I- MỤC TIÊU:
Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng Việt
Qua luyện tập nắm được luật thơ của một số thể thơ thường gặp
Biết vận dụng vào việc đọc hiểu văn bản thơ
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK – SGV
Văn học Việt Nam – Dương Quảng Hàm
Thiết kế mới về dạy học tiếng Việt – NXB GD
Thiết kế lên lớp: Bài giảng gồm 2 tiết (kết hợp tiết lí thuyết & phần luyện tập)
Bài giảng điện tử
III- PHƯƠNG PHÁP
1) Giáo viên: gợi mở (đưa VD); diễn giảng (minh hoạ); củng cố (chốt vấn đề)
2) Học sinh: Chuẩn bị bài; nhận diện & khám phá vấn đề; vận dụng, liên hệ
IV- TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1) Kiểm tra bài cũ
2) Giới thiệu bài mới
9 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Luyện tập về luật thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG GV: Phạm Thị Diệu Hiền
Tiết 28 + 31 Tổ Văn – THPT NĐC
MỤC TIÊU:
* Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng Việt
* Qua luyện tập nắm được luật thơ của một số thể thơ thường gặp
* Biết vận dụng vào việc đọc hiểu văn bản thơ
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
* SGK – SGV
* Văn học Việt Nam – Dương Quảng Hàm
* Thiết kế mới về dạy học tiếng Việt – NXB GD
* Thiết kế lên lớp: Bài giảng gồm 2 tiết (kết hợp tiết lí thuyết & phần luyện tập)
* Bài giảng điện tử
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên: gợi mở (đưa VD); diễn giảng (minh hoạ); củng cố (chốt vấn đề)
Học sinh: Chuẩn bị bài; nhận diện & khám phá vấn đề; vận dụng, liên hệ
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: GV thuyết giảng mở bài về tính nhạc của thơ:
µ Cho HS đọc & nhận xét hai ví dụ:
VD1: Một số câu thơ trích từ “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
.Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tứơng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Nhận xét: giọng điệu, âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng làm tái hiện không khí hào hùng của lịch sử
® Tính nhạc trong văn biền ngẫu của áng hùng văn
VD2: Tây Tiến – Quang Dũng
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sai Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Nhận xét: Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh & người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ / nhớ) & lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4); sử dụng nhiều thanh trắc trong câu 3, nhiều thanh bằng trong câu 4 đã tạo nên một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi về thiên nhiên Tây Bắc xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng
® Tính nhạc trong thơ trữ tình
GV lưu ý:
Thanh điệu
Vần
Độ cao: tuỳ thuộc thanh cao của “tiếng” (ngang, ngã, sắc) hay thanh thấp của “tiếng” (huyền, hỏi, nặng)
Độ dài: tuỳ thuộc âm cuối của “tiếng”
Độ mạnh: tuỳ thuộc âm đầu & âm đệm của “tiếng”
GV chốt lại: Do đặc điểm của hệ thống ngữ âm tiếng Việt (chủ yếu là của “tiếng” Việt) & do ý thức, tập quán của người Việt nam luôn coi trọng & cố gắng làm chủ các hình thức ngữ âm trong khi biểu đạt mà tiếng Việt lại là một tiếng nói rất giàu tính chất, âm điệu nhịp nhàng (thanh điệu, vần điệu, độ cao, độ dài, độ mạnh của “tiếng”) Þ những yếu tố tạo nên tính nhạc của thơ
GV chuyển ý: Trong luật thơ tiếng Việt, tầm quan trọng của tiết tấu & vần được thể hiện thông qua vai trò của đơn vị “tiếng”
ó Số “tiếng” và các đặc điểm của “tiếng” về cách hiệp vần, phép phối thanh, ngắt nhịp...là các nhân tố cấu thành luật thơ
HĐ 2: GV giúp HS chiếm lĩnh luận điểm “Tiếng” là căn cứ để xác lập thể thơ theo biện pháp : giảng: (quy nạp) + luyện
µ HS nhắc lại các thể thơ đã được học ở bậc trung học (thơ Đường luật trung đại, thơ dân gian (vè, hò, đồng dao), thơ mới, thơ lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, hát nói.)
