A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
- Giúp HS: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
B/ Chuẩn bị: GV: Chấm xong bài, hệ thống lỗi sai để sửa chữa.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn ngữ văn - Tiết 42: Trả bài viết số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
Ngày soạn: 18.10. 2013
Ngày giảng:
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
- Giúp HS: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
B/ Chuẩn bị: GV: Chấm xong bài, hệ thống lỗi sai để sửa chữa.
HS: Nắm chắc lí thuyết, yêu cầu bài viết số 2.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp: 9a5: 9a8
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc lại đề bài viết số 2.
3. Bài mới: GV giới thiệu và vào bài...
Đề: Tưởng tượng mười năm sau, có một ngày em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.:
- GV yêu cầu HS hãy nêu yêu cầu bài làm.
- HS trả lời
- GV hoàn chỉnh theo yêu cầu tiết 34,35
I/ Yêu cầu bài làm:
Câu1: (1 đ)Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: Trong văn bản tự sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
Câu 2: (1 đ) Tìm những yếu tố tả người trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” :
- Tả Thuý Vân: Trang trọng, khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Tả Thuý Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Câu 3: ( 2đ) Dựa vào đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” ( SGK-84) viết được một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân, chú ý vận dụng yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
Câu 4: (GV hướng dẫn HS trả lời theo từng phần và hoàn chỉnh)
1) Mở bài (đầu thư) - Thời gian, địa điểm; lời xưng hô đầu thư.
- Giới thiệu nhân vật, sự việc, tình huống.
2) Thân bài (phần chính): Lí do về thăm trường, cảm giác khi về lại trường cũ.
*Gợi ý: Những thay đổi của ngôi trường:
- Bên ngoài ngôi trường: Cổng trường, tên trường, màu sắc...
- Bên trong: Xây cất thêm các phòng học mới, cây cối cũ giờ như thế nào, các loại cây mới, cột cờ, các phòng chức năng, phòng học...
- Những hình ảnh quen thuộc
- Gặp lại thầy cô giáo cũ
- Những câu chuyện trường xưa, lớp cũ được nhắc đến...
- Nhìn các HS mới bây giờ lại nhớ đến tuổi học trò ngày ấy.
3. Kết bài (cuối thư):- Nêu cảm nghĩ và điều mong ước.
- Lời chúc và chào tạm biệt.
III/ Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Bài làm phù hợp với yêu cầu thuyết minh: có tri thức khách quan, xác thực, trình bày có thứ tự, bố cục đủ ba phần.
- Có kết hợp với miêu tả hoặc dùng biện pháp nghệ thuật.
- Diễn đạt tương đối rõ ý, câu văn gọn.
2. Hạn chế: Có tri thức chưa khách quan, thiếu chính xác, chưa khái quát, chưa sâu. Có bài làm chưa có ý thức dùng dấu chấm câu, diễn đạt dài dòng, lặp ý, câu văn thiếu các bộ phận chính. Đa số ý văn chưa mạch lạc.
IV/ Sửa các lỗi sai: (các bài Kiên, Tú, Thương; Hoàng, Quỳnh, Lam ...).
V/ Công bố điểm và đọc bài khá nhất: Vân, Huyền.
VI/ Củng cố- Dặn dò:
- Tự sửa lỗi sai đã được nêu trong bài.
- Chuẩn bị bài mới: : Văn bản “ Đồng chí”.
D/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 42 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2.docx