Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1, 2: Vào phủ chúa Trịnh

A. Mục tiêu cần đạt:

- Thống nhất sách giáo khoa và sách giáo viên

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK + SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh.

C. Cách thức tiến hành.

- Kết hợp trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình lên lớp:

 

doc112 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1, 2: Vào phủ chúa Trịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1, 2: Mục tiêu cần đạt: Thống nhất sách giáo khoa và sách giáo viên Phương tiện thực hiện: SGK + SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh. Cách thức tiến hành. Kết hợp trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Bài cũ : Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn. Nêu vài nét chính về tác giả Lê Hữu Trác? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm. Tể loại được tác giả viết trong đoạn trích? Hãy tóm tắt đoạn trích. Hãy nêu bố cục của đoạn trích? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích. Theo chân tác giả vào phủ hãy tái hiện lại quang cảnh trong phủ chúa? Cách gọi tên gợi cho em suy nghĩ như thế nào? Bài thơ của tác giả nói hộ em điều gì? Lần đầu tiên đặt chân vào phủ Chúa, tác giả đã nhận xét “ cuộc sống ở đây thực khác người thường” . Anh chị có nhận thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa hay không? Hãy chỉ rõ điều đó? Ngôn từ xưng hô khi nhắc đến chúa như thế nào? Anh chị hãy nhận xét, đánh giá về cung cách sinh hoạt đó? “ Sự thật trung thực – mắt thấy tai nghe đã được tác giả ghi lại.” Thái độ của tác giả khi thấy cảnh lộng lẫy, tấp nập nơi phủ chúa? Thái độ đó có được thể hiện ra bên ngoài? Ông có đồng tình với cuộc sống ở đây không? Tâm trạng khi bắt mạch kê đơn cho thế tửu của tác giả? Theo nhận xét của tác giả, hãy cho biết thế tử bị bệnh gì? “ Vì thế tử ở trong chốn này yếu đi” Những băn khoăn giữa việc đi và ở trong đoạn cuối nói lên điều gì? Hãy nhận xét về nghệ thuật viết kí của tác giả? Qua đoạn trích hãy cho biết chi tiết nào em cho là đắt nhất trong tác phẩm? “ Thế tử ngồi trên sập- một cụ già lạy -> khen; căn phòng ở của thế tử ở tối, ngột ngạt.” Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. A. Tìm hiểu bài. Đọc hiểu khái quát. Tác giả: Sinh năm 1724 – 1791 Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong gia đình có truyền thống học hành, đô đạt, làm quan. Ông không chỉ là một danh y, không chỉ chữa bênh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học( kiến thức + lương tâm). 2.Tác phẩm: - Là quyển cuối trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” - Là tập kí sự bằng chữ Hán viết năm 1873,ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe. II. Đọc – tìm hiểu. Thể loại: Kí sự- ghi chép lại câu chuyện, sự việc có thật. Tóm tắt. Giải nghĩa từ khó. Bố cục: III. Đọc - hiểu chi tiết. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Quang cảnh: Vào phủ phải qua nhiều lần cửa, năm, sáu lần trướng gấm. Lối đi quanh co, nhiều hành lang. Canh giữ nghiêm ngặt( lính, có thẻ). Cảnh trí khác lạ ( Cây cối, chim kêu, danh hoa) Trong phủ có Đại đường, quyền bổng, gác tíá, kiệu son, mâm vàng chen bạc. Nội cung có sập, ghế rồng, nệm gấm * Nhận xét, đánh giá: - Là chốn thâm nghiêm kín cổng cao tường - Là chốn xa hoa, tráng lệ, lỗng lẫy không đâu sánh bằng. - Cuộc sống hưởng lạc( cung tần, mĩ nữ, của ngon vật lạ) nhưng lại ngột ngạt tù đọng ( chỉ có hơi người.) Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Vào phải có thánh chỉ, có người đưa, có lính dẫn đường. Trong phủ có một guồng máy hoạt động đông đảo, có người truyền báo, người đi lại như mắc cửi. Lời lẽ cung kính, lễ phép ngang hàng với vua. Chúa có phi tần hầu trực xung quanh, tác giả không được gặp mà chỉ đứng nhìn từ xa. Phục dịch thế tử bênh có 7,8 người. * Nhận xét, đánh giá: - Nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang quyền quý đến tột cùng. - Có cuộc sống xa hoa hưởng lạc, sự lộng hành trong phủ chúa. - Là cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua. Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả. Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa: Quan sát, ghi chép cụ thể, có cả nhận xét, bình luận, tuy không nói ra trực tiếp nhưng thái độ của tác giả là không đồng tình với cuộc sống xa hoa hưởng lạc và dửng dưng trước những quyến rũ vật chất ở đây. Tâm trạng khi bắt mạch kê đơn: Hiểu, nói thẳng, nói thật bệnh tình. Là thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, y đức cao mà còn là người xem thường danh lợi, quyền quý. Yêu cuộc sống tự do và cuộc sống thanh đạm, giản dị. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm. Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh đông. Lối kkể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc, chi tiết đặc sắc. Có sự đan xen giữa thơ và kí làm tăng thêm chất trữ tình. Ghi nhớ: SGK Luyện tập 4. Củng cố: - Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Tâm trạng của tác giả khi bắt mạch kê đơn cho thế tử ( chữa bệnh cầm chừng >< lương tâm thầy thuốc) . 5. Dặn dò: Học bài cũ; soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. TIẾT 3: Mục tiêu cần đạt: Thống nhất SGK + SGV Phương tiện thực hiện SGK + SGV, thiết kế bài học, bảng phụ. Cách thức tiến hành: Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Bài mới: Gíao viên giới thiệu vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hướng dẫn HS đọc phần I/ sgk Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hôi mà không phải của cá nhân? Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội? Nếu không có ngôn ngữ liệu con người có giao tiếp được với nhau hay không? Cá yếu tố ngôn ngữ chung? Nêu ưuy tắc và phương thức chung? Hướng dẫn học sinh đọc phần II/ sgk. Tại sao nói lời nói là sản phẩm riêng của con người? Nói - viết ( giao tiếp); Miệng – văn viết.(Lời nói) Theo em thế nào là giọng nói cá nhân? Vốn từ ngữ cá nhân? Sử dụng từ sáng tạo? Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hương dẫn học sinh làm phần luyện tập. Xác định từ “thôi” trong bài tập 1. Nhận xét về cách sắp xếp từ? A. Tìm hiểu bài: I. Ngôn ngữ- Tài sản chung của xã hội - Ngôn ngữ là tài sản chung của dân tộc, cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp, biểu hiện và lĩnh hội. Nhưng nó lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng giao tiếp. 1. Các yếu tố chung( có sẵn): âm, thanh, từ, tiếng.. 2. Các quy tắc, phương thức chung: Các quy tắc chung: cấu tạo từ, ngữ, đoạn Các phương thức chuyển nghĩa từ: từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển, chuyển loại từ.. II. Lời nói- sản phẩm riêng của mỗi cá nhân. Giọng nói cá nhân: riêng biệt Vốn từ ngữ cá nhân: Tài sản chung nhưng một số người ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định phụ thuộc vào trình độ, vốn sống, hiểu biết. Sự chuyển đồi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc: thành của cá nhân Việc tạo ra từ mới: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, tỉnh lược, tách câu. * Ghi nhớ: SGK. B. Luyện tập Từ Thôi: nghĩa mới: chấm dứt, kết thúc - nói giảm nói tránh. Mang đậm dấu ấn cá nhân, làm giảm nhẹ nỗi đau mất mát không gì bù đăp được. Sử dụng đối lập, đảo ngữ, cách dùng từ ngữ -> cá tính sáng tạo. Thiên nhiên trong thơ HXH bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sự sống ngay trong những tình huống bi thảm nhất. 4 Củng cố: Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân? 5. Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị cho bài làm viết số 1. TIẾT 4 : Mục tiêu cần đạt: Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK2 của lớp 10 Viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV, đề ra. Cách thức tiến hành: Tự làm vào không trao đổi, thảo luận. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT GV chép đề lên bảng. Đề ra: Suy nghĩ của anh chị về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh . I. Yêu cầu về kĩ năng: - Đọc kĩ đề ra, xác định nội dung yêu cầu. - Lập dàn ý đại cương. - Biết vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng viết văn nghị luận để làm bài tốt. - Văn rõ ràng, ngắn gọn, trong sáng, diễn đạt lưu loát, lô gic, không sai lỗi chính tả. - Bố cục rõ ràng, hợp lí, văn viết phải có cảm xúc. II. Yêu cầu về kiến thức: - Nêu được vấn đề: + Thế nào là trung thực? + Thế nào là trung thực trong học tập? + Thế nào là trung thực trong thi cử? + Giữa chúng có mối quan hệ ra sao? + Tệ nạn học, thi, bằng? + Thực trạng -> giải pháp? + Liên hệ bản thân? III. Biểu điểm: Điểm 9 – 10: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Điểm 7 – 8: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, sai ít lỗi. Điểm 5 – 6: Đáp ứng ½ yêu cầu, bài còn mắc nhiều lỗi. Điểm 3 – 4: Đáp ứng 1 – 2 nội dung yêu cầu, bài còn mắc quá nhiều lỗi. Điểm 1 – 2: Thiếu ý , sơ sài quá Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng. 3. Củng cố: Để hoàn thành và làm tốt một bài làm văn chúng ta cần phải làm như thế nào? 4. Dặn dò : Học bài cũ, soạn bài mới: Tự tình II. Tiết 5: TỰ TÌNH (Bài 2) Hồ Xuân Hương. A. Mục tiêu bài học: Hs nắm được: Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le ngang trái của duyên phận HXH. Thấy được bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Hiểu sâu hơn tài năng thơ nôm của Hồ Xuân Hương ở cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xúc tâm trạng. B. Phương tiện thực hiện + GV: SGK, SGV, STK, chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương, tranh minh họa chân dung Hồ Xuân Hương + HS: SGK (+ SGK Ngữ văn THCS) C. Cách thức tiến hành: Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi, gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình D. Tiến trình thực hiện: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao nói đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc? - Hình tượng tác giả trong đoạn trích sáng lên những phẩm chất gì? 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐAT. Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk và nêu vài nét chính về tác giả HXH? Hai lần lấy chồng là 2 lần làm lẽ và cả 2 người chồng cũng chết, cuối cùng bà sống cô đơn, rồi đi du lãm khắp nơi và làm thơ để khuây khỏa. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm? Đọc - hiểu văn bản Gv gọi hs đọc bài thơ, gv nhận xét cách đọc. Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào? Câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong khoảng thời gian, không gian nào? Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật gì? Từ Trơ ở đây có nghĩa là gì? “ Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng tại sao ở đây lại là “ cái hồng nhan”? “ Cái hồng nhan” lại đem sánh với gì? Điều đó có tác dụng gì? “ Hương rượu gợi lên điều gì? Trăng thường gợi mối nhân duyên nhưng hình ảnh “ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”lại gợi cho người đọc cảm giác gì? Nghệ thuật được sử dụng? GV: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Giật mình, mình lại thương mình xót xa. Ở hai câu luận, tác giả đã dùng những hình ảnh thiên nhiên nào? Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới lạ? Tác giả dùng cách miêu tả thế nào khi nói về thiên nhiên cũng là thể hiện tâm trạng và thái độ? Nêu nghệ thuật? Hai câu kết phản ánh tâm trạng gì của nhà thơ? “ Ngán” ở đây có nghĩa là gì? Giải nghĩa từ “ Xuân” Từ “ lại” ở đây có mấy nghĩa? Câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào? Gv : bản chất của rình yêu là không thể san sẻ(Ănghen) Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Chém cha cái kiếp lấy chông chung... Tổng kết về nội dung và nghệ thuật ? Hs đọc mục ghi nhớ sgk I . Tìm hiểu chung: 1 . Tác giả: + Cuộc đời: - Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn học, cuộc đời còn nhi ều bí ẩn - Bà là người thông minh sắc sảo, có tài năng thơ phú. - Đường tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái, trắc trở. + Sự nghiệp: SGK 2. Đọc – giải nghĩa từ khó: - Đề tài: Tự Tình: Tự bộc bạch tâm sự của người phụ nữ, khao khát hạnh phúc nhưng gặp nhiều trắc trở: đằm thắm, cá tính mạnh liệt nhưng cũng dịu dàng,yếu đuối. II. Đọc – tìm hiểu: 1. Đọc: chậm, đều, trầm, ngắt nhịp. 2. Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật. 3 . Bố cục: 4 liên: đề - thực - luận - kết. II- Đọc – Hiểu: 1. Hai câu đề: - Thời gian: Đêm khuya - Không gian: Thanh vắng - Âm thanh: Văng vẳng tiếng trống - Nghệ thuật đảo ngữ. Từ trơ: tủi hổ, bẽ bàng song còn là sự thách thức. - Trơ cái hồng nhan: Gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai. à Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng. Đằng sau sự cảm nhận về bước đi của thời gian, sự rối bời của tâm trạng là nỗi dằn vặt sắp được bộc lộ, giãi bày một tâm sự. 2.Hai câu thực: - Hương rượu hay hương tình qua đi để lại vị đắng chát, khổ đau -> Tìm đến rượu để lãng quên thực tại nhưng cái vòng luẩn quẩn “say, tỉnh” càng làm tgiả cảm nhận rõ hơn nỗi đau thân phận. - Vầng trăng gợi lên hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn “ khuyết chưa tròn”à tương đồng với thân phận người phụ nữ: tuổi xuân đi qua mà tình duyên không trọn vẹn . -> Hai câu thơ đối thanh mà nghịch ý: say lại tỉnh >< khuyết vẫn khuyết, con người muốn thay đổi hoàn cảnh nhưng không được. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. 3.Hai câu luận: - Hình ảnh rêu, đá là những sinh vật nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên . - Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ, đối + các động từ mạnh để miêu tả sự phẫn uất của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. -> Nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình nhưng vẫn căng đầy một sức sống ngay cả trong tình huống bi thương . 4 .Hai câu kết: - Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm - Xuân: Là mùa xuân cũng là tuổi xuân - Lại 1 : Thêm 1 lần nữa. Lại 2 : Trở lại -> Mùa xuân của tạo hoá đi rồi trở lại , nhưng với con người tuổi xuân qua có trở lại bao giờ. - Câu cuối sử dụng nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào hạnh phúc quá đỗi bé mọn, chiếc chăn quá hẹp của người phụ nữ có thân phận làm lẽ trong xã hội phong kiến. Là lời than thở, khát vọng hạnh phúc Tâm trạng chua chát, buồn tủi. III.Tổng kết : Ghi nhớ sgk. 4. Củng cố: - Nêu chủ đề bài thơ? - Tìm những từ ngữ được vận dụng sáng tạo, mang tính biểu cảm cao trong bài? 5. Dặn dò : Học bài, học thuộc lòng bài thơ,làm bài tập phần “ Luyện tập”. - Soạn bài mới: Câu cá mùa thu Tiết 6: CÂU CÁ MÙA THU. ( Thu điếu ) - Nguyễn Khuyến. Mục tiêu cần đạt: Thống nhất SGK + SGV Phương tiện thực hiện: SGK + SGV, thiết kế bài học, tư liệu. Cách thức tiến hành Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ, nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Tự tình II” của HXH. Bài mới: GV giới thiệu vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn Nêu những nét chính về tác giả? Cuộc đời ông có gì đang chú ý? Số lượng tác phẩm của ông để lại? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Bài thơ thuộc thể loại nào? Nêu chủ đề bài thơ? Theo em nên chia bố cục bài thơ như thế nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi tả cảnh mùa thu? Vậy những từ đó từ nào chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh ? Điểm nhìn của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy tác giả bao quát cảnh thu như thế nào? Theo em chiếc “ lá vàng” ấy là lá gì?( trúc chăng) GV: Theo XDiệu: Thú vị của Thu điếu là ở điệu xanh: Xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo và màu vàng của chiếc lá thu rơi. Vần “eo” được tác giả sử dụng mấy lần? Em có nhận xét gì về từ đó? Qua phân tích trên hãy nhận xét về bức tranh thiên nhiên qua cảm nhận của tác giả? Có câu thơ nào trực tiếp tả tâm trạng tác giả hay không? GV: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ( ND) Dáng ngồi của tác giả có giống người đi câu hay không? Nêu thật tại sao lại có cảm nhận mơ hồ ở câu cuối ? Vậy nhà thơ làm ông ngư để làm gì? GV: Ngồi bất động, mơ hồ, không chú ý vào việc đi câu.. Vì nếu đi câu sẽ không có hình ảnh chợt tỉnh mơ hồ, nhìn ngơ ngác ở câu cuối.( cần quan sát kĩ mới thấy.) Xuyên suốt bài thơ mang tâm trạng buồn vậy theo em Nguyễn Khuyến đang mang tâm sự gì?( Vận nước, lẽ đời) Nội dung? Nghệ thuật? Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ SGK. I.Đọc - hiểu khái quát. 1. Tác giả: + Cuộc đời, con người: - Đỗ đầu 3 kì thi Hương, Hội, Đình -> Tam Nguyên Yên Đỗ. - Làm quan ->cáo quan về dạy học, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù - Gắn bó với thiên nhiên, yêu tha thiết làng quê Việt Nam. + Sự nghiệp: Khoảng 800 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm. 2. Tác phẩm: Thực tế cuộc đời đầy rẫy cơ cực, bị thực dân Pháp áp bức nên ông tìm vào thiên nhiên để xa lánh thực tế đau buồn. II. Đọc – tìm hiểu. 1. Đọc. 2. Thể loại: Thơ Nôm nhưng viết theo theo thể TNBCĐL. 3. Chủ đề: Khung cảnh mùa thu nơi đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ- với tình yêu thiên nhiên đất nước của nhà thơ. Đồng thời thấy được tâm trạng thời thế của tác giả- xa lánh thói đời đen bạc. III. Đọc - hiểu chi tiết. 1. Cảnh thu: - Từ ngữ, hình ảnh gợi cảnh thu: + Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt, lá vàng. + Đường nét chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng . -> Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu làng quê Bắc Bộ. + Không gian: Vắng teo. + Âm thanh: gơn tí, đưa vèo, đớp động -> Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất nhẹ, khẽ. - Điểm nhìn: Từ trên thuyền câu nhìn ra mặt ao -> lên bầu trời -> tới ngõ vắng -> trở về với ao thu. -> Cảnh thu được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Cảnh sắc thu được nhìn theo nhiều hướng thật sinh động. - Câu thơ cuối tạo một tiếng động duy nhất, không phá vỡ sự tĩnh lặng mà càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. -> Thủ pháp lấy động tả tĩnh => Đây là bức tranh mùa thu xinh xắn, hài hoà- mỗi sự vật đều thu nhỏ lại với cách dùng từ tinh tế, đặc biệt là vần “eo”, nó làm cho mọi vật nhỏ bé hơn, cô đơn hơn dù ở đây có sự chuyển động nhưng nhẹ và khẽ -> bộc lộ một con người đồng cảm với thiên nhiên. 