Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Thề non nước

• 1. Tác giả:

-Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu

-Quê: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây – nằm cạnh núi Tản, sông Đà bút danh Tản Đà

 

ppt42 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Thề non nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP THỂ LỚP 11A4 KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP! THỀ NON NƯỚC- TẢN ĐÀ - I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả:-Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu-Quê: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây – nằm cạnh núi Tản, sông Đà  bút danh Tản Đà-Xuất thân: gia đình nhà nho danh tiếng. +Lúc đầu theo con đường khoa cử nhưng không thành. +Sau theo nghiệp văn chương và “sống chết cùng nghề văn”  Cuộc sống vất vả nhưng luôn giữ sự trong sạch.  Tản Đà là người của hai thế kỷ, là cầu nối giữa hai thời đại thi ca: là đại biểu xuất sắc của thơ ca truyền thống nhưng cũng xuất hiện mầm mống của thơ ca hiện đại. *Tp chính: .Giấc mộng con. .Khối tình con..Thề non nước.2. Bài thơ: Thề non nướca. Xuất xứ: -Trích trong truyện “Thề non nước”(viết về cô đào Vân Anh và người lữ khách)-Bài thơ gồm 22 câu: ban đầu có 12 câu(1920), sau thêm vào 10 câu(1922).Tính đa nghĩa của bài thơ thể hiện ngay ở nhan đề “Thề non nước”, em hãy cho biết các lớp nghĩa của hình tượng non, nước? ?b. Chủ đề:Non nước Thiên nhiên Tình yêu Tổ quốc.Qua hình ảnh non nước thiên nhiên, tác giả thể hiện tình yêu nam nữ thuỷ chung, son sắc và gửi gắm kín đáo tình cảm yêu nước của mình.Nêu bố cục của bài thơ??Bố cục: 1. Lời thề non nước (1-2)2. Tình cảnh của non (3-12)3. Lời của nước (13-20)4. Lời đồng ca non nước(21-22)II. Phân tích:1. Lời thề non nước:Lời thề của non và nước trong quá khứ được thể hiện như thế nào? Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ??* Quá khứ:Nước non nặng một lời thề.- Ẩn dụ- Vị trí nước non: kề cận bên nhau- Từ “nặng” làm cho câu thơ trĩu nặng Non nước đã từng thề nguyền sâu nặng với nhau.Hoàn cảnh của non và nước trong hiện tại như thế nào? Nghệ thuật gì đã được sử dụng? Nhận xét về vị trí của hai từ non và nước trong câu thơ thứ 2??* Hiện tại:Nước đi, đi mãi không về cùng non.- Điệp từ, tăng tiến- Vị trí: non - nước  xa cách Non nước xa cách nghìn trùng cả không gian và thời gian.  Lời thề càng sâu nặng, nỗi đau xa cách của non và nước càng nhiều hơnTình cảnh của non được thể hiện qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? Những chi tiết ấy cho ta biết gì về tình cảnh của non??2. Tình cảnh của non:- Nhớ lời nguyện nước thề non Tách từNước đi chưa lại >< vẫn chưa già  Ngắt nhịp 3/3 Khẳng định tình yêu chung thủy, vững bền: Dù non có già đi theo năm tháng thì tình yêu vẫn nguyên vẹn. Đoạn thơ ca ngợi tình yêu thủy chung son sắc của non đối với nước, qua đó, nhà thơ kín đáo gởi gắm tâm sự của mình: khao khát hồn nước sẽ sống lại, chủ quyền sẽ trở về với non sông, Tổ quốc.Nước đã nhắn nhủ gì với non? Câu:“Dù cho sông cạn đá mòn. Còn non, còn nước, vẫn còn thề xưa” đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó, nước muốn khẳng định điều gì??3. Lời nhắn nhủ của nước: “Dù cho sông cạn đá mònCòn non, còn nước, vẫn còn thề xưa”  Thành ngữ, điệp từ  Khẳng định tình yêu vững bền không gì thay đổi được.Nước ra bể – mưa về nguồn Mượn quy luật tự nhiên để nhắn nhủ: nước sẽ trở về.Nước non hội ngộ còn luônNon chớ có buồn cứ vui Nước động viên, an ủi, vỗ về non và khẳng dịnh tình yêu chung thuỷ, son sắc của mình. Lời nhắn nhủ của nước một lần nữa cho ta thấy một tình yêu vững bền, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin của tác giả: một ngày nào đó không xa đất nước sẽ được tự do.Kết thúc bài thơ là lời thề của non và nước. Em có nhận xét gì về hai câu cuối của bài thơ??4. Lời đồng ca non nước:“Nghìn năm giao ước kết đôiNon non nước nước không nguôi lời thề” Tình yêu bất diệt, vĩnh cửu: non và nước vẫn tin vào ngày sum họp – đó cũng là niềm tin mãnh liệt của tác giả: đất nước rồi sẽ được tự do.Nêu nghệ thuật và nội dung của bài thơ? ?- Nghệ thuật: . Xây dựng hình tượng trữ tình nhiều tầng với các BPTT phong phú. Vận dụng thể thơ lục bát điêu luyện.- Nội dung: Mượn hình ảnh trái núi tương tư bên dòng sông cạn trong câu chuyện tình giữa cô đào Vân Anh và người lữ khách, tác giả ca ngợi tình yêu thuỷ chung, vững bền, cao đẹp, qua đó gửi gắm tình cảm yêu nước kín đáo nhưng cũng không kém phần tha thiết. Củng cố:Nhắc lại chủ đề tác phẩm thông qua hình tượng NON và NƯỚC. Dặn dò:HTL bài thơ + phân tích. Soạn bài tiếp theo.Một số hình ảnh non nước Việt NamBÀI HỌC HÔM NAY ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT. KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ. KÍNH CHÚC THẦY CÔ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC!

File đính kèm:

  • pptthe non nuoc.ppt