Bài giảng Ngữ văn 11: Đương đầu với đàn cádữ (Trích "Ông già và biển cả" - Ơnixt Hêminguê )

Kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi :

1. En xa Tơriôlê đã có vai trò như thế nào trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp Lui Aragông ?

2. Nêu chủ đề của bài thơ “En xa ngồi trước gương” .

 

ppt22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Đương đầu với đàn cádữ (Trích "Ông già và biển cả" - Ơnixt Hêminguê ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào quý thầy cô và các em học sinh!Trường THPT Hoàng Hoa ThámKiểm tra bài cũ Câu hỏi :1. En xa Tơriôlê đã có vai trò như thế nào trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp Lui Aragông ?2. Nêu chủ đề của bài thơ “En xa ngồi trước gương” .Kiểm tra bài cũ Trả lời :1. - Về cuộc đời : Nhờ En xa, Lui Aragông thoát khỏi tư tưởng bi quan, chán nản, thâm nhập sâu vào lý tưởng của Cách mạng tháng Mười . Aragông tham gia sôi nổi các hoạt động xã hội, tích cực tham gia kháng chiến chống phát xít Đức, khi chúng chiếm đóng nước Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ hai . - Về sự nghiệp sáng tác : En xa chính là nguồn cảm hứng bao trùm trong nhiều sáng tác của Aragông không những ở tiểu thuyết mà còn ở thơ . Aragông có cả “một vườn thơ En xa” ; trong đó , có thể kể một số tập chính như : Đôi mắt En xa, En xa, Anh chàng say đắm En xa... Kiểm tra bài cũ Trả lời : 2. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của En xa khi soi gương – Nhớ lại những sự kiện bi thảm của đất nước, tâm hồn En xa day dứt về số phận của thế giới và những con người ưu tú đã hi sinh cho Tổ quốc . Kính chào quý thầy cô và các em học sinh!Trường THPT Hoàng Hoa ThámGiảng văn :đương đầu với đàn cádữ(Trích "Ông già và biển cả" - Ơnixt Hêminguê )A. Giới Thiệu Chung1. Văn học Mĩ thời kì hiện đại – thế kỷ XX :- Một nền văn học phong phú có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao . - Phản ánh những bất công xã hội, phê phán mặt trái của lối sống Mĩ . - Thể hiện những nét đặc sắc của truyền thống nhân dân Mĩ .- Những tác giả tiêu biểu : Xincơle Liuytx, Ơgien Onây, Pơclơbâc, Ơnixt Hêminguê, Giônxtenbec ... I. Văn học Mỹ thế kỷ XX và nhà văn Hêminguê:A. Giới Thiệu ChungƠnixt Hêminguê( 1999 – 1961 )2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : A. Giới Thiệu Chung- Hêminguê (1899 – 1961) sinh trưởng trong gia đình khá giả tại một thành phố nhỏ (Oakpac, bang Ilinoi), ngoại vi Chicagô – nước Mĩ . - Thời còn trung học, Hêminguê đã là một học sinh giỏi. Bố của ông là bác sĩ nhưng có thú câu cá và săn nhiều loại thú khác . Mẹ ông là nghệ sĩ dương cầm say mê tôn giáo và nghệ thuật –> Hêminguê ảnh hưởng ở bố mẹ cả hai niềm đam mê ấy .Cuộc đời Hêminguê nhiều thăng trầm *(Hết P.Thông, ông không thi ĐH mà làm phóng viên) .18 tuổi, Hêminguê làm phóng viên cho tờ báo Ngôi sao ở Kausa . Trong chiến tranh thế giới thứ I, Hêminguê tình nguyện tham gia chiến đấu ở Pháp rồi Ý. Sau đó,bị trọng thương, Hêminguê trở về Mĩ và được đón tiếp như một anh hùng . 