µ Qua các bài thơ lục bát em đã học, em có nhận xét gì về số tiếng trong mỗi câu thơ? (6 & 8)
µ Trong các bài thơ song thất lục bát mà em biết, câu thơ thất gồm mấy tiếng? (7)
µ Trong các bài thơ ngũ ngôn Đường luật, số tiếng mỗi câu là bao nhiêu? (5)
µ Trong các bài thơ thất ngôn mà em đã học, mỗi câu có bao nhiêu tiếng? (7)
µ Em có thể nói có bài đồng dao nào mà mỗi câu có 4 tiếng không? (Bài Lạy trời mưa xuống / SGK trang 130)
GV khái quát: Tiếng là căn cứ để lập thể thơ. Người ta thường lấy số tiếng trong mỗi câu thơ (và cả số câu thơ) để xác định thể thơ. Ta gọi đó là lượng thơ. Thơ mới thường không có qui định về lượng thơ
Þ HS chốt lại
BT: HS đọc các bài thơ đã học về các thể thơ có lượng thơ khác nhau (một số đoạn Truyện Kiều; Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; Câu cá mùa thu; Vận nước; Nam quốc sơn hà, Bài ca ngất ngưởng, Vội vàng,)
HĐ 3: GV thuyết giảng mở rộng (diễn dịch) về luận điểm: “Tiếng” là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ:
Nói đến nhịp thơ do “tiếng” tạo nên là nói đến tiết tấu của thơ. Trên độ dài của lượng thơ, tiết tấu được thực hiện bằng cách phân nhịp tạo nên bước thơ - nhịp thơ
µ GV đưa ra VD & gọi HS ngắt nhịp thơ
* Yêu nhau / cởi áo / cho nhau
Về nhà / dối mẹ / qua cầu / gió bay
* Một mình / âm ỷ / đêm chầy
Đĩa dầu vơi / nước mắt đầy / năm canh
* Thác / bao nhiêu thác / cũng qua
Thênh thênh / là chiếc thuyền ta trên đời
GV gọi HS nhận xét
Kết hợp Luyện tập: BT 1.b)
Bắt phong trần / phải phong trần
Cho thanh cao / mới được phần / thanh cao
® Ngắt nhịp: nhịp lẻ
µ GV đưa ra VD & gọi HS ngắt nhịp thơ
* Đèn Sài Gòn / ngọn xanh / ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho / ngọn tỏ / ngọn lu
Anh về / anh học / chữ Nhu
Chín trăng / em đợi / mười thu / em chờ
* Thuở trời đất / nổi cơn gió bụi ,
Khách má hồng / nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia / thăm thẳm / tầng trên,
Vì ai / gây dựng / cho nên / nỗi này
(Chinh phụ ngâm)
* Lom khom dưới núi / tiều vài chú
Lác đác bên sông / chợ mấy nhà
Nhớ nước / đau lòng / con quốc quốc
Thương nhà / mỏi miệng / cái gia gia (Bà Huyện Thanh Quan)
GV gọi HS nhận xét cách ngắt nhịp các câu thất trong thơ STLB & thơ Đường luật
µ GV đưa ra VD & gọi HS nhận xét nhịp thơ
* Bấy lâu nay / xuôi ngược trên đường đời
Anh thấy chăng? / Tôi chỉ hát / chỉ cười
Như vui sống mãi / trong vòng sung sướng
Là vì tôi muốn / để cho lòng tôi tưởng
Không bao giờ / còn vết thương đau
Không bao giờ / còn thấy bóng mây sầu
Vương vít nữa. - / Bạn ơi / nào có được
* Đưa người / ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng / ở trong lòng ?