2. Tình thu: - Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. + Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần + Một sự chờ đợi: không lâu được + Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động - Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi cõi lòng thi nhân. -> Lánh đời: Nhưng không xua tan ưu phiền, không tập trung câu cá. => Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó, yêu thiên nhiên đất nước; một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc. * Tổng kết: - Nội dung: Cảnh mang vẻ đẹp điển hình của mùa thu, vừa phảng phất nỗi buồn, vừa phản ánh tình yêu đất nước, tâm sự thời thế của tác giả. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, sử dụng từ linh hoạt ( gieo vần), chơi chữ; vần “ eo” diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ phù hợp tâm trạng tác giả-> lấy động tả tĩnh. * Ghi nhớ: SGK. Củng cố: Cảnh thu, tâm trạng tác giả trong bài thơ. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Tiết 7 : PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Mục tiêu cần đạt: Thống nhất SGK + SGV. Phương tiện thực hiện. SGK+ SGV, thiết kế bài học, bảng phụ. Cách thức tiến hành: Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Bài cũ: 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hướng dẫn học sinh đọc phần I/ SGK Trong ba đề, đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi học sinh phải tự xác định hướng triển khai? Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì? Phạm vi bài viết? Dẫn chứng, tư liệu thuộc xã hội hay văn học? GV chốt ghi nhớ phần ( .) phân tích đề. Hướng dẫn học sinh đọc phần II. Thế nào là luận điểm? Luận điểm thường nằm ở đâu? Xác định luận điểm cho đề 1, 2, 3? Thế nào là luận cứ? Xác định luận cứ cho luận điiểm 1 ở đề 1 ? Sắp xếp luận điểm, luận cứ như thế nào cho phù hơp ? Nhóm 1 + 2 : Làm lập dàn ý đề 1. Nhóm 3 + 4: Làm lập dàn ý đề 2. GV chốt ghi nhơ phần lập dàn ý. Để làm được một bài văn hay, trọn vẹn chúng ta cần phải làm như thế nào ? Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập. A.Tìm hiểu bài. I. Phân tích đề: 1. Đ1: định hướng cụ thể, nêu rõ yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng. Đ2 + 3: đề mở, người viết tự xác định hướng triển khai. 2. Vấn đề cần nghị luận: - Đ1: Việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của người vn. - Đ2: Tâm sự của HXH trong bài thơ Tự tình. - Đ3: Vẻ đẹp bài thơ : Mùa thu câu cá. 3. Phạm vi: - Đ1: Liên quan đến khả năng thực hành khi “ chuẩn bị”. Dẫn chứng thuộc đời sống xã hội. - Đ2 +3: Vấn đề liên quan đến nội dung + nghệ thuật của hai bài thơ . Có thể sử dụng thêm tư liệu về xã hội, cuộc đời hai nhà thơ nhưng ở mức độ vừa phải( chủ yếu là văn học) II. Lập dàn ý: 1. Xác lập luận điểm: - Đ1 : + Người VN có những điểm mạnh : thông minh, nhảy bén... + Người VN có những điểm yếu :Hổng kiến thức, thực hành + sáng tạo hạn chế.. + Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu là hành trng bước vào thế kỉ 21. - Đ2 : + Nỗi cô đơn, chán ngán. + Khát vọng được có hạnh phúc. - Đ3 : Vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ ( có thể) 2. Xác lập luận cứ: - Đ1: Lđ1 : + Hiểu nhanh. + Có năng học hỏi bằng nhiều cách : + Thoát khỏi nếp suy nghĩ cũ. ....................... 3.Săp xếp luận điểm, luận cứ. - Lđ1 : luận cứ 1 ; luận cứ 2. - LĐ2 : luận cứ 1 ; luận cứ 2 ; luận cứ 3 * Lập dàn ý : - Đề 1 : + MB : Đặt vấn đề về việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới và ý kiến của Vũ Khoan. + TB: Cái mạnh ; cái yếu ; phát huy, khắc phục. + KB : Ý kiến chính xác để nhận ra ưu khuyết ; chuẩn bị tốt hành trang... Sử dụng phương pháp: bình luận, giải thích, chứng minh - Đề 2: + MB: Thể hiện sâu sắc tâm sự của Hồ Xuân Hương. + TB: Tâm trạng cô đơn trống vắng; mượn rượu giải sầu; vượt lên số phận nhưng vẫn rơi vào bi kịch; chán ngán cảnh sống + KB: Là lời tự than tự đáy lòng