2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : a) Tiểu sử :A. Giới Thiệu Chung - Hêminguê cùng với một số trí thức nghệ sĩ trẻ tự nhận thấy là thuộc “thế hệ vứt đi” – Đó chính là cảm giác lạc loài *(bị lừa gạt + không hòa nhập với c/s bon chen khoe khoang giàu có của nước Mĩ) và phủ nhận sự vô nghĩa của chiến tranh cùng với văn minh công nghiệp của nước Mĩ bấy giờ . - Năm 1921 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hêminguê : Ông lấy vợ . Trong chiến tranh thế giới thứ II, Hêminguê làm phóng viên chiến trường ở châu Âu, rồi ham gia giải phóng Pari. Nền văn minh ở Ý, Pháp, và Tây Ban Nha đã thu hút ông . - Đại chiến thế giới II kết thúc, Hêminguê chọn Cuba làm quê hương . Năm 1954 ông được nhận giải thưởng Nôben văn học . 2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : a) Tiểu sử :A. Giới Thiệu Chung => Tóm lại, Hêminguê là một nhà văn có nhiều đam mê,nhất là mê văn chương, mê đấu bò,săn thú rừng và câu cá ... Những đam mê đó đã tăng nguồn cảm hứng để rồi ông gửi cho đời những tác phẩm nổi tiếng . Hêminguê sống một cuộc đời đầy thăng trầm , lắm phiêu lưu mạo hiểm và chống phát xít trên phạm vi thế giới . Tuy tự nhận thuộc “thế hệ vứt đi” nhưng Hêminguê đã tạo cho đời một truyền thuyết đẹp, một bài học ý nghĩa về sự theo đuổi khát vọng lớn lao .2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : a) Tiểu sử :A. Giới Thiệu Chung - (*ảnh hưởng)Ơnixt Hêminguê là nhà văn hàng đầu nước Mĩ, là một trong những văn hào vĩ đại nhất của văn học hiện đại Mĩ, văn học Mĩ thế kỷ XX . - Xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp văn học của Hêminguê là khát vọng “Viết một áng văn xuôi giản dị trung thực về con người” . Cả cuộc đời, dù gian lao vất vả, Hêminguê cũng đều có mặt ở điểm nóng để nói lên sự thật về cuộc sống . (* cuối sách) 2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : b) Sự nghiệp văn học :A. Giới Thiệu Chung - Tác phẩm tiêu biểu : + Tiểu thuyết : “Thời đại của chúng ta”(1924), “Giả từ vũ khí”(1929), “Chuông nguyện hồn ai”(1939), “Qua sông qua rừng”(1950), “Ông già và biển cả”(1952) ... + Truyện ngắn : “Hạnh phúc ngắn ngủi của Phrăngxi Macômbơ”, “Tuyết trên đỉnh Kilimangiarô” ... –> Đó là những tác phẩm được Hêminguê viết bằng bút pháp hiện thực, với nội dung phản ánh những vấn đề xã hội quan trọng, nhất là cuộc sống con người sau chiến tranh . 2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : b) Sự nghiệp văn học :A. Giới Thiệu Chung - Hêminguê dã đề xướng nguyên lí sáng tác đó là nghệ thuật “Tảng băng trôi”, bảy phần chìm, chỉ một phần nổi . Bảy phần chìm kia là chiều sâu của tác phẩm . Vì vậy, người đọc phải tìm tòi, suy nghĩ, liên kết các chi tiết mới nhận ra được ý nghĩa đích thực của tác phẩm . –> Nguyên lí “Tảng băng trôi” là sự thể hiện của kĩ thuật viết và ý nghĩa dân chủ hóa nghệ thuật : nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý . 2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : b) Sự nghiệp văn học :A. Giới Thiệu Chung => Tóm lai, Ơnixt Hêminguê là một nhà báo, nhà văn xông xáo, ham hoạt động, thích phiêu lưu . Ông sống gần gũi với quần chúng, quen nếp sống giản dị của người dân chất phác . “ Tảng băng trôi” là nguyên lí sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hêminguê . Tác phẩm của Hêminguê thắm đượm một tình yêu với những gì phiêu lưu mạo hiểm và là lời khuyến khích chân thành của ông đối với những ai đang phấn đấu cho quyền lợi chính đáng của mình . 