Bóng chiều / không thắm / không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn / trong mắt trong
HĐ 4: HS chiếm lĩnh luận điểm Thanh của “tiếng “ là căn cứ để xác định luật bằng - trắc
µ Gọi HS đọc SGK phần nói về Thanh của “tiếng” / 129
GVDG: Trong tiếng Việt - một ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập – đơn vị tiếng có vai trò rất quan trọng. Xét về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiếng. Về mặt cấu tạo của âm tiết, thứ nhất âm tiết nào cũng mang một thanh điệu (sáu thanh, chia thành 2 nhóm, nhóm bằng gồm thanh ngang & thanh huyền; nhóm trắc gồm thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi & thanh ngã) ® tạo nhạc điệu thơ
GV giảng mở rộng: Tính đa thanh của âm tiết tiếng Việt phân bố thành 2 mảng bằng & trắc làm cho TV nói như hát. Luật âm thanh trong thơ (luật bằng trắc) trong các thể rất phức tạp, có các thể thơ, nếu phạm luật bằng - trắc là phạm luật thơ & làm mất sự hài hoà ngữ âm được xác định cố định của thể thơ
µ GV đưa ra VD giúp HS xác định luật bằng - trắc trong các thể thơ
* Trăm năm (B) trong cõi (T) người ta (B)
Chữ tài (B) chữ mệnh (T) khéo là (B) ghét nhau (B)
* Khi tỉnh (T) rượu / lúc (T) tàn canh (B)
Giật mình (B) mình lại (T) thương mình (B) xót xa (B)
µ Kết hợp Luyện tập: BT 1.b) trang 138
Ta với (T) mình, / mình với ta,
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh (T.H)
Nhận xét câu lục:
* Ngắt nhịp: lẽ
* Phối B – T: Tiếng thứ 2 T, tiếng thứ 4 B
µ Gọi HS đọc lại VD 2 thơ STLB, nhận xét cách phối B – T trong 2 câu thất ?
Kết hợp Luyện tập: BT 2 trang 138
µ GV cung cấp hai bài Luyện tập: Tương tư & Bạn đến chơi nhà / 139 ® hướng dẫn & yêu cầu HS xác định luật bằng - trắc:
* Tương tư (Nguyễn Công Trứ)
Tương tư không biết cái làm sao (B)
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào. (B)
Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao. (B)
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào. (B)
Một nước, một non, người một ngả,
Tương tư không biết cái làm sao (B)
® Luật bằng vần bằng
* Bài Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
® Luật trắc vần bằng
µ GV đưa ra 1 VD thơ mới đã phối thanh & yêu cầu HS nhận xét
Hãy (T) nghe tiếng (T) của (T) nghìn xác (T) chết (T) (5 trắc / 7 tiếng)
Chết (T) thê thảm (T) chết (T) một (T) ngày bi thiết (T) (5 trắc / 8 tiếng)
Hãy (T) nghe tiếng (T) của (T) một (T) nghìn cái (T) xác (T) (6 trắc / 7 tiếng)
Không chịu (T) chết (T) vạch (T) trời kêu tội (T) ác (T) (5 trắc / 8 tiếng) (Tố Hữu)
® Tất cả các âm tiết cuối câu đều là tiếng trắc. Tất cả để làm vang lên tiếng kêu gọi thống thiết, gay gắt, uất ức
HĐ 5: HS chiếm lĩnh luận điểm Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ
µ GV nói về ý nghĩa của vần trong thơ
Đó là hiện tượng hiệp các khuôn vần giữa các âm tiết trên các dòng thơ theo quy tắc xác định
Vần liên kết các dòng thơ, tạo nên hoà âm trong thơ & để dễ đọc, dễ nhớ
So với tiết tấu, vần không phải là yếu tố bắt buộc (thơ mới)
µ GV giúp HS ôn lại cấu tạo âm tiết
Phụ âm đầu
Vần (thanh điệu)
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
( T O À N )
