Bài giảng Ngữ văn 10 tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

“ Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc - đông nam gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác, ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà”.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt liệt chào mừng quý thầy, côLàm văn – Tiết 61Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minhTính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh 1.Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác: a. Ví dụ: Cho văn bản sau:- Đối tượng thuyết minh: sông Đà.- Cung cấp tri thức: chiều dài, hướng chảy, vị trí và đặc điểm của con sông khi qua nước ta.- Tri thức được thể hiện: cụ thể, chính xác. => Giúp ta hiểu đúng, chính xác, rõ ràng cụ thể những đặc điểm về vị trí địa lý của con sông Đà.“ Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc - đông nam gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác, ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà”. b. Tính chuẩn xác - Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là đúng đắn, chính xác, chuẩn mực của các tri thức trong văn bản thuyết minh. - Vị trí, vai trò: là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh. c. Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác: - Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng thuyết minh. - Thu thập đầy đủ các tài liệu có giá trị về đối tượng thuyết minh. - Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu2. Bài tập áp dụng:Bài tập: a - SGK/Trang 24 - Yêu cầu: Câu văn thuyết minh trong SGK có chuẩn xác không? Vì sao? - Trả lời:- Câu văn thuyết minh không chuẩn xác.- Vì: + ở lớp 10 THPT, HS không phải chỉ được học văn học dân gian mà còn được học văn học viết. + Trong văn học dân gian, không chỉ có ca dao, tục ngữ, câu đố mà còn có truyện cổ tích, thần thoại + Chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT không có câu đố.Căn cứ vào kết quả của bài tập a Viết một đoạn văn từ 3-5 câu thuyết minh về chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 THPT đảm bảo tính chuẩn xácII. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: a. Ví dụ:Văn bản 1: Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc - đông nam gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500 km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác, ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà. (Sách giáo khoa Địa lý) Văn bản 2: Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng. Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toàn thân sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước métSông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải(Nguyễn Tuân)- Đối tượng được thuyết minh: sông Đà.- Văn bản 2: gợi cho ta sự thích thú, niềm khao khát tìm hiểu về con sông Đà.- Cách diễn đạt: + Từ ngữ: giàu sắc thái biểu cảm. + Câu: câu kể, câu tả, kết cấu câu phức tạp, nhiều tầng bậc. + Biện pháp tu từ: Nhân hoá: (“ vùng núi ác”, “ xin nhập quốc tịch Việt Nam”) So sánh: (Sông Đà như một áng tóc mun ...) => Sông Đà hiện lên đẹp, sống động.b. Tính hấp dẫn: - Tính hấp dẫn: lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe. - Vai trò: quan trọng.c. Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn : - Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt. - Sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn biến hoá, linh hoạt. - Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng được soi rọi từ nhiều mặt.2. Bài tập áp dụng:Bài tập 1 – SGK Trang 26: Yêu cầu: Phân tích biện pháp làm cho luận điểm: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn. Trả lời: Biện pháp làm cho luận điểm trên trở nên hấp dẫn là: + Trình bày kiến thức theo cách tổng - phân - hợp. + Đưa ra kết quả nghiên cứu của các trường đại học danh tiếng với những con số chính xác và có sự so sánh giữa các đối tượng (bộ não của những đứa trẻ bình thường với bộ não của những đứa trẻ ít được chơi đùa ; những con chuột được nuôi trong cũi được rải đồ chơi với những con chuột nhốt trong hộp rỗng). => Luận điểm khái quát trở nên cụ thể dễ hiểu, hấp dẫn.III. Ghi nhớ: SGK trang 26Văn bản thuyết minhVị trí, vai trò: đầu tiên và quan trọngTính chuẩn xácTính hấp dẫnVai trò: quan trọngTri thức: đúng, chính xác, chuẩn mực.Thu hút sự chú ý của người đọc, người ngheIV. Luyện tập: Đọc văn bản trang 26 SGK . Phân tích tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản đó.Trả lời:* Tính chuẩn xác: - Phở bò - một món ăn quen thuộc hấp dẫn. - Một số nguyên liệu tạo nên món phở bò: Hành hoa, ớt, thịt bò, bánh phở, nước dùng.* Tính hấp dẫn:- Câu: linh hoạt, đa dạng (câu đơn, câu ghép, nghi vấn, cảm thán.)- Từ ngữ: gợi hình, gợi cảm (huyền bí, quyến rũ, nên thơ...)- Biện pháp tu từ: so sánh: + Bó hành hoa xanh như lá mạ. + ... như mây khói chùa Hương... + ... như một bức tranh tàu...- Sử dụng nhiều giác quan: Khứu giác, thị giác, cảm giác.- Liên tưởng: + ... quyến rũ ta như mây khói chùa Hương... + ... mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc : Trông mà thèm quá ! Bài tập về nhà:- Viết một đoạn văn thuyết minh về di tớch đền Trần.- Viết một văn bản thuyết minh về một cảnh đẹp của Nam Định đảm bảo tớnh chuẩn xỏc, hấp dẫn.kết thúc bài giảngXin trân trọng cảm ơn quý thầy cô...!

File đính kèm:

  • pptTiet 61 Tinh chuan xac hap dan cua van ban thuyet minh(1).ppt