Kiến thức.
- Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
- Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng vôn kế, ampe kế xoay chiều.
3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác, có tính trung thực.
II. Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 nam châm điện, 1 nam châm vĩnh cửu, 1 bộ đổi nguồn, 1 vôn kế xoay chiều, 1 công tắc, dây dẫn.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 39: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/01/2012
Ngày giảng:05/01/2012.
Tiết 39. các tác dụng của dòng điện xoay chiều. đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
- Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng vôn kế, ampe kế xoay chiều.
3. Thái độ : Có tinh thần hợp tác, có tính trung thực.
II. Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 nam châm điện, 1 nam châm vĩnh cửu, 1 bộ đổi nguồn, 1 vôn kế xoay chiều, 1 công tắc, dây dẫn.
GV chuẩn bị 1 bóng đèn, 1 vôn kế, 1 ampe kế mỗi loại (xoay chiều, một chiều).
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp thực nghiệm, hoạt động nhóm, đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học.
* Khởi động.
- Mục tiêu : Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
- Thời gian : 7 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp trực quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 35.1 SGK, trả lời :
Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều đã học.
Nêu các tác dụng giống và khác nhau giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
- GV giới thiệu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
- Yêu cầu HS trả lời C1, GV thông báo : Dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng sinh lí.
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời : Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- HS quan sát hình 35.1 SGK, tìm hiểu tác dụng của dòng điện xoay chiều, trả lời câu hỏi của GV.
- Cá nhân trả lời C1: Bóng đèn sáng chứng tỏ dòng điện có tác dụng quang, tác dụng nhiệt; bóng đèn bút thử điện sáng chứng tỏ dòng điện có tác dụng quang, đinh sắt bị hút về phía nam châm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
- HS nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
* Hoạt động 2. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
- Mục tiêu : Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
- Thời gian : 10 phút.
- Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 nam châm điện, 1 nam châm vĩnh cửu, 1 bộ đổi nguồn, 1 công tắc, dây dẫn.
- Cách tiến hành : Phương pháp thực nghiệm, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu vấn đề : Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều có giống nhau không? Việc đổi chiều của dòng điện có ảnh hưởng gì đến chiều của lực từ?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm tiến hành TN như hình 35.2, hình 35.3 SGK.
- GV chú ý HS quan sát hiện tượng thanh nam châm vĩnh cửu (có bị hút về phía nam châm điện hay không).
- Yêu cầu HS dựa và kết quả TN, trả lời C2.
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng xảy ra khi thay nguồn điện một chiều bằng nguồn điện xoay chiều.
- GV chuẩn hoá câu trả lời của HS.
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời :
Khi đổi chiều của dòng điện thì chiều của lực từ của dòng điện sẽ như thế nào?
- HS nghe, ghi nhớ vấn đề của hoạt động.
- HS hoạt động theo nhóm tiến hành TN như hình 35.2, hình 35.3 SGK.
- Cá nhân dựa vào kết quả TN, trả lời C2: Sử dụng dòng điện không đổi, nếu lúc đầu cực N của nam châm bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại.
- Khi thay bằng nguồn điện xoay chiều thì cực N của nam châm liên tục bị hút, đẩy do dòng điện luân phiên đổi chiều.
- Trả lời câu hỏi của GV.
* Hoạt động 3. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều.
- Mục tiêu : Biết cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều.
- Thời gian : 12 phút.
- Đồ dùng dạy học :
GV chuẩn bị 1 bóng đèn, 1 vôn kế, 1 ampe kế mỗi loại (xoay chiều, một chiều), dây nối, nguồn, khoá điện.
- Cách tiến hành : Phương pháp trực quan, đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV làm TN biểu diễn cho HS quan sát, mắc mạch điện như hình 35.4 SGK, yêu cầu HS quan sát, trả lời :
Đổi chiều của dòng điện thì kim của ampe kế và vôn kế như thế nào ?
Thay nguồn điện một chiều bằng nguồn điện xoay chiều kim của ampe kế và vôn kế một chiều chỉ bao nhiêu ?
Đọc số chỉ của ampe kế và vôn kế, đổi cực của nguồn điện đọc số chỉ của ampe kế và vôn kế; nêu kết luận.
Cách mắc ampe kế và vôn kế vào dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều có gì khác nhau ?
Ampe kế và vôn kế của dòng điện xoay chiều luôn biến đổi. Vậy các dụng cụ đó cho ta biết giá trị nào ?
* Kết luận. GV tiểu kết hoạt động 3, giới thiệu giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
- HS quan sát TN biểu diễn của GV, trả lời lần lượt các câu hỏi của GV đưa ra, HS khác nêu nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS nghe, ghi nhớ.
* Hoạt động 4. Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng được kiến thức đã học trả lời được các câu hỏi đơn giản có liên quan.
- Thời gian : 8 phút.
- Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS tìm câu trả lời C3, C4.
- Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp câu trả lời C3, C4.
- GV chuẩn hoá câu trả lời của GV.
* Kết luận. GV tiểu kết hoạt động 4.
- Cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời của C3, C4, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời:
C3. Sáng như nhau.
C4. Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện và tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- HS nghe, ghi nhớ.
* Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần “Ghi nhơ”, phần “Có thể em chưa biết” SGK.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, thuộc phần “Ghi nhớ” của bài, nghiên cứu trước bài 26 SGK.
File đính kèm:
- t39.doc