Tiết 74 - Đọc văn : ĐÂY THÔN VĨ DẠ
HÀN MẶC TỬ
• TIỂU DẪN
• Tác giả
Những điểm đáng lưu ý trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hàn Mặc Tử ?
- Tên thật: Nguyễn Trọng Trí ( 1912-1940), sinh ra trong 1 gia đình công giáo ở Đồng Hới- Quảng Bình
- Trước khi mắc bệnh hiểm nghèo, từng làm tại sở đạc điền Quy Nhơn, làm báo ở Sài Gòn. Mất tại trại phong Quy Hoà, Quy Nhơn sau khoảng 4 năm điều trị xa lánh bạn bè, người thân.
- HMTcó sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ mới, diện mạo thơ bí ẩn phức tạp nhưng luôn hướng về cuộc đời trần thế với một tình yêu đớn đau.
- Các tập thơ: Gái quê, Thơ điên, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên. Hai vở kịch: Duyên kì ngộ và Quần tiên hội
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 74: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 74 - Đọc văn : Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc TửTiểu dẫnTác giả Những điểm đáng lưu ý trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hàn Mặc Tử ?Tên thật: Nguyễn Trọng Trí ( 1912-1940), sinh ra trong 1 gia đình công giáo ở Đồng Hới- Quảng BìnhTrước khi mắc bệnh hiểm nghèo, từng làm tại sở đạc điền Quy Nhơn, làm báo ở Sài Gòn. Mất tại trại phong Quy Hoà, Quy Nhơn sau khoảng 4 năm điều trị xa lánh bạn bè, người thân. HMTcó sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ mới, diện mạo thơ bí ẩn phức tạp nhưng luôn hướng về cuộc đời trần thế với một tình yêu đớn đau.- Các tập thơ: Gái quê, Thơ điên, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên. Hai vở kịch: Duyên kì ngộ và Quần tiên hội Tác phẩmNêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? * Xuất xứ: Rút từ tập Thơ điên ( 1940) * Hoàn cảnh ra đời - Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của tác giả với một cô gái Huế tên là Hoàng Cúc - Địa danh Vĩ Dạ : Làng nằm kề sát kinh đô Huế, bên bờsông Hương nổi tiếng với những ngôi nhà xinh xắn, vườn tược mướt xanh, bến sông thơ mộng... II. Phân tích.1. Khổ1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền ? Câu thơ mở đầu là lời của ai ? Mục đích thực chất của lời hỏi là gì - Câu thơ đầu là một câu hỏi tu từ : Cô gái hỏi nhưng thực chất là lời mời mọc nhắn nhủ Hàn Mặc Tử hãy về chơi Vĩ Dạ. Đó còn là lời của chính tác giả hỏi mình, trách mình sao không về chơi thôn Vĩ khi còn cơ hội. - Câu thơ mở lối cho kỉ niệm sống dậy , nhớ về cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ Hãy đọc 3 câu tiếp và cho biết, cảnh ban mai thôn Vĩ hiện lên bằng các hình ảnh nào ? - Mảnh vườn thôn Vĩ: + Nắng mới lên, hàng cau: Thứ ánh sáng tinh khôi thanh khiết. + Cây cối Mướt: Non tơ, mượt mà. Xanh như ngọc: Loáng nước, mỡ màng -> Cảnh ban mai trên mảnh vườn thôn Vĩ đẹp trong sáng , tinh khiết, giàu sức sống. Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp con người thôn Vĩ qua câu thơ : “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”? - Con người: Khuôn mặt “chữ điền” gợi sự trang trọng phúc hậu, thấp thoáng sau “lá trúc” -> Con người và thiên nhiên hài hoà trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng * Tóm lại: Đây là những hình ảnh còn lưu giữ trong tâm trí HMT , chứng tỏ tình yêu sâu sắc thiết tha của tác giả với thôn Vĩ 2.Khổ 2: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ?Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế được miêu tả như thế nào qua khổ thơ này ? - Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế : + Gió mây nhè nhẹ bay. + Dòng nước trôi lững lờ. + Cây cỏ khẽ đung đưa. -> Bật lên vẻ khoan thai, dịu dàng, vấn vương của xứ Huế. - Nghệ thuật nhân hoá diễn tả sự chuyển động trái chiều của mây, gió, gợi sự chia lìa dang dở nên dòng nước cũng “buồn thiu”-> Phảng phất tâm sự u buồn của nhà thơ trước sự xa cách của cuộc đời đối với mình. - Đêm trăng trên sông Hương được miêu tả như thế nào? Tâm sự của nhà thơ qua cụm từ “kịp tối nay”? - Cảnh đêm trăng trên sông Hương : + Dòng nước trở thành dòng ánh sáng lấp lánh. + Con thuyền đậu trên bến trăng để chở trăng về một nơi nào đó trong mơ. -> Vẻ đẹp mơ mộng, hư ảo nhưng phảng phất lo âu về một cái gì đó sẽ cản trở con thuyền không về “kịp tối nay”, là khoảng thời gian cận kề sắp tới. Câu hỏi cuối khiến lời thơ trở nên chới với.3. Khổ kết: Mơ khách đường xa khách đường xa áo em trắng quá nhìn không ra ở đây sương khói mờ nhân ảnh` Ai biết tình ai có đậm đà ?“Khách đường xa” là ai? Tác dụng của điệp ngữ “khách đường xa”? - Tâm sự với người xứ Huế : + Trước lời mời gọi “ Sao anh không về?”Nhà thơ thấy mình chỉ như 1 người khách xa xôi. Điệp ngữ “khách đường xa” nhằm nhấn mạnh nỗi xót xa, mặc cảm của HMT. Hình ảnh cô gái Huế được tâm tưởng nhà thơ là hình ảnh như thế nào?+ Hình ảnh cô gái Huế trong tâm tưởng nhà thơ:“áo trắng” trong màu “sương khói”-> Mờ ảo, xa mờ, khó nắm bắt. Phải chăng câu thơ thấp thoáng mối tình đơn phương của HMT với cô gái Huế. - Câu thơ cuối là lời ai hỏi ai? - Tác giả đặt câu hỏi : Ai biết tình ai có đậm đà? Đại từ phiếm chỉ “ai” khiến câu thơ mang 2 lớp ý nghĩa: + HMT làm sao mà biết được tình cảm của người xứ Huế với mình có đậm đà hay không? + Cô gái Huế làm sao mà biết được tình cảm đậm đà của nhà thơ với cảnh và người xứ Huế ? -> Tác giả cô đơn, chới với trong hoàn cảnh bi thương mà vẫn tha thiết với cuộc đời. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : - Hình ảnh biểu hiện nội tâm. - Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu liên tưởng. 2. Nội dung : - Qua bức tranh đẹp về xứ Huế thể hiện tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống, con người. - Thể hiện nỗi buồn cô dơn của HMT trước mối tình đơn phương xa xăm , vô vọng.
File đính kèm:
- Day thon Vi Da(29).ppt