µ HS nhận xét về cách hiệp vần (căn cứ vào khuôn vần & vị trí của âm tiết) để rút ra các loại vần
kết hợp luyện tập: Lấy BT 1.b) trang 138 làm VD
Tò (B) vò (B) mà (B) nuôi (B) con (B) nhện (T)
Ngày (B) sau (B) nó (T) lớn (T) nó (T) quện (T) nhau (B) đi (B)
Tò (B) vò (B) ngồi (B) khóc (T) tỉ (T) ti: (B)
Nhện (T) ơi (B) nhện (T) hỡi (T) nhện (T) đi (B) đằng (B) nào (B) ? (Ca dao)
® Phối B – T: Câu 1: tiếng thứ 4-B; tiếng thứ 6-T; Câu 2: tiếng thứ 6-T
Þ chốt lại
µ GV tiếp tục đưa ra VD, gợi ý HS nhận xét
* Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
(trùng hợp về vần: âm chính + âm cuối + thanh huyền, nhóm bằng)
* Ngày nay đá nát với vàng phai
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
(âm chính cùng dòng: a/ô, âm cuối trùng lặp, nhóm bằng)
Þ chốt lại
µ GV tiếp tục đưa ra VD, gợi ý HS nhận xét
* Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
® vần lưng bằng
* Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
® vần lưng trắc
* Đi không hả lẽ trở về không
Cái nợ tang bồng quyết trả xong
® vần chân bằng
* Năm ngoái năm xưa đói tưởng chết
Năm nay phong lưu đã ra phết
® vần chân trắc
Þ chốt lại
µ Dựa vào các VD đã quan sát ,kết hợp luyện tập: Lấy BT 1.a) trang 138 làm VD yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách hiệp vần trong thơ LB?
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
® Đoạn thơ được trích phản ánh đúng luật thơ của thể thơ LB
* Nhịp: ngắt nhịp chẵn, nhịp đôi
* Vần: vần lưng (hôm - buồm; sa – là) ; vần chân (xa – sa)
* Phối hợp bằng - trắc: Tiếng 2,6,8 (thanh bằng); tiếng thứ 4 (thanh trắc); các tiếng khác tự do
µ VD bài hát nói: TRÊN VÌ NƯỚC, DƯỚI VÌ NHÀ
1-Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái (T)
2-Cái công danh là cái nợ nần ! (B)
3-Nặng nề thay hai chữ quân thân ! (B)
4-Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ ? (T)
5-Cũng sắp điền viên vui tuế nguyệt, (T)
6-Trót đem thân thế nợ tang bồng, (B)
7-Xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung (B)
8-Hết hai chữ trung trinh báo quốc (T)
9-Nghiêng mình những vì dân vì nước (T)
10-Túi kinh luân từ tước để về sau (B)
11-Nghìn thu một tiếng công hầu (B)
(Nguyễn Công Trứ)
Þ Gọi HS chốt lại
µ HS quan sát lại 2 VD thơ STLB, nhận xét về cách hiệp vần ? (kết hợp Luyện tập BT 2 trang 138)
Yêu cầu HS nhận xét về nhịp, phối hợp B – T của 4 câu cuối & phần vần cả đoạn thơ
Thuở trời đất / nổi cơn (B) gió bụi, (T)
Khách má hồng / nhiều nỗi (T) truân chuyên. (B)
Xanh kia / thăm thẳm / tầng trên,
Vì ai / gây dựng / cho nên / nỗi này?
Trống Tràng Thành / lung lay (B) bóng nguyệt, (T)
Khói Cam Tuyền / mờ mịt (T) thức mây (B)
Chín lần / gươm báu / trao tay,
Nửa đêm / truyền hịch / định ngày / xuất chinh
(Chinh phụ ngâm)
BT 2
* Nhịp: Hai câu thất: ¾ (lẻ / chẵn) ; Hai câu LB: nhịp đôi
* Vần: bụi - nỗi ; chuyên – trên ; trên – nên ; này – lay ; nguyệt - mịt ; mây – tay ; tay – ngày .
* Phối thanh B – T: cơn (B); bụi (T)
nỗi (T); chuyên (B)
µ HS quan sát lại 2 bài thơ Đường luật (Tương tư & Bạn đến chơi nhà), nhận xét về cách hiệp vần trong thơ ĐL so với thơ LB & hát nói có gì đặc biệt?
