm thông sâu sắc với kiếp người nghèo khổ trong XH+ Xiềng xích: Bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, lòng yêu đời tha thiết, khát khao tự do hành động+ Giải phóng: Ca ngợi thắng lợi của CMT8 và niềm vui, niềm tin tưởng vào sự đổi đời của dân tộc, và nền độc lập mới.Tên tập thơHoàn cảnh thời đạiĐặc điểm chínhViệt Bắc(1946-1954)Cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng mà gian khổ của dân tộc.Hướng vào thể hiện và ca ngợi con người quần chúng kháng chiến: công, nông, binh bình dị mà anh hùng với những tình cảm lớn (tình quân dân cá nước, tiền tuyến – hậu phương, miền xuôi-miền ngược).Là bản anh hùng ca của dân tộc về kháng chiến chống Pháp, phản ánh chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của kháng chiến cho đến ngày toàn thắng.Tên tập thơHoàn cảnh thời đạiĐặc điểm chínhGió lộng(1955 - 1961)- Miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất đất nước + Hướng về quá khứ, ghi sâu ân tình cách mạng.+ Ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc+ Tình cảm thiết tha sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Tên tập thơHoàn cảnh thời đạiĐặc điểm chínhRa trận (1962 - 1971)Máu và hoa (1972 - 1977)Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước gian khổ, hào hùng của dân tộc + Ra trận: là bản anh hùng ca về “miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” với biết bao hình ảnh dũng khí tiêu biểu cho ý chí kiên cường của dân tộc.+ Máu và hoa :Ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của con người, của dân tộc, thể hiện niềm tự hào và ca ngợi chiến thắng.Tên tập thơHoàn cảnh thời đạiĐặc điểm chínhMột tiếng đờn (1992)Ta với ta(1999)Đất nước bước vào thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và đổi mới. - Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu.- Nội dung: +Thể hiện dòng chảy sôi động của đời thường với biết bao niềm vui, được - mất, sướng – khổ, thể hiện cảm xúc suy tư của nhà thơ.+Những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người, vào lí tưởng cách mạng. TÁC GIA TỐ HỮUChặng đường thơ1937-19461946-19541955-19611962-19711972-19771977-19921993-1999MỘT TIẾNG ĐỜNTA VỚI TARA TRẬNMÁU VÀ HOAGIÓ LỘNGVIỆT BẮCTỪ ẤYKẾT LUẬNIII. Phong cách nghệ thuật thơ Tố HữuThơ Tố Hữu tiêu biểu cho thơ trữ tình – chính trị3. Giọng điệu thơ tâm tình ngọt ngào,tha thiết, giọng của tình thương mến4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả về nội dung và nghệ thuật2. Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn.III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố HữuThơ Tố Hữu tiêu biểu cho thơ trữ tình – chính trị- Trữ tình chính trị là biểu hiện trựctiếp tư tưởng, tình cảm chính trị trong thơ, những nội dung chính trịnhư mục đích, đường lối đấu tranhquan hệ giai cấp, hiện thực cách mạnghòa quyện nhuần nhuyễn vớicảm xúc cá nhân để thuyết phụcNgười đọc với cảm hứng chân thànhnhiệt huyết Những sự kiện chính trị khơi nguồncảm hứng cho thơ trữ tình, và thơ trữ tình thể hiện sự kiện đó bằngtinh thần sôi nổi, cảm xúc nồng nàn.- Biểu hiện:+Lí tưởng cách mạng, quan điểm chính trị trở thành hệ quy chiếu và cách nhìn nhận xúc cảm của Tố Hữu ở mọi phương diện.+Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị,những tình cảm chính trị thông quatrái tim nhạy cảm của nhà thơ đềutrở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.+Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn,niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng.III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu2. Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn.Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng vươn tới nhữngcái lớn lao, phi thườngqua những hình ảnh tráng lệ,tập trung vào những vấn đề trọngđại liên quan tới vận mệnh củadân tộc, của cộng đồng với hìnhảnh về người anh hùngmang những phẩm chất đại diệnđông đảo cho quần chúng nhân dân-Biểu hiện:+ Cái Tôi trữ tình – cái Tôi nhân danhĐảng, nhân danh DT và cộng đồng+ Nhân vật trong thơ mang nhữngphẩm chất cao đẹp của cộng đồng,của dân tộc và được nâng lênthành những người anh hùng mangtầm vóc thời đại, lịch sử thể hiệnBằng bút pháp thần thoại hóa+ Cảm hứng lãng mạn: vượt lênkhó khăn gian khổ, hướng vềtương lai, khơi dậy niềm vui, niềmtin tưởng, say mê với cáchmạng, ngợi ca nghĩa tình cách và con người cách mạng.III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu3. Giọng điệu thơ tâm tình ngọt ngào,tha thiết, giọng của tình thương mến-Lí do:+ Thừa hưởng từ điệu tâm hồn của con người xứ Huế với câu ca, giọng hò ngọt ngào, tha thiết nghĩa tình.+ Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình tiếng nói đồng chí”.Biểu hiện: dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng tớiđồng bào, đồng chí để tâm sự giãi bày, nhắn nhủ biểu hiện quacách xưng hô với đối tượng trò chuyện một cách gần gũi, thân mật.III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả về nội dung và nghệ thuậtNội dung:+ Phản ánh đậm nét hình ảnh conngười VN và tình cảm VN trongthời đại mới.+ Những tình cảm chính trị và đạolí cách mạng qua cảm nhận vàthể hiện của Tố Hữu đã gắn bóhòa nhập vào truyền thống, tinhthần và tình cảm đạo lí của dântộc, làm phong phú hơn chotruyền thống ấyNghệ thuật:+Vận dụng sáng tạo thể thơ truyềnthống: thơ lục bát, thơ ngũ ngôn,thơ thất ngôn, thơ bốn chữ vàcó sáng tạo làm phong phú cho hình ảnh thơ ca này.+Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, chấtliệu từ văn hóa dân gian và cáchnói quen thuộc của dân tộc.+ Phát huy tính nhạc phong phúcủa Tiếng ViệtIV. Tổng kếtTố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu, ngọn cờ đầu của thơ ca trữ tình – chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi chặng đường thơ của Tố Hữugắn liền với những chặng đường cách mạng của dân tộc. Thơ của ông có chỗ đứng nhiều nhất trong lòng công chúng cách mạng bởi một phong cách trongsáng, đam mê và chân thật với giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm đậm đà tính dân tộc.LUYỆN TẬPTìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc?
File đính kèm:
- Bai giang Tac gia To Huu.ppt