của tác giả. Sử dung phương pháp: phân tích, nêu cảm nghĩ. * Ghi nhớ: SGK. B .Luyện tập 1. – MB: Giới thiệu tác giả và vị trí đoạn trích - TB: Tái hiện bức tranh sinh hoạt; thái độ của tác giả; cách miêu tả, ghi chép; đánh giá về giá trị hiện thực - KB: Tài quan sát tinh tế, ngòi bút chân thực sâu sắc. 4. Củng cố: - Để làm một bài văn thao tác đầu tiên đó là gì? Vì sao? – Ý nghĩa của lập dàn ý 5. Dặn dò: Học bài cũ; soạn bài Thao tác lập luận phân tích. Tiết 8: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH. A. Mục tiêu cần đạt: Thống nhất SGK + SGV B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV, thiết kế bài học, bảng phụ. C. Cách thức thực hiện: Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Nêu cách phân tích đề và lập dàn ý bài văn. 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hướng dẫn học sinh đọc phần I/ SGK Xác định nội dung, ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh? Để thuyết phục người đọc tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào? Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích trên? Kể thêm một số đối tượng phân tích trong bài nghị luận( xã hội, văn học). Như vậy, theo em thế nào là phân tích trong văn nghị luận? Yêu cầu của thao tác này là gì? GV chốt ghi nhớ 1. HS đọc phần II. Hãy lần lượt chỉ ra cách phân tích đối tượng trong mỗi đoạn trích. Khi phân tích chúng ta có sử dụng yếu tố tổng hợp hay không? Vì sao? Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân tích được thể hiện trong mỗi đoạn trích? GV chốt phần 2 của ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập. BT2 về nhà làm. A. Tìm hiểu bài. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Ví dụ: SGK. 1. Sở Khanh là một kẻ bẩn thỉu, đồi bại, bần tiện. 2. Gỉa làm người tử tế đánh lừa con gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trơ tráo, thường xuyên lừa bịp, tráo trở. 3. Sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp: Sau khi lấy ý phân tích chi tiết, tác giả đã tổng hợp và khái quát bản chất của Sở Khanh “ Mức cao nhất”( tổng - phân - hợp) 4. Vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội, thơ, truyện, nhân vật, sự kiện, hiện tượng văn học.. 5. a. Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài chúng. * Phân tích bao giờ cũng gắn liền vơiới tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận. b. Yêu cầu của thao tác lập luận phân tích: - Xác định vấn đề. - Chia nhỏ vấn đề thành nhiều khía cạnh nhỏ. - Khái quát tổng hợp. II. Cách phân tích: 1. Ví dụ I/ SGK - Phân tích dựa trên quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng bằng những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, đê tiện của Sở Khanh. - Phân tích có kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Từ phân tích làm nổi bật nhân cách, khái quát giá trị hiện thực nhân vật Sở Khanh -> xã hội đương thời. 2. Ví dụ 1 / II. - Quan hệ nội bộ trong đối tượng: Đồng tiền vưa có tác dụng tốt nhưng cũng vừa có tác dụng xấu. - Phân tích theo kết quả - nguyên nhân: + Nguyễn Du chỉ ra tác hại của đồng tiền ( Kết quả ) + Một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền ( nguyên nhân) - Nguyên nhân- kết quả: Từ sức mạnh tác quái của đồng tiền-> thái độ phê phán và khinh bỉ của NDu đối với đồng tiền. - Phân tích + tổng hợp:Sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của xã hội-> thái độ của Nguyễn Du. 3. Ví dụ 2 /II - Nguyên nhân- kết quả: Bùng nổ dân số( nguyên nhân) -> ảnh hưởng đến con người ( kết quả) - Nội bộ đối tượng: Ảnh hưởng đến sự bùng nổ dân số -> con người: thiếu lương thực, suy dinh dưỡng, thiếu việc làm - Phân tích + tổng

File đính kèm:

  • docGIAO AN TRON BO 11 HOT.doc