GV giới thiệu thêm về cách phối thanh, đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 & niêm giữa các dòng thơ 1 – 8; 2 – 3; 4 – 5; 6 – 7 (VD minh hoạ bài Tương tư)
Þ HS thực hành bài Bạn đến chơi nhà & chốt lại
HĐ 6: Giúp HS chốt lại các thể thơ tiếng Việt thường gặp
GV nhấn mạnh & hỏi HS: Thể thơ & luật thơ của ta đều được tạo lập trên cơ sở đặc điểm của tiếng. Dựa vào vai trò của “tiếng” trong thơ ca, những thể thơ tiếng Việt thường gặp có thể xếp vào mấy lọai?
GV gọi HS minh hoạ các thể thơ bằng cách nhắc lại một số TP đã được học & được biết
µ Vì sao gọi là thơ hiện đại? Còn có cách gọi nào khác?
Thơ hiện đại VN xuất hiện từ giai đoạn nào? Nêu VD minh hoạ?
GVDG: Vừa có sự tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
HĐ 7: Gọi HS đọc các yêu cầu & thực hiện các BT dựa vào kiến thức đã được học trong bài Luật thơ
HS lên bảng làm, cả lớp bổ sung, GV nhận xét
1)
b)
µ Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương (Ca dao)
c)
Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàng,
Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đậu cao
4)
µ Ông đứng làm chi / đấy hỡi ông?
Trơ trơ như đá, / vững như đồng.
Đêm ngày / gìn giữ / cho ai đó ?
Non nước / đầy vơi / có biết không? (NK)
Þ Thơ mới chịu ảnh hưởng rõ nét mô hình hiệp vần này
GV hướng dẫn phần còn lại để HS về nhà làm
µ Sóng / bắt đầu từ gió
Gió / bắt đầu từ đâu?
Em / cũng không biết nữa
Khi nào / ta yêu nhau. (XQ)
µ Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây / súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, / ngàn thước xuống
Nhà ai / Pha Luông / mưa xa khơi (QD)
µ Con gặp lại nhân dân / như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, / chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ /
đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng / bỗng gặp cánh tay đưa. (CLV)
KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ
Tính nhạc trong thơ tiếng Việt:
Tính nhạc của thơ là kết quả của việc vận dụng tổng hợp các yếu tố ngữ âm như thanh điệu, vần, độ cao, độ dài, độ mạnh của “tiếng” để tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho lời thơ
Luật thơ bao gồm những qui định bảo đảm cho thơ có tính nhạc, đặc biệt là tiết tấu & vần điệu
Vai trò của “tiếng” trong thơ ca:
2.1. “Tiếng” là căn cứ để xác lập thể thơ
Các thể thơ cách luật: lục bát, song thất lục bát, hát nói, thơ Đường luật (ngũ ngôn, thất ngôn) đều lấy số tiếng trong mỗi câu thơ (& cả số câu thơ) để xác định thể thơ. Ta gọi đó là lượng thơ. Thơ mới thường không có qui định về lượng thơ
2.2. “Tiếng” là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ:
Các tiếng trong một câu thơ thường được tách từng khúc, mỗi khúc ấy được gọi là nhịp
µ Thơ lục bát ngắt nhịp chẵn là chủ yếu (nhịp đôi là cơ sở). Tuy nhiên có khi ngắt nhịp lẻ tuỳ theo dụng ý của tác giả
µThơ song thất lục bát & thơ Đường luật:
STLB: 3/4 (hoặc 3/2/2) Nhịp câu thất
ĐL: 4/3 (hoặc 2/2/3)
µ Thơ mới: ngắt nhịp linh hoạt
2.3. Thanh của “tiếng “ là căn cứ để xác định luật bằng - trắc
