Bài giảng Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi thương ngẫu thư)

I/ Giới thiệu :

1/ Tác giả :

Hạ Tri Chương

( 659 -744 ), hiệu là Tứ Minh cuồng khách, quê ở tỉnh Chiết Giang. Ông là bạn vong niên với thi hào Lí Bạch.

 

2/ Thể thơ :

Thơ thất ngôn tứ tuyệt ( Bản dịch thơ lục bát ).

 

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi thương ngẫu thư), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN KIỂM TRA BÀI CŨ Đọc thuộc lòng bài Tĩnh dạ tứ và nêu vài nét về tác giả, nội dung, nghệ thuật của bài thơ. NGẪU NHIÊN ViẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ ) Hạ Tri Chương I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : Hạ Tri Chương ( 659 -744 ), hiệu là Tứ Minh cuồng khách, quê ở tỉnh Chiết Giang. Ông là bạn vong niên với thi hào Lí Bạch. 2/ Thể thơ : Thơ thất ngôn tứ tuyệt ( Bản dịch thơ lục bát ). Phiên âm Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ? Nguyên tác Dịch thơ Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi ? ( Phạm Sĩ Vĩ dịch ) Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi : “Khách từ đâu đến làng?” ( Trần Trọng San dịch ) BẢN DỊCH KHÁC Còn trẻ ra đi, lão mới về Tóc thưa cằn cỗi, tiếng còn quê Trẻ con trông thấy mà không biết Cười hỏi " Khách từ mô đến tê ? " Trẻ ra đi, lão mới về Tóc bông thưa thớt, tiếng quê dạt dào Trẻ con lạ lẫm lao xao Hỏi cười " Khách lạ phương nào đến đây? " ( Hải Đà dịch ) II/ Đọc – hiểu văn bản : 1/ Tình cảm quê hương qua nhan đề bài thơ : Qua tiêu đề bài thơ, ta thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo ? Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê  “Ngẫu nhiên viết” vì tác giả không có ý định làm thơ ngay lúc mới đặt chân về tới quê hương.  Tình cảm quê hương thường được biểu hiện ở nỗi sầu xa xứ. Nhưng ở đây tình quê lại được biểu hiện ngay lúc tác giả vừa đặt chân về tới quê nhà sau mấy mươi năm xa cách. 1/ Tình cảm quê hương qua nhan đề bài thơ : Ta thấy tác giả không có ý định làm thơ khi vừa về tới quê nhà. Khi đọc xong bài thơ ta mới rõ tình huống bi kịch ở cuối bài ( bị xem là khách ). Đó chính là lí do mà ngẫu nhiên khiến tác giả viết bài thơ. Tình huống thể hiện tình yêu quê hương ở bài thơ này và bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lý Bạch có gì khác nhau ? Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Tác giả đang ở xa quê Tác giả mới bước chân về quê 2/ Cách sử dụng phép đối ở hai câu đầu : Thiếu tiểu li gia > < sương pha mái đầu)  Tác giả dùng phép đối để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. 3/ Xác định phương thức biểu đạt : - Câu 1 : tự sự - biểu cảm - biểu cảm qua tự sự - Câu 2 : miêu tả - biểu cảm - biểu cảm qua miêu tả 4/ Ý nghĩa văn bản : Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. III/ Tổng kết : GN/128 IV/ Luyện tập : Theo SGK Năm tháng xa nhà chắc đã lâu Bạn bè mất nửa, nửa về đâu Hồ Gương trước cửa lung linh nước Gió chẳng làm thay gợn sóng sầu Quê nhà xa cách tháng năm Bạn bè thưa thớt biệt tăm phương trời Mặt Hồ Gương trước ngõ soi Gió xuân chắc chẳng đổi đời sóng xưa ( Hải Đà dịch )  Dịch thơ Câu 1: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” được tác giả viết trong hoàn cảnh nào ? A. Mới rời quê ra đi B. Xa nhà, xa quê đã lâu C. Xa quê rất lâu nay mới trở về D. Sống ở ngay quê nhà Câu 2 : Qua bài thơ, nhà thơ có tâm trạng gì ? A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê B. Buồn trước cảnh quê hương đổi thay C. Luyến tiếc khi phải xa chốn kinh thành D. Ngậm ngùi khi bị xem là khách lạ CỦNG CỐ DẶN DÒ - Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ. - Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ. - Soạn bài : Từ trái nghĩa Xem, trả lời các câu hỏi SGK/128,129 XIN CHÀO TẠM BiỆT

File đính kèm:

  • pptHoi huong ngau thu.ppt