Bài giảng Ngữ văn 11: Đời thừa

A. Giới thiệu chung:

I. Xuất xứ:

II. Đề tài:

III.Tóm tắt:

B. Phân tích:

I. Nhan đề:

-Nhan đề nói lên một cách thấm thía xót xa về cuộc đời nghèo túng vô nghĩa, vô vị của tầng lớp trí thức nghèo trước Cách mạng.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Đời thừa , để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đời thừaA. Giới thiệu chung: I. Xuất xứ: II. Đề tài: III.Tóm tắt:B. Phân tích: I. Nhan đề: -Nhan đề nói lên một cách thấm thía xót xa về cuộc đời nghèo túng vô nghĩa, vô vị của tầng lớp trí thức nghèo trước Cách mạng.II. Nhân vật Hộ: * Cách giới thiệu nhân vật: Hộ đang chăm chú đọc sách..... - Cách giới thiệu trực tiếp tô đậm sự chăm chú say mê của Hộ đối với văn chương.1-Tấn bi kịch của nhà văn Hộ: a. Thế nào là bi kịch tinh thần: - Là tình trạng của những người có ước mơ, hoài bão, lí tưởng chân chính. Nhưng vì hoàn cảnh trói buộc, họ không thực hiện được ước mơ đó nên bế tắc, phải sống triền miên trong đau đớn, dày vò, dằn vặt.b. Biểu hiện tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ: *. Bi kịch về sự nghiệp văn chương: - Hộ là nhà văn giàu tài năng và tâm huyết: + say mê thưởng thức văn chương. + coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng duy nhất + luôn khao khát vinh quang.Hộ tiêu biểu cho lớp nhà văn trẻ giàu tâm huyết và năng lực. Hoài bão của Hộ biểu hiện cho khát vọng muốn khẳng định mình, không chịu bằng lòng với cuộc sống vô danh, vô nghĩa.-Hộ không thực hiện được khát vọng văn chương bởi gánh nặng cơm áo.Tự dằn vặt ân hận, xấu hổ, nghiến răng vò nát sách, tự cho mình là kẻ đê tiện bất lương.Tóm lại: Bi kịch của Hộ muốn khát khao cống hiến sáng tạo cho xã hội, nhưng bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất, nên phải sống một cuộc sống vô ích, một đời thừa. Qua đó, tác giả đã lên án chế độ thực dân phong kiến vùi dập ước mơ, hoài bão của con người, không cho con người được phát triển tài năng.

File đính kèm:

  • pptDoi thua(1).ppt
Giáo án liên quan