Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài thơ: Nhàn

• A, Hoàn cảnh sáng tác:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trọn một thế kỷ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh - Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông đã vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, dâng tớ vạch tội xin chém đầu 18 tên hung thần nhưng không được ưng thuận nên ông đã cáo quan về quê. Trong thời gian này ông đã sáng tác ra nhiều bài thơ nổi bật là tập thơ viết bằng chữ Nôm:” Bạch vân quốc ngữ thi tập”, trong đó có bài thơ :” Nhàn”

 

pptx15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài thơ: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ: Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm Tác phẩm A, Hoàn cảnh sáng tác: - Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trọn một thế kỷ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh - Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông đã vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, dâng tớ vạch tội xin chém đầu 18 tên hung thần nhưng không được ưng thuận nên ông đã cáo quan về quê. Trong thời gian này ông đã sáng tác ra nhiều bài thơ nổi bật là tập thơ viết bằng chữ Nôm:” Bạch vân quốc ngữ thi tập”, trong đó có bài thơ :” Nhàn”B, Nhan đề bài thơ :” Nhàn “Là nhàn rỗi, nhàn hạ hay nông nhàn. Đây là một nét nổi bật trong triết lý sốâng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhằm ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức Nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lý của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử tế của NBK với thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của NBK nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói vừa ngụ ý, vừa ngông ngao, vừa thâm thúy Bình giảng bài thơ: Ngoài kia mặc cho dòng đời vẫn cứ trôi lăn, mặc cho cuộc sống vẫn không ngừng lớp lớp vô thường, mặc cho người đời cứ tiếp tục chạy đua trong xã hội bon chen dành giật. Người thì say sưa tìm kiếm tiền tài, của cải phù vân, kẻ thì bon chen tất tả đang chạy ngược chạy xuôi để xây dựng cho mình một địa vị hão huyền, kẻ thì đắm say trong danh vọng cao sangNguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận ra được tất cả những thứ đó chỉ là giả tạo, chỉ như gió thoảng mây đưa, vì thế mà bản thân ông chỉ cần một cuộc sống nhàn tản: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nàoNguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên thật dân dã trong cái bận rộn như một nông dân thực thụ. Nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục”. Như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này.“Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Dáng vẻ thơ thẩn được phác họa thật độc đáo mang lại vẻ ung dung, bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thực sự Dẫu cho ai có bon chen vòng danh lợi, thì ông vẫn thư thái nhàn hạ, ông đã tìm được một triết lý sống cho riêng mình, đó là lối sống ẩn dật, hòa nhập với thiên nhiên, với người lao động - một cuộc sống ung dung tự tại và thanh bình “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nàoNhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến chốn thôn quê mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội”. Hai câu thơ đã tạo ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau, thành hai đối cực. Đằng sau đối cực ấy tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Oâng tự nhận mình là “dại”, xem người khác là “khôn” nhưng đó không phải là hạ thấp hay tự ti về bản thân mình mà ở đây, nhà thơ cho thấy sự vận động ngược lại giữa nơi “vắng vẻ” và chốn “lao xao”Người đời thường lấy lẽ dại khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại khôn là thói thực dụng ích kỷ tầm thường của con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Khôn ngoan mới biết thẳng thì giáng Dại dột nào hay tiểu có đài Đã khuất bao nhiêu thì lại duỗi Đạo trời lồng lộng chẳng hề saiThái độ sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một thái độ triết lý, bắt nguồn từ sự hiểu biết quy luật thời thế của ông. Chứng kiến biết bao cuộc tranh giành, chém giết, phế lập, hưng suy nay đen mai trắng Sự bất lực trước thời cuộc đã giúp ông tìm được triết lý nhân sinh xuất xứ và thể hiện bằng chữ “nhàn”Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản và ca ngợi nếp sống thanh bần: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm aoNBK đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Bốn mùa, mỗi mùa một sản vật mà thiên nhiên, tạo hóa ban tặng : thu – măng; đông – giáHình ảnh: măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với bản chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng. Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm baoĐó là nhàn của trí tuệ lớn, có tính triết lý sâu sắc, vận dụng ý tưởng sáng tạo của điển tích Thuần Vu một cách rất tự nhiên, ông đã nói lên thái đó sống dứt khoát, đoạn tuyệt với công danh phú quý. Cuộc sống vinh hoa phú quý không phải là mục đích sống của ông: “ Mây nổi chiêm bao có thấy đâuLâng lâng từng trải sự sang giàuSao dời vật đổi trong nền tướngNước chảy hoa bay áng cửa hầu”Oâng căm ghét cuộc sống của những kẻ ham danh lợi, chạy theo công danh phú quý và lên án điều này trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái :“ Ở thế mới hay người bạc ácGiàu thì tìm đến khó thì lui” Cội nguồn triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống tốt đẹp của nhân dân, vì nó đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố, vẩn đục trong xã hội chạy theo công danh, theo thế lực kom tiềnBằng cách sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, điển tích, điển cố và các phép đối ở thể thơ Nôm thường gặp một cách linh hoạt, ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lý. Bài thơ “ nhàn” đã chỉ rõ quan niệm sống, triết lý sốùng của ông, đó là lối sống nhàn tản, thanh cao, vượt qua cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen, đề cao vẻ đẹp tâm hồn, hòa nhập với thiên nhiên.Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo ra một “ bông hoa” viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp tô điểm cho vườn hoa “ văn học trung đại” thêm sắc hương và cũng từ đó tên tuổi của ông sẽ còn mãi với dòng thời gian

File đính kèm:

  • pptxbinh giang bai cay chuoi cua Nguyen Trai.pptx