Bài giảng Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận

Câu1: Đọc diễn cảm một đoạn và nêu cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Đáp án:- Đọc to, rõ, thể hiện niềm khao khát sống mãnh liệt, tin yêu cuộc sống

 - Nêu cảm nhận sâu sắc và chân thật của bản thân qua bài học

 

ppt26 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sông Hương - Phu Văn Lâu, nơi thường diễn ra các cuộc thả thơ thuở trước Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh!Văn học 11GVTH: Hứa Thị Anh ThưKIỂM TRA BÀI CŨCâu1: Đọc diễn cảm một đoạn và nêu cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân DiệuĐáp án:- Đọc to, rõ, thể hiện niềm khao khát sống mãnh liệt, tin yêu cuộc sống - Nêu cảm nhận sâu sắc và chân thật của bản thân qua bài họcSông Hồng dài 1200km, phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 560 km, phần còn lại thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tràng giangHuy CậnI. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Huy Cận 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn học a. Những tác phẩm chính b. Đặc điểm thơ Huy Cận: - Luôn thấm đẫm một nỗi buồn, có sắc thái riêng, đó là “Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh”(Hoài Thanh). Có lẽ, vì thế thơ Huy cận thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa. - Huy Cận luôn khao khát với cuộc sống, tạo ra sự hòa điệu giữa hồn người và tạo vật, giữa cá thể với nhân quần. Vì thế thơ Huy Cận hàm súc và giàu chất suy tưởng, triết lí.3. Bài thơ: Tràng giang thể hiện rõ nhất những đặc điểm trong thơ Huy Cận a. Hoàn cảnh sáng tác: -Mùa thu năm 1939, in trong tập Lữa Thiêng. -Cảm xúc được gợi từ sóng nước mênh mang của sông Hồng. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. 3. Bài thơ:a. Hoàn cảnh sáng tác:b. Bố cục: - Đoạn 1: Khổ 1,2,3: Miêu tả bức tranh thiên nhiên để thể hiện nỗi buồn cô đơn, hòa chung nỗi sầu nhân thế - Đoạn 2: khổ 4: Lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ 3.Bài thơ c. Hiệu quả nghệ thuật của tiêu đề và câu thơ đề từ:Tràng giang: gợi một con sông vừa dài vừa rộng (dài ở tiếng “tràng” rộng ở sự kết hợp hai vần “ang ang”, hai nguyên âm aCâu đề từ gợi hồn tác phẩm: + “Bâng khuâng”: gợi nỗi buồn (với những cảm xúc ngỡ ngàng, luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau) + “Trời rộng sông dài”: Cảnh vũ trụ bao la bát ngátCảm xúc trên được tác giả triển khai cho toàn tác phẩm: Nhân vật trữ tình đứng trước cảnh trời rộng sông dài để thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nỗi nhớ của mình.II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nỗi buồn cô đơn giữa sông dài, trời rộngHình ảnh thiên nhiên:- Trên sông: Sóng gợn, thuyền xuôi mái, nước song song, thuyền về, nước lại sầu trăm ngả, củi một cành khô, bèo dạt, nối hàng, không đò, không cầu- Bên sông: Cồn nhỏ, không gian ba chiều”nắng xuống, trời lên sâu chót vót”, bờ xanh, tiếp bãi vàng.Những yếu tố tạo nên bức tranh thiên nhiên trên gồm cái hữu hạn, nhỏ bé và cái vô hạn đến không cùngII. Đọc – hiểu văn bản 1. Nỗi buồn cô đơn giữa sông dài, trời rộng a. Cái hữu hạn nhỏ bé: -Thuyền, nước, cành củi khô, hàng bèo trôi nổigợi nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn của những kiếp người nhỏ bé vô định - “Thuyền về, nước lại”, kiểu đối gợi chia lìa tan tác của cuộc sống con người - Cảm xúc từ con sóng “gợn” nhưng nỗi buồn nối tiếp nhưng phủ kín trong lòng, “buồn điệp điệp”( hai tiếng “điệp điệp”:là láy âm gợi nỗi buồn nối tiếp, trùng điệp ; hai phụ âm tắt (P) đóng lại như nỗi buồn phủ kín không nói thành lời)1. Nỗi buồn cô đơn giữa sông dài, trời rộng a. Cái hữu hạn nhỏ bé: b. Cái mênh mông vô hạn: Cồn nhỏ, gió, làng xa và không gian sông dài, trời rộng, bờ xanh, bãi vàng, mây cao, núi bạc“Lơ thơ”, “cồn nhỏ” gợi sự thưa thớt, hoang vắngHai lần phủ định: Không chuyến đò; Không cầu - “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”Tất cả lặng lẽ, trống vắng, cô tịch“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”, mở ra không gian ở tầm cao và cả chiều sâu của sông nước đối diện với không gian ấy con người càng cảm thấy cô đơn II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nỗi buồn cô đơn giữa sông dài, trời rộngBức tranh thiên nhiên