Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tìm hiểu về thơ mới

 Ngoài các tác phẩm được học trong chương trình, em biết các tác giả, tác phẩm nào khác thuộc phong trào Thơ mới? Đọc một số bài, đoạn thơ mà em thích?

 3. Qua những bài thơ mới đã học, nhận xét xem Thơ mới có những đặc điểm gì về tác giả, tác phẩm, nội dung và hình thức nghệ thuật?

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tìm hiểu về thơ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về thơ mớiTìm hiểu về thơ mớiCâu hỏi thảo luận: 1. Em hiểu Thơ mới là gì? Thơ mới khác với thơ cũ ( thơ trung đại) như thế nào? 2.Ngoài các tác phẩm được học trong chương trình, em biết các tác giả, tác phẩm nào khác thuộc phong trào Thơ mới? Đọc một số bài, đoạn thơ mà em thích? 3. Qua những bài thơ mới đã học, nhận xét xem Thơ mới có những đặc điểm gì về tác giả, tác phẩm, nội dung và hình thức nghệ thuật?Tìm hiểu về thơ mớiKhái niệm Thơ mới Chỉ một trào lưu thơ ca mang tính chất lãng mạn tiểu tư sản, nằm trong khuynh hướng văn học lãng mạn của văn học Việt Nam hiện đại trước Cách mạng tháng Tám/1945Tìm hiểu về thơ mới2. Một số gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mớiXuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới Nhà thơ Nguyễn Bính Nhà thơ Thế Lữ - ngọn cờ đầu của phong trào Thơ mới Nhà thơ Chế Lan Viên và Tập thơ đầu tay của ôngTìm hiểu về thơ mới3. Quá trình hình thành, phát triển của phong trào Thơ mới Gồm 3 giai đoạn:a, Giai đoạn 1932 – 1935*Năm 1932: Lần đầu tiên trên báo chí xuất hiện lời kêu gọi đổi mới, cách luật thơ ca của tác giả Phan Khôi; ông cho in bài thơ viết theo lối mới của mình, bài “Tình già”* Từ đây dấy lên cuộc bút chiến quyết liệt giữa hai phái thơ cũ và mới. Phần thắng đã thuộc về phái mới nhờ hàng loạt bài thơ viết theo lối mới, hay, được độc giả hưởng ứng.* Các tác giả tiêu biểu: Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Thế Lữ... trong đó Thế Lữ đựơc coi là chủ soái.Tìm hiểu về thơ mớiTình già - Phan Khôi - Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở “Ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không đặng” “để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau” “hay, nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao nỡ thương được chừng nào hay chừng đấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy.............Tìm hiểu về thơ mớib. Giai đoạn 1936 – 1939 * Thơ mới toàn thắng, hoàn toàn chiếm chỗ đứng trên thi đàn và phát triển đến đỉnh cao với đội ngũ nhà thơ đông đảo, tài năng; nhiều tác giả, tác phẩm có khả năng sống mãi với thời gian: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử - được coi là 3 đỉnh cao của phong trào thơ mới, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh...Tìm hiểu về thơ mớic. Giai đoạn 1940 – 1945 Thơ mới đi vào thời kì khủng hoảng, rơi vào ngõ cụt, không còn những giá trị tích cực. Một số xu hướng thơ nảy sinh: - Xu hướng trụy lạc: thơ say của Vũ Hoàng Chương... - Xu hướng siêu thoát vào cõi hư vô: tập “vũ trụ ca” của Huy Cận, “vàng sao” của Chế Lan Viên... - Xu hướng hình thức chủ nghĩa cực đoan tạo ra thứ thơ bí hiểm không thể giải thích: Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh... Tìm hiểu về thơ mới3.Một vài đặc điểm của Thơ mới Thơ mới “mới” so với thơ cũ (thơ trung đại) không chỉ ở phương diện nghệ thuật mà chủ yếu ở phương diện nội dung (Hoài Thanh gọi là “tinh thần thơ mới”)3.1 Đề cao cái tôi cá nhân“ chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên...và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” ( Hoài Thanh – “Thi nhân Việt Nam”)Tìm hiểu về thơ mới3.2. Thơ của nỗi buồn và sự cô đơn: “thơ mới vừa cất tiếng khóc chào đời đã buồn ngay trong bản chất” (Phan Cự Đệ)Ví dụ: - Huy Cận: “ chàng là con một bà mẹ hay sầu nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ” “chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm” - Xuân Diệu: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta” “tôi là con nai bị chiều đánh lưới không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”Tìm hiểu về thơ mớiChế Lan Viên: “tôi có chờ đâu, có đợi đâu đem chi xuân lại gợi thêm sầu với tôi tất cả như vô nghĩa tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” Hàn Mặc Tử: “tôi vẫn còn đây hay ở đâu ai đem tôi bỏ dưới trời sâu Sao bông phượng nở trong màu huyết nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu” Tìm hiểu về thơ mớiNguyễn Bính: “ Ta đi nhưng biết về đâu chứ? Đã dấy phong yên lộng bốn trời Thì cứ ở đây ngồi giữa chợ Uống say mà gọi thế nhân ơi”3.3.Thơ mới đôi khi thoát ly cuộc sống hiện thực để trốn vào: tình yêu, quá khứ, trụy lạc, điên loạn hay thế giới siêu hình...=> tạo nên các đề tài cho thơ mớiTìm hiểu về thơ mới3.4.Thơ mới ấp ủ tinh thần dân tộc, lòng khao khát tự do (thơ Chế Lan Viên, Thế Lữ, Huy Cận, Thâm Tâm...) nhưng lòng yêu nước của các nhà thơ mới cũng mang màu sắc lãng mạn.3.5. Thơ mới chịu ảnh hưởng từ thơ Pháp, họăc thơ Đường nhưng vẫn giữ được hồn Việt

File đính kèm:

  • ppttu lieu ve tho moi(1).ppt