I Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Quê: Làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
- Thuộc tầng lớp bình dân. Đầu tiên là khách trong nhà Trần Hưng Đạo, sau là con rể.
- Có nhiều công lớn trong cuộc chống Nguyên Mông.
- Là người văn võ toàn tài
- Văn thơ chỉ còn lại hai bài: Tỏ lòng, Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương.
13 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 37: Tỏ lòng (thuật hoài ) - Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: Tỏ lòng (Thuật hoài ) - Phạm Ngũ LãoI Tìm hiểu chung1. Tác giả: - Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Quê: Làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên- Thuộc tầng lớp bình dân. Đầu tiên là khách trong nhà Trần Hưng Đạo, sau là con rể.- Có nhiều công lớn trong cuộc chống Nguyên Mông.- Là người văn võ toàn tài- Văn thơ chỉ còn lại hai bài: Tỏ lòng, Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương. 2. Bài thơChữ HánThể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtNhan đề: Tỏ lòng – Thuật hoài + Thuật: kể, bày tỏ + Hoài: nỗi lòng Tỏ lòng: Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng.Bố cục: Hai phần: + Hai câu đầu: Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần + Hai câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng của tác giảII Đọc - hiểu1 Hai câu đầu: Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần. câu 1,2 cách dịch đã chính xác chưa ?II. Đọc – hiểu1.Hai câu đầu:Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần.Câu 1,2 cách dịch chưa hoàn toàn chính xác. + Hoành sóc: không phải múa giáo mà cầm ngang ngọn giáo. + Câu 2: có hai cách hiểu: Khí thôn ngưu: Là khí thế nuốt trôi trâu. Là khí thế át cả sao ngưu, làm mờ cả sao ngưu.Hình ảnh viên tướng thời Trần được thể hiện như thế nào ở hai câu thơ đầu ?II.Đọc – hiểu1.Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần.Hình ảnh Viên tướng thời Trần xuất hiện trong bối cảnh:+ Không gian: mở rộng theo sông núi+ Thời gian: trải dài theo tháng năm “mấy thu”Con người thời Trần hiện lên trong tư thế hiên ngang, hào hùng: Cầm ngang ngọn giáo mà bảo vệ non sông đã mấy thu rồi tư thế lớn lao kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.Hình ảnh quân đội thời Trần:Sức mạnh 3 quân: như hổ báo ( tượng trưng cho sức mạnh dân tộc)Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu thơ thứ hai ? “ Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu” :tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh ( quân đội như hổ báo ) và nghệ thuật phóng đại, cường điệu ( nuốt trôi trâu)Tác giả ca ngợi sức mạnh quân đội nhà Trần, đồng nghĩa với việc tự hào về sức mạnh của dân tộc.Hai câu thơ vẽ lên hai hình ảnh kì vĩ:+ hình ảnh con người thời Trần với tư thế hiên ngang bảo vệ non sông đất nước.+ hình ảnh dân tộc , sức mạnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ Hai hình ảnh ấy lồng ghép lên nhau tạo ấn tượng mạnh mẽ về con người và sức mạnh dân tộc mang đậm hào khí Đông AThảo luận nhómEm hiểu như thế nào về nợ công danh ?Cái tâm của nhà thơ thể hiện như thế nào qua câu thơ “ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” ?Qua đây em hiểu như thế nào về nhân cách của tác giả ?2. Hai câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng của tác giả.Nợ công danh: Là quan niệm tích cực của người xưa thời phong kiến.+ Lập công: để lại sự nghiệp+ Lập danh: để lại tiếng thơmCông danh là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai- nghĩa là người đàn ông phải lập công danh, để lại tiếng thơm cho đời , cho dân, cho nước. - Thời bình: học hành, đọc sách, ghi tên bảng vàng làm quan giúp dân giúp nước. - Thời chiến: lập chiến công đánh giặc bảo vệ non sông. Trả Xong nợ công danh, là hoàn thành nghĩa vụ với dân tộc, với đất nướcChí làm trai: có tác dụng cổ vũ, động viên con người từ bỏ lối sống cá nhân, tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước.Cái tâm của người anh hùng Phạm Ngũ Lão: thể hiện qua nỗi “thẹn”Phạm ngũ Lão “thẹn”chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Đó là cái thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách lớn, thể hiện một cáI tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng.Hai câu thơ thể hiện lí tưởng, ước mơ, khát vọng cháy bỏng của tác giả muốn lập công, muốn cống hiến để đền vua, trả nợ nước, tỏ rõ chí khí của người anh hùng. Cái lí tưởng và khát vọng ấy có tác dụng lớn với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.Tóm lại: Bài thơ vừa bộc lộ khát vọng của nhà thơ, vừa bày tỏ trách nhiệm đối với tổ quốc, tình cảm ý chí, khí phách của quân dân thời Trần, những người làm rạng danh đất nước một thời. Đó là hào khí Đông A, là cảm hứng yêu nước trong thơ.
File đính kèm:
- tiet37.ppt