gồm sự mênh mông vô hạn của cảnh trời rộng sông dài và cái hữu hạn nhỏ bé của thuyền, nước, cành củi khô gợi sự tàn tạ, chia ly. Tất cả đã nói lên tâm trạng và nỗi buồn cô đơn của lớp người vốn nặng tình với quê hương nhưng đành bất lực và thường tìm đến cảnh mênh mông hoang vắng để trải lòng mình.II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nỗi buồn cô đơn giữa sông dài, trời rộng 2. Nỗi lòng thương nhớ quê hương - Trên cái nền mênh mông của không gian mây nổi thành cồn nổi lên một cánh chim nhỏ lại “nghiêng cánh”gợi ra sự nhỏ nhoi, cô lẻ - “Lòng quê dợn dợn”: Lòng thương nhớ quê bắt đầu từ sóng nước Tràng giang. - “Không khói hoàng hôn”: không cần khói sóng mà vẫn nhớ quê da diết 2. Nỗi lòng thương nhớ quê hươngĐây là thời các nghệ sĩ bày tỏ lòng yêu nước một cách thầm kín. Đoạn thơ thể nỗi buồn con người như hòa vào nỗi bơ vơ của thiên nhiên hoang vắng, niềm thiết tha với tạo vật,với cuộc sống con người cũng chính là niềm thiết tha với quê hương đất nước.Bến thuyền sông Hồng3. Yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của Tràng giang- Là một bài thơ mới nhưng đậm chất cổ điển + Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, mang đậm dấu ấn Đường thi với cách ngắt nhịp quen thuộc: Chủ yếu nhịp 4/3: Sónggiang/ buồn điệp Conmái/ nướcsong Tạo sự cân đối, hài hòa.+ Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao; không/ có,+ Sử dụng các từ láy nguyên : điệp điệp, lớp lớp, song song, dợn dợn để đặc tả nỗi buồn ( kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh)TRÒ CHUYỆN VỀ BÀI THƠ "TRÀNG GIANG" (04/09/2007 02:39) Nhà thơ HUY CẬN           Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe đạp, có đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá: Nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa như gần gũi, nửa như xa vời quạnh hiu. Tôi dừng ở quãng bến Chèm (bây giờ là chân cầu Thăng Long) và vang lên trong tâm tưởng mấy câu lục bát:       Tràng Giang sóng gợn mênh mông Thuyền trôi xuôi mái, nước song song buồn      Rêu trôi luồng lại nối luồng  Về đâu bèo dạt, mây lồng núi xaTôi còn định làm tiếp bài thơ bằng lục bát và đặt tên bài là Chiều trên sông...Nhưng đạp xe về nhà (ở số 40 Hàng Than) lại vang trong đầu nhạc điệu của thơ bảy chữ, âm hưởng Đường luật như quyến rũ tai tôi, cổ họng tôi và tôi liền chuyển mấy câu đầu sang thể bảy âm, bắt được ngay hai câu đầu:Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song                Hai câu đầu này sẽ đứng vững nguyên cho đến bản thảo cuối cùng                Rồi tôi viết tiếp. câu thứ 3 không khó, nhưng đến câu thứ 4 thì thôi xao Một chiếc bèo đơn lạc giữa dòng... Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng... Củi một cành trôi lạc mấy dòng...                Sau cùng đến bản thảo thứ 14 mới bật ra Củi một cành trôi khô lạc mấy dòng vừa tự nhiên vừa hàm ý sâu (đã chết khô rồi mà còn lạc mấy dòng). Chữ khô hơn hẳn chữ đơn, vì cái ý cô đơn sẽ toát lên từ toàn bài.Đoạn 2 cũng phải tìm, nhưng có sẵn cảnh trước mắt: Các cồn nhỏ giữa sông... gió hiu hiu... và lại có trong tâm trí 2 câu của Chinh phụ ngâm, Non Kỳ lặng lẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gờCho nên tôi viết ngay được câu Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu nhờ bà Đoàn Thị Điểm... gà cho... nửa câuĐoạn thứ tư thì tôi học được chữ đùn trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ (bản dịch của Nguyễn Công Trứ) Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Và tôi viết Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Cả khổ thơ thứ tư thì tôi buồn hơnThôi Hiệu nên mới hạ 2 câu:  Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà   Nhớ câu Yên ba giang thượng sử nhân sầu cốt để nói mình buồn hơn, cần gì phải có khói, sóng mới nhớ nhà.                Bài thơ không phải tả cảnh mà tả tâm hồn, trạng thái tâm hồn, hay nói đúng hơn là mượn cảnh để nói lòng mình, hồn mình.... Nói đúng hơn nữa là: Hồn đã nhập vào cảnh cho nến nói đến cảnh là nói đến hồn vậy.                  Một gợi ý với người đọc: Cũng là cảnh trời nước mà sao trười nước trong Tràng Giang thì vắng lạnh thế, xa vắng thế buồn thê lương thế. Mà trời trong bài Đoàn thuyền đánh cá

File đính kèm:

  • pptTrang Giang Huy Can(1).ppt