2. Nhà văn Ơnixt Hêminguê : b) Sự nghiệp văn học :A. Giới Thiệu Chung1. Tóm tắt tác phẩm : (SGK) - Tác phẩm “Ông già và biển cả” được Hêminguê sáng tác vào năm 1952 . Đây là một trong những tác phẩm hay nhất của Hêminguê và của văn học Mĩ thế kỉ XX - Kể về lão Xanchiagô 74 tuổi, đã tám mươi tư ngày liền đi biển với cậu bạn nhỏ Manôlin mà chẳng kiếm được một con cá nào . - Vì cho rằng “ông già xúi quẩy” nên mẹ của Manôlin không cho cậu nhỏ đi cùng . Một mình ông già rong ruổi trên biển . Ba ngày trôi qua, đúng lúc định chợp mắt vì quá mệt mỏi thì lão Xanchiagô câu được một con cá kiếm rất to, “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” . Trận chiến giữa người và cá bắt đầu .II. Tác phẩm “Ông già và biển cả’ của Ơnixt Hêminguê :A. Giới Thiệu Chung1. Tóm tắt tác phẩm : (SGK) - Bằng ý chí, sức chịu đựng kì diệu và phải chiến đấu gần như kiệt sức đến chiều hôm sau thì ông già mới hạ được con cá . Lão Xanchiagô buộc nó vào mạn thuyền . Nhưng rồi sau đó cả đàn cá mập kéo đến tấn công xác con cá kiếm . Ông già lại phải đương đầu với đàn cá dữ . Cuối cùng, khi đưa thuyền vào đến bến, ông chỉ còn lại bộ xương con cá kiếm . Lão Xanchiagô thất thểu đi vào bờ . - Kết thúc tác phẩm dường như thể hiện niềm tin của con người vào chính bản thân mình , nhưng trái lại vẫn còn nỗi buồn về thân phận con người trên thế gian này . II. Tác phẩm “Ông già và biển cả’ của Ơnixt Hêminguê:A. Giới Thiệu Chung 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật : - Giá trị nội dung : Tác phẩm “Ông già và biển cả” là một biểu tượng về con người, cho đến giờ phút cuối cùng vẫn đuổi theo một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó –> Cuộc săn bắt cá của ông già Xanchiagô trong tác phẩm là một ẩn dụ về hành trình thực hiện khát vọng lớn lao, dù có đơn độc và thất bại . Âm hưởng gợi lên lại đầy sinh khí,ấm áp và mãnh liệt . II. Tác phẩm “Ông già và biển cả’ của Ơnixt Hêminguê :A. Giới Thiệu Chung 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật : - Giá trị nghệ thuật : “Ông già và biển cả” là một minh họa rất thành công về nguyên lí nghệ thuật “Tảng băng trôi’ độc đáo của Hêminguê – Đó là nét đặc sắc ở nghệ thuật biểu tượng, ẩn dụ mà nét cơ bản của nó là sự so sánh ngầm . Những nét độc đáo khác nữa ở tác phẩm này là thủ pháp xây dựng nhân vật, kết cấu, người kể chuyện cùng với nghệ thuật sử dụng các chi tiết, hình ảnh đối lập, tương phản và nghệ thuật nhân hóa song song độc thoại nội tâm đặc sắc tuyệt vời . II. Tác phẩm “Ông già và biển cả’ của Ơnixt Hêminguê :A. Giới Thiệu Chung1. Vị trí của đoạn trích : - Là phần cuối của tác phẩm “Ông già và biển cả” – Hêminguê . - Sau khi dốc đến kiệt sức tàn hơi, ông già Xanchiagô hạ được con cá kiếm . Ông buộc nó vào mạn thuyền rồi đưa vào bờ . Lúc ấy, đàn cá mập kéo đến tấn công xác con cá kiếm . Ông già lại phải “đương đầu với đàn cá dữ” . 2. Chủ đề (cũng là chủ đề của tác phẩm) : Đoạn trích khắc họa một con người lao động bình thường mà hào hùng trong một cuộc đương đầu không cân sức để thực hiện khát vọng lớn lao đẹp đẽ của mình .III. Đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ” :Củng cố tiết học - Văn học Mĩ thời hiện đại – thế kỉ XX - Nhà văn Ơnixt Hêminguê Tiểu sử Sự nghiệp văn học 2. Tác phẩm “Ông già và biển cả” Tóm tắt nội dung Giá trị nội dung và nghệ thuật 3. Đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ” Vị trí Chủ đề 1. Văn học Mĩ thế kỉ XX và nhà văn Ơnixt HêminguêKính chào quý thầy cô và các em học sinh!Trường THPT Hoàng Hoa Thám

File đính kèm:

  • pptHemingue.ppt