* thanh bằng ® “tiếng bằng”: thanh ngang, thanh huyền
* thanh trắc ® “tiếng trắc”: thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi, thanh ngã
* thanh cao: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc
* thanh thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng
Þ
µ Luật bằng - trắc trong thơ lục bát:
* Tiếng 2, 6, 8: thanh bằng
* Tiếng 4: thanh trắc
* Ở vị trí số lẻ: tự do
F Tiểu đối ở dòng lục: luật bằng - trắc có thể thay đổi
µ Luật B – T trong thơ STLB:
* Dòng thất trên: tiếng thứ 5 – thanh bằng; tiếng thứ 7 – thanh trắc
* Dòng thất dưới: ngược lại
* Hai dòng LB: như qui định thơ LB
µ Luật bằng - trắc trong thơ Đường luật (thất ngôn bát cú Đường luật)
* Luật bằng vần bằng: bắt đầu bằng 2 tiếng bằng, vần bằng ở cuối câu
* Luật trắc vần bằng: bắt đầu bằng 2 tiếng trắc, vần bằng ở cuối câu
µ Thơ mới: hoàn toàn tự do về luật bằng - trắc nhưng vẫn cần phối hợp bằng trắc để cho câu thơ dễ đọc, dễ nghe, có khi để biểu cảm
2.4. Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ
* Vần bằng & vần trắc: căn cứ vào thanh điệu & âm tiết
+ Vần bằng: những tiếng mang vần thơ thuộc về lọai thanh bằng (dấu ngang hoặc huyền)
+ Vần trắc: những tiếng mang vần thơ thuộc về lọai thanh trắc (hỏi, ngã, sắc, nặng)
* Vần chính & vần thông: căn cứ vào sự trùng hợp các phần cơ bản của âm tiết
+ Vần chính: khi 2 tiếng bắt vần mà cùng một khuôn vần
+ Vần thông: khi 2 tiếng bắt vần song âm của chúng không hoàn toàn rập theo một khuôn mà là thuộc hai khuôn rất gần nhau, giống nhau (nghĩa là tạm cho thông qua chứ chưa được chính hẳn)
* Vần lưng & vần chân: căn cứ vào vị trí gieo vần
+ Vần lưng (vần yêu – yêu vận): vần từ tiếng cuối câu thơ trên bắt xuống một tiếng ở lưng chừng câu thơ dưới
+ Vần chân (vần cước - cước vận): vần từ tiếng cuối câu thơ trên bắt xuống tiếng cuối câu thơ dưới
µ Hiệp vần thơ lục bát:
* Vần lưng: tiếng cuối câu lục hiệp vần tiếng thứ 6 của câu bát
* Vần chân: tiếng cuối câu bát lại hiệp vần với tiếng cuối của câu lục kế
µ Hiệp vần thơ hát nói:
* Vần cuối trong 4 câu khổ đầu lần lượt là: T,B, B,T
* Vần cuối trong 4 câu khổ giữa lần lượt là: T,B, B,T
* Vần cuối trong 3 câu khổ cuối lần lượt là: T,B,B
µ Hiệp vần thơ STLB:
* Tiếng cuối dòng thất trên hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng thất dưới
* Tiếng cuối dòng thất dưới hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục
* Hai câu LB hiệp vần theo qui định của thơ LB
µ Hiệp vần thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
Vần chân, độc vận, vào tiếng cuối ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (vần B)
NHỮNG THỂ THƠ TIẾNG VIỆT THƯỜNG GẶP
Thơ cổ truyền (thơ cách luật):
* Thơ lục bát
* Thơ STLB
* Thơ hát nói
*Thơ Đường luật:
+ ngũ ngôn
+ thất tuyệt (tứ tuyệt, bát cú)
Thơ hiện đại (thơ không cách luật):
* Thơ 5 tiếng
* Thơ 7 tiếng
* Thơ 8 tiếng
* Thơ tự do
* Thơ văn xuôi
LUYỆN TẬP:
BT 1-
* Vần: tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 4 câu bát (ơi - trời) – B
* Phối B – T: Câu bát: tiếng thứ 4-B; tiếng thứ 6-T
c) Hai câu lục bát biến thể.
Muốn chuyển về lục bát cần dựa vào đặc điểm luật thơ (số tiếng, vần, phối thanh)
Nước xanh lơ lửng cá vàng
Cây ngô cành bích, phượng hoàng đậu cao
BT 4:
µ Thuộc thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
* Nhịp: chẵn / lẻ (4/3)
* Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách (đồng – không)
* Phối B – T
1
2
3
4
5
6
7
B
T
B
B
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
B
B
B
T
B
B
T
B
T
B
B
T
T
B
Cả 3 khổ thơ đều thuộc thơ hiện đại
µ Khổ thơ trích từ bài Sóng: thơ 5 tiếng, hiệp vần gián cách (T – B – T – B)
µ Khổ thơ trích từ bài Tây Tiến: thơ 7 tiếng, vần chân & gieo ở câu 2, câu 4, hiệp vần gián cách (T – B – T – B), phối thanh ở các tiếng 2, 4, 6 (3 câu đầu), đối xứng & luân phiên B – T
µ Khổ thơ trích từ bài Tiếng hát con tàu: C 1/ 10 tiếng; 3 câu cuối/ 8 tiếng; hiệp vần gián cách (T – B – T – B)
V. CỦNG CỐ - GV đưa 8 câu hỏi củng cố
GV nhấp chuột vào chữ CỦNG CỐ ® hiện bàn tay ® hiện lên bảng Microsoft office ® nhấn OK, sẽ hiện lên 8 câu hỏi củng cố, GV cho HS lần lượt trả lời từng câu để kiểm tra sự tiếp thu của HS. Tuỳ từng câu có thể hiện Đ – S, có câu 4 lựa chọn, có câu kéo thả chữ (rê chuột vào chữ cần chọn đưa vào đáp án). Xem kết quả sẽ biết đúng hay sai. Nếu làm sai, nhấp vào chữ “Làm lại”. Hoàn thành xong, đóng lại (dấu x nằm ở góc phải màn hình)
1. Về mặt ngữ âm, thể thơ tự do thuộc thơ cách luật ?
a. Đúng b. Sai
2. Bài Tự tình II (Hồ Xuân Hương) là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo:
a. Luật bằng vần bằng b. Luật trắc vần bằng
c. Luật bằng vần trắc d. Luật trắc vần trắc
3. Kéo thả chữ sao cho thích hợp:
Thơ Đường luật – Thơ lục bát – Hát nói
“Chỉ có một vần, vần chân và vần bằng”
Đó là đặc điểm của thể (Thơ Đường luật)
4. Trong thơ mới, mô hình hiệp vần nào sau đây hiệp theo kiểu truyền thống:
a. AABB b. ABBA c. AABA d. ABAB
5. Ngắt nhịp theo kiểu phối hợp lẻ / chẵn ¾ không phải là đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
a. Đúng b. Sai
6. Trong buổi chơi xuân, bên mộ Đạm Tiên, Thuý Kiếu đã:
“Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần”
Theo em, Thuý Kiều đã làm thơ theo thể thơ nào sau đây ?
a. Ngũ ngôn bát cú b. Thất ngôn bát cú
c. Song thất lục bát d. Tứ tuyệt
7. Tiếng cuối của mỗi dòng thơ trong khổ thơ 4 câu phải có vần trắc, bằng, bằng, trắc. Đó là đặc điểm của thơ tứ tuyệt
a. Đúng b. Sai
8. Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Ngắt nhịp:
a. 3/3 – 4/4 b. 3/3 – 2/2/2/2
VI. DẶN DÒ
1- Làm tiếp tục các bài tập ở sgk
2- Phân chia các tác phẩm sau đây theo từng thể thơ: “Vội vàng” (Xuân Diệu), “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Khóc Dương Khuê” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)
3- Sưu tầm theo một số tác phẩm thơ hiện đại
4- Làm một bài thơ (tùy chọn thể thơ, đề tài)
File đính kèm:
- LUAT THO - LUYEN TAP.doc