Bài giảng Ngắm trăng_ Hồ Chí Minh

II. Đọc hiểu bài thơ:

Đọc và tìm hiểu nhan đề bài thơ:

Vọng nguyệt là đề tài phổ biến trong thơ cổ. Nhà thơ gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống ngắm hoa ngắm trăng, nhìn chung người ta chỉ ngắm hoa, ngám trăng khi tâm hồn thư thái. Nhưng Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: Trong tù, ở nước ngoài. Vậy Người tù đã ngắm trăng ntn?

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngắm trăng_ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh ra đời của tập thơ: Em hiểu gì về tập thơ “Nhật kí Trong tù” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh? Tập thơ ra đời trong thời gian từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943. Thời gia Bác Hồ bị giam trong nhà tù Của chế độ Tưởng Giới Thạch. 2. Thể loại và bố cục của bài thơ: Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. Bố cục: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp. Nhắc lại bố cục bài thơ thất ngôn tứ tuyệt? II. Đọc hiểu bài thơ: Đọc và tìm hiểu nhan đề bài thơ: Vọng nguyệt là đề tài phổ biến trong thơ cổ. Nhà thơ gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống ngắm hoa ngắm trăng, nhìn chung người ta chỉ ngắm hoa, ngám trăng khi tâm hồn thư thái. Nhưng Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: Trong tù, ở nước ngoài. Vậy Người tù đã ngắm trăng ntn? 2. Tìm hiểu bài thơ: Câu 1: Câu thơ đầu kể và nhận xét về việc gì? Ở đâu? Giọng điệu của câu thơ như thế nào? - Hoàn cảnh ngắm trăng: Trong tù - Kể một cách tự nhiên thể hiện một tâm Hồn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận Hưởng cảnh trăng đẹp. Câu 2:  Có cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng quá đẹp  Tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người ( tình yêu thiên nhiên say mê và hồn nhiên, dù là thân tù nhưng vẫn rung động mãnh liệt trươc đêm trăng đẹp). Câu thơ thứ 2 nói lên điều gì? Qua câu thơ em hiểu thêm gì về Bác ? Câu 3 và 4: Hai câu thơ thể hiện quan hệ giữa người và trăng như thế nào? Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ đặc biệt, sự giao hòa thắm thiết giữa trăng và người Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ? Tác dụng của hình thức nghệ thuật đó? Phép đối và nhân hóa được sử dụng rất thành công Người: Hướng ra ngoài cửa sổ ngắm trăng, thì thầm tâm sự cùng trăng. >< Trăng: Chủ động vượt qua song sắt để đến với tri âm, để ngắm nhà thơ.  Cả hai cùng chủ động hướng đến nhau. Đó là tình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Hình ảnh song sắt sừng sững đứng ngăn cách giữa người tù và trăng Vừa có nghĩa đen, vừa mang ý nghĩa tượng trưng: Sức mạnh bạo tàn của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng. Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ- thi sĩ. Qua bài thơ ta thấy Bác Hồ dường như không bận tâm về những gian khổ, thiếu thốn vật chất trong tù, để tâm hòn bay bổng tìm đến cùng thiên nhiên, cùng vầng trăng tri kỉ. III. Tổng kết: Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thành công: Thể thơ tứ tuyệt, phép đối, phép nhân hóa. 2. Nội dung: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên say mê, và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tăm tối. IV. Củng cố - dặn dò: Tinh thần cổ điển và tinh thần thép, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ được kết hợp như thế nào ttrong bài thơ? Có người nói bài thơ là cuộc vượt ngục thành công và kì lạ của Hồ Chí Minh, ý kiến em như thế nào? Chép những câu thơ về trăng của Bác, so sánh với hình ảnh trăng trong bài thơ Vọng nguyệt?

File đính kèm:

  • pptVong nguyet.ppt
Giáo án liên quan