- Tản Đà (1889-1939)
- Là cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực.
- Ông từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí.
- Ông được biết đến như một người dịch thơ đường sang thơ lục bát hay nhất Việt Nam.
- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ.
- Tản Đà được xem là gạch nối giữa hai thời kì văn học cổ điển và hiện đại.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Muốn làm thằng cuội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả Tản Đà (1889-1939) Là cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Ông từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được biết đến như một người dịch thơ đường sang thơ lục bát hay nhất Việt Nam. Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Tản Đà được xem là gạch nối giữa hai thời kì văn học cổ điển và hiện đại. 2/ Tác phẩm a/ Xuất xứ Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nằm trong quyển khối tình con I, xuất bản năm 1917 b/ Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật. c/ Đọc và tìm hiểu chú thích d/ Bố cục: 3 phần Phần I: Hai câu đầu Phần II: Bốn câu tiếp theo Phần III: Hai câu cuối II/ Phân tích 1/ Tâm trạng của nhà thơ “ Đêm thu buồn lắm chị hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi,” - Lời thơ mộc mạc, giản dị, tha thiết, chân thành bộc lộ tâm trạng buồn chán cuộc sống trần thế tầm thường, u uất. “Buồn lắm”là tiếng than chất chứa nỗi sầu da diết, khôn nguôi của tác giả với thực tại 2/ Khát vọng của nhà thơ “ Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui.” - Lời thơ trong sáng, không cầu kì mà vẫn mượt mà, ý nhị, giàu sức biểu cảm, lại rất đa dạng trong lối biểu hiện như khi than, khi nhắn hỏi, thể hiện khát vọng “Ngông” của tác giả. Muốn xa rời trần thế ngột ngạt, để lên cung trăng kết bạn tri âm tri kỉ với chị Hằng, xem chị như người bạn tâm tình để giãi bày nỗi niềm sâu kín. Kết bạn với gió mây để xa rời và xua đi nỗi cô đơn, buồn tủi. 3/ Tiếng cười của nhà thơ “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười.” - Đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của tác giả với sức tưởng tượng phong phu,ù táo bạo đã tạo ra giấc mộng kì thú với những chi tiết gợi cảm vàbất ngờ. - Tiếng cười thỏa mãn vì đã thực hiện được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm. - Tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian “Bé tí” Ghi nhớ SGK/ 157 Câu 1: Nụ cười của nhà thơ ở cuối bài thơ là vì: a/ Được lên trăng kết bạn với những nhân vật thần thoại, truyền thuyết nổi tiếng. b/ Thoát được cõi trần gian đáng buồn, đáng chán, được sống tự do tự tại cùng thiên nhiên khoáng đạt rất vừa ý, thoả nguyện mơ ước c/ Nhạo thế gian bụi bặm, bẩn thỉu. d/ Thiết tha yêu đời với những thú vui, thú ẩm thực thanh cao, cầu kì mà ông nghĩ ra,với những việc mà ông muốn làm cho đời. Bài tập Hãy chọn những câu trả lời đúng nhất Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là: a/ Thể thơ truyền thống thất ngôn bát cú đường luật tuân thu ûnghiêm chỉnh các quy tắc về vần, luật. b/ Lời thơ giản dị mà mượt mà, ý nhị, rất đa dạng trong cách biểu hiện:(khi kể, khi tả, khi than, khi hỏi, khi cầu xin). c/ Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo. Câu 3: Tâm sự chủ yếu của nhà thơ là a/ Bất hoà sâu sắc với xã hội tầm thường xấu xa nên muốn thoát li lên cung trăng để vui cùng mây gió, kết bạn tri âm với chị Hằng. b/ Buồn chán vì nghèo túng, vì cuộc sống dưới trần gian rất đỗi nhọc nhằn. c/ Vì không được trọng dụng, không có vị thế trong xã hội, không được phát huy hết tài năng.
File đính kèm:
- Muon lam thang Cuoi(1).ppt