1. Tác Giả
- Victor Hugo là một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nổi tiếng của nước Pháp, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.
- Ông được xem là đại diện xuất sắc cho các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn tích cực ở Pháp thế kỉ XIX. Con đường phát triển chủ yếu trong tư tưởng cuả ông là đi từ bóng tối vươn ra ánh sáng.
19 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Người cầm quyền khôi phục cầm quyền - Trích Những người khốn khổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người Cầm Quyền(Trích Những người khốn khổ)Bài thuyết trình của Tổ 5.I. Tiểu Dẫn1. Tác Giả- Victor Hugo là một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nổi tiếng của nước Pháp, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới. - Ông được xem là đại diện xuất sắc cho các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn tích cực ở Pháp thế kỉ XIX. Con đường phát triển chủ yếu trong tư tưởng cuả ông là đi từ bóng tối vươn ra ánh sáng.- Victor Hugo là con út của ông Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828) và bà Sophie Trébuchet (1772-1821). Ông sinh ra và lớn lên sau khi cách mạng 1789 đã thành công, song thế lực và những tàn dư phong kiến vẫn còn. Cha ông là một tướng lĩnh cách mạng, nhưng mẹ ông lại là người mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Tài năng thơ của Hugo bộc lộ sớm từ khi đi học: 15 tuổi được viện hàn lâm khích lệ, in tập thơ đầu tay. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác phong phú với nhiều thể loại và có những tác phẩm mang tầm cỡ nhân loại. Các tác phẩm của ông thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người khốn khổ.1985, ông được công nhận Danh nhân văn hóa Thế giới.Một số tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Nhữngngười khốn khổ (1862), Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853), Kịch: Éc-na-ni (1830),2. Tác phẩm- Những người khốn khổ (Les Misérables) được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. - Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết làJean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. - Chính Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình“.- Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).Những người khốn khổ được chia làm năm phần:Phần một: Phăng-tinPhần hai: Cô-détPhần ba: Ma-ri-uýtPhần bốn: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-niPhần năm: Giăng Van-giăng- Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất.II. Đọc-hiểu văn bản1. Đọca) Tiêu đề- Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong đoạn trích cùng tên là Giăng Van-giăng. Vì: Sau khi Giăng Van-giăng tự thú, mặc dù quyền hành của Gia-ve cao hơn, nhưng trong mắt mọi người Giăng Van-giăng mới là vị cứu tinh, là người có uy quyền lớn nhất, khiến Gia-ve đang hống hách bỗng chốc phải run sợ trước sức mạnh và tình thương của Giăng Van-giăng.b) Bố cục: (ba phần)Phần một: (Từ đầu “Chị rùng mình”): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền.Phần hai: (tiếp theo “đã tắt thở”): Giăng Van-giăng mất hết uy quyền.Phần ba: (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền. 2. Nội dung văn bảnHình tượng nhân vật Gia-ve:Chân dung: + Giọng nói (tiếng thét “Mau lên”): “có cái gì ma rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”.+ Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.+ Cái cười: “ghế tởm phô ra tất cả hàm răng”.=> Biện pháp nghệ thuật so sánh phóng quy chiếu đến một hình ảnh ẩn dụ: Một con ác thú. Hành động: Không khác gì hành động hung hãn, độc ác của một con thú dữ khi vồ mồi: “Cặp mắt như cái móc sắt” (rình mồi) đến “tiến vào giữa phòng và hét lên” (áp sát con mồi) rồi “túm lấy cổ áo” (vồ mồi).Diễn biến tâm trạng:+ Trước người bệnh nặng: Quát tháo, vùi dập tia hy vọng.+ Trước tình mẹ con: Lạnh lùng lăng mạ người mẹ đang đau khổ vì mất con.+ Trước người đã chết: Thản nhiên, phát khùng vì chưa đạt được mục đích.+ trước sức mạnh và tình yêu thường cao cả của Giăng Van-giăng: thực sự run sợ.=> Gia-ve là một con ác thú, bản chất của hắn có đầy đủ sự xấu xa: độc ác, tàn nhẫn, dã man, nhưng cũng hết sức hèn nhát.Trong đoạn trích:Trước khi Phăng-tin qua đời:+ Thái độ với Phăng-tin (Một người đàn bà bất hạnh): nhẹ nhàng, trìu mến.+ Thái độ với Gia-ve: Hạ mình, nói nhỏ, cầu xin với mục đích: cứu vớt tia hy vọng và sự sống mong manh cho Phăng-