Kiến thức.
- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng giải thích hiện tượng vật lí.
3. Thái độ : Rèn tính làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong làm việc khoa học.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 giá quang học, 1 màn chắn, 1 thấu kính hội tụ, 1 đèn laze.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 44: Thấu kính hội tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/02/2012
Ngày giảng : 03/02/2012.
Tiết 44. thấu kính hội tụ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng giải thích hiện tượng vật lí.
3. Thái độ : Rèn tính làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong làm việc khoa học.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 giá quang học, 1 màn chắn, 1 thấu kính hội tụ, 1 đèn laze.
- HS mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây nến.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp thực nghiệm, hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan.
IV. Tổ chức giờ học.
* Khởi động.
- Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành :
+ GV vẽ tia khúc xạ trong hai trường hợp, yêu cầu HS vẽ tia tới :
+) Tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh.
+) Tia sáng truyền từ nước sang không khí.
+ HS thực hiện khi GV chỉ định.
+ GV nêu nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ.
- Mục tiêu : Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
- Thời gian : 15 phút.
- Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 giá quang học, 1 màn chắn, 1 thấu kính hội tụ, 1 đèn laze. HS mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây nến.
- Cách tiến hành : Phương pháp thực nghiệm, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Bước 1. Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm tiến hành TN như hình 42.2 SGK, GV nhắc HS giữ an toàn với tia laze.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn các em đặt các dụng cụ đúng vị trí.
- Yêu cầu HS trả lời C1.
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
- GV thông báo về tia tới, tia ló.
- Yêu cầu HS trả lời C2 ở TN.
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
* Bước 2. Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ.
- Yêu cầu HS quan sát H42.3 SGK, trả lời C3.
- Thông báo về chất liệu làm thấu kính hội tụ thường dùng trong thực tế. Nhận biết thấu kính hội tụ dựa vào hình vẽ và kí hiệu thấu kính hội tụ.
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời :
Em hãy nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ.
- HS hoạt động theo nhóm tiến hành TN như hình 42.2 SGK, quan sát và ghi nhớ hiện tượng TN.
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời C1 : Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ.
- Cá nhân đọc phần thông báo về tia tới và tia ló trong SGK.
- HS trả lời C2, chỉ ra tia tới và tia ló trên TN.
- Cá nhân trả lời C3 : Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa của thấu kính.
- Cá nhân đọc phần thông báo về thấu kính hội tụ trong SGK.
- Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Mục tiêu : Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.
- Thời gian : 15 phút.
- Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 giá quang học, 1 màn chắn, 1 thấu kính hội tụ, 1 đèn laze. HS mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây nến.
- Cách tiến hành : Phương pháp thực nghiệm, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Bước 1. Tìm hiểu khái niệm trục chính.
- Yêu cầu HS trả lời C4.
+ Hướng dẫn HS quan sát và đưa ra dự đoán.
+ Yêu cầu HS tìm cách kiểm tra dự đoán (có thể dùng thước thẳng).
- Thông báo về khái niệm trục chính.
* Bước 2. Tìm hiểu khái niệm quang tâm.
- Thông báo về khái niệm quang tâm.
- GV làm TN : Chiếu tia sáng bất kì qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng không đổi hướng.
* Bước 3. Tìm hiểu khái niệm tiêu điểm.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm tiêu điểm.
- Yêu cầu HS quan sát lại TN để trả lời C5, C6.
- Thông báo về khái niệm tiêu điểm.
- Làm TN đối với tia tới qua tiêu điểm.
* Bước 4. Tiêu cự.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần II-4 SGK, trả lời :
Thế nào là tiêu cự của thấu kính hội tụ ? Mỗi thấu kính hội tụ có mấy tiêu điểm, mấy tiêu cự ?
- GV chỉ ra tiêu cự của thấu kính đang sử dụng trên giá quang học.
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời :
Em hãy nêu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Các nhóm thực hiện lại TN như hình 42.2 SGK. Thảo luận nhóm để trả lời C4 : Trong 3 tia tới thấu kính tia ở giữa truyền thẳng, không đổi hướng. Có thể dùng thước thẳng để kiểm tra đường truyền của tia sáng đó.
- Cá nhân đọc phần thông báo về trục chính.
- HS đọc thông báo về khái niệm quang tâm, quan sát TN của GV để nhận biết quang tâm.
- HS quan sát lại TN để trả lời C5, C6.
C5. Điểm hội tụ F của tia tới song song với trục chính của thấu kính nằm trên trục chính.
C6. Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ tại một điểm trên trục chính.
- HS nghiên cứu thông tin phần II-4 SGK tìm hiểu khái niệm tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Quan sát, nhận biết tiêu cự của thấu kính hội tụ thật.
- Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
* Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng được các kiến thức cơ bản đã học trong bài học trả lời được một số câu hỏi đơn giản có liên quan.
- Thời gian : 8 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chỉ định 1 HS lên bảng thực hiện C7, các HS khác vẽ ra vở.
- Tổ chức cho HS nêu nhận xét, bổ sung cho lời giải trên bảng.
- GV chuẩn hoá lời giải của HS.
- Yêu cầu HS trả lời C8.
* Kết luận. GV tiểu kết hoạt động 2.
- Cá nhân tìm câu trả lời C7, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời.
S F/
o
F
- Trả lời C8.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà.
- Chỉ định 1 HS đọc phần “Ghi nhơ”, phần “Có thể em chưa biết” SGK.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, nghiên cứu trước bài 43 SGK.
File đính kèm:
- t44.doc