I. Xuất xứ
- Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Người bị nhà tù Tưởng Giới Thạch bắt giam 14 tháng (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943)
- Người sống trong hoàn cảnh bị đầy ải vô cùng cực khổ
“Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”
14 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12: Giải đi sớm (Thơ Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn: Trần Văn TácGIẢI ĐI SỚM(Thơ Hồ Chí Minh)Giải đi sớm(Thơ Hồ Chí Minh) Biên soạn: Trần Văn TácGIẢI ĐI SỚMHỒ CHÍ MINHI. Xuất xứ - Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Người bị nhà tù Tưởng Giới Thạch bắt giam 14 tháng (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943)- Người sống trong hoàn cảnh bị đầy ải vô cùng cực khổ“Sống khác loài người vừa bốn tháng Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời”II. Đọc hiểu Văn bảnTảo giảiPhiên âm:INhất khứ kê đề dạ vị lan,Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,Nghênh diện thu phong trận trận hàn Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,IIU ám tàn dư tảo nhất không;Noãn khí bao la toàn vũ trụ,Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.Dịch thơ:Gà gáy một lần đêm chửa tan,IChòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;Người đi cất bước trên đường thẳm,Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,IIBóng tối đêm tàn, sớm sạch không;Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng. (Nam Trân dịch. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3) Phân tích:* Câu phá đề: “Gà gáy một lần đêm chửa tan”- Câu thơ đọc lên hiển hiện ngay khoảng thời gian rất sớm - “Gà gáy” làm lay động không gian và thời gian, đặc biệt là sự chuyển động của thời gian, xua tan đi cái tĩnh lặng của đêm tối- “Đêm chửa tan” chứ không phải “đêm không tan”Đó là sự vận động tất yếu của tự nhiên, vũ trụĐó là cảm quan luôn nhìn về phía ánh sáng trong tâm hồn lạc quan của thi sĩ.- Cách cảm nhận thời gian từ một tiếng gà, là cách cảm nhận thời gian rất dân tộc mang màu sắc Á Đông truyền thống- Câu thơ gợi cảm xúc thính giác (Hoàn cảnh giải đi sớm vô cùng khắc nghiệt, ức chế con người vì thời gian lúc này là thời gian nghỉ ngơi )* Câu thứ hai: “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” - Ngoài trăng sao ra không có ai thức dậy cả, ấy thế mà người tù bị giải đi trên đường, câu thơ gợi cảm giác thị giác.- “Quần” và từ “ủng” nghĩa quấn quýt xum vầykhông cô đơn, gợi cảm giác một không gian cao rộng vừa yên tĩnh, vắng lặng mà không quạnh hưu. Tầm nhìn của thi sĩ cao vòi vọiTư thế khoan thai ung dung, lạc quan.* Câu thứ ba: mới đề cập tới việc bị giải đi, nhưng câu thơ không nói chút gì về việc bị giải cả, mà như nói một khách chinh phu nói chung. - Người đi xa đã ở trên đường xa “Người đi cất bước trên đường thẳm”. Mới bắt đầu đi mà đã thấy đường xa rồi.- Những từ “Chinh nhân” “chinh đồ” gợi lại bao cảnh người đi trên đường xa trong quá khứ (câu thơ có cái nhìn siêu cá thể)- Câu này nguyên văn là “Nghênh diện thu phong trận trận hàn”. (Không dịch chính xác) Chẳng hạn “Mặt đón gió thu từng trận, từng trận lạnh”. “Nghênh diện”: là phả vào mặt, thổi ngược vào mặt. “Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn”.* Câu thứ tư:- Cả câu có nghĩa là: từng cơn gió thu lạnh buốt lạnh phả vào mặt Câu thơ nói về xúc giác.- “Nghênh diện” diễn tả tư thế đối mặt, đón nhận một cách chủ động, bình tĩnh, tự nhiên không thách thức. Tiểu kết :- Bài thơ có vẻ đẹp trầm tĩnh kín đáo, mang cốt cách Đường thi. - Bức tranh tả thực, ngôn ngữ giản dị súc tích, chủ yếu nói về đêm tối gió lạnh, trên con đường đầy ải xa thẳm. - Bức tranh tả thực, ngôn ngữ giản dị súc tích, chủ yếu nói về đêm tối gió lạnh, trên con đường đầy ải xa thẳm.Bài thứ hai:Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.Nguyên tác:Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,U ám tàn dư tảo nhất không;Noãn khí bao la toàn vũ trụ,Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.- Cả bài truyền đạt một sự thay đổi, bừng sáng, đột ngột, mau lẹ (chữ đã, chữ sớm nói rõ điều này) toàn diện và triệt để. - Nguyên tác “màu trắng đã thành hồng” tức là không còn màu trắng nữa.- Câu hai nói tàn dư bóng tối đã biến mất từ bao giờ.- Câu ba “Hơi ấm bao la trùm vũ trụ”, toàn bộ , không còn lạnh nữa Chính lúc này thi hứng của nhà thơ trở nên nồng nàn, Nhà thơ cảm thấy không phải giải đi đến nơi tù ngục, mà đi đón bình minh, đón hừng đông , đón ngày mới. - Bài thơ kết thúc bằng hai câu thơ tràn đầy sức nồng ấm của tạo vật chan hoà với thi hứng nồng nàn của thi sĩ. - Ý nghĩa thẩm mĩ hiện lên trong bức tranh vẫn là sức toả sáng của một nhân cách, một hồn thơ và bản lĩnh kiên cường của chiến sĩ.- Tảo giải là một bài thơ đi đầy mà như một hành khúc lên đường trầm hùng ở giai đoạn đầu, tươi vui sảng khoái, ấm áp và cuối cùng vút lên nốt nhạc chiến thắng của một ý chí- Sự tương phản giữa thực tế khổ ải và tự do nội tâm, khẳng định một cốt cách bình tĩnh ung dung chủ động trước những thử thách ngang trái của cuộc đời. Đứng trước nghịch cảnh đó , Người luôn nhìn đời từ phía tươi sáng lạc quan.III.Tổng kết :- Bài thơ là một bức tranh phong cảnh sớm mai bao la, hùng vĩ, khí dương thắng khí âm, ánh sáng thắng bóng tối, ấm áp thắng lạnh lẽo, đem lại hứng khởi sảng khoái, lạc quan một ngày mới.- Thiên nhiên gợi cho tác giả niềm tin vào quy luật bĩ cực thái lai trong đời sống xã hội, vào tương lai cách mạng nước nhàĐánh giá thơ Bác nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ có nhận xét:- “Thơ Bác giản dị quá, bình thường quá, nhiều khi ta không sao hiểu ngay và hiểu hết được. Nhưng rồi nghĩ đến đời hoạt động của Bác, bình sinh của Bác càng đọc ta càng thêm thấm thía cái bình dị lớn lao của cuộc đời ấy, của tâm hồn, của thơ ca ấyThơ Bác là sự kết tinh, là sự hài hoà giữa lãnh tụ và nhân dân, giữa thời đại và dân tộc, giữa chính trị và tình người, giữa cao siêu và bình dị, giữa đa dạng và thống nhất.” Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹpÁnh đèn toả rạng mái đầu xanhVần thơ của Bác vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình (Hoàng Trung Thông - Đọc thơ bác)
File đính kèm:
- Giải đi sớm.ppt