Bài giảng Nghĩa tường minh và hàm ý tiết 1

A: Này, hôm qua tớ đi qua chợ thấy một cái áo rất đẹp, hợp với tuổi mình lắm!

B: Thế à? Bạn mua nó rồi à?

A: Con lợn nhựa của tớ đã bỏ ra để mua sách vở hồi đầu năm rồi!

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghĩa tường minh và hàm ý tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghĩa tường minh và hàm ý Tiết 1 I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý - Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK tr.75. Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng những câu và từ ngữ trong lời nói, đối lập với hàm ý, là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Phân biệt Đọc đoạn hội thoại sau: An: Hôm nay bạn cho tớ đi nhờ nhé! Bình: Tớ đã hẹn qua đón Nam rồi! Cho biết: Bình có đồng ý cho An đi nhờ không? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? A: Này, hôm qua tớ đi qua chợ thấy một cái áo rất đẹp, hợp với tuổi mình lắm! B: Thế à? Bạn mua nó rồi à? A: Con lợn nhựa của tớ đã bỏ ra để mua sách vở hồi đầu năm rồi! Cho biết: A nói với người bạn có mua cái áo hay không? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? - Đọc kĩ đoạn hội thoại sau: 2 đặc tính của hàm ý Hàm ý có thể giải đoán được: người nghe có năng lực thì có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. Hàm ý có thể chối bỏ được: người nói có thể chối bỏ răng họ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, tức là họ có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của chính họ. Hàm ý dùng chung và hàm ý dùng riêng: Hàm ý dùng chung: Là kiểu hàm ý được nhiều người dùng, dùng một cách phổ biến trong những tình huống tương tự. ý nghĩa hàm ẩn trong những tình huống này thường dễ dàng nhận biết vì nó thông dụng. Hàm ý dùng riêng Có những hàm ý chỉ có thể giải đoán được khi gắn nó với những tình huống cụ thể, tách ra khỏi tình huống đó thì hoặc là không giải đoán được hoặc là có thể hiểu khác đi. Kiểu hàm ý này được gọi là hàm ý dùng riêng hay hàm ý đặc dụng. Cho hai ví dụ sau, đâu là ví dụ có chứa hàm ý dùng chung đâu là hàm ý dùng riêng. A: Đi mua sắm đi? B: Mẹ mới gửi tiền lên hả? Tao thì ăn mì tôm từ đầu tuần rồi. A: Tối nay đi sinh nhật Na không? B: Tối nay mẹ tớ về quê. A: Lần này mẹ cậu về bằng tàu hỏa à? B: ừ! Ghi nhớ: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Bài tập vận dụng: Hãy viết hai đoạn văn trong đó có chứa nghĩa tường minh và hàm ý. II. Luyện tập Gợi ý giải bài tập SGK Tr 75 Bài tập 1 Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy họa sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên. Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật. b. Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa là: mặt đỏ ửng (ngượng) nhận lại chiếc khăn (không tránh được) quay vội đi (quá ngượng) Qua các hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn làm kỉ niệm cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.Thực ra cô ngượng vì ông họa sĩ tinh tế sẽ nhận ra tất cả. Bài tập 4 Những câu in đậm không chứa hàm ý. Đó là những câu nói lảng và câu nói dở dang, không hàm chứa ý gì. Cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa hàm ý và câu nói lảng (nói sang chuyện khác để tránh đề tài đang bàn, vì một ý tế nhị nào đó); nói lửng (đang nói thì bị người khác cắt ngang hoặc vì một lí do nào đó không muốn nói hết câu).

File đính kèm:

  • pptNghia tuong minh va ham y T1.ppt
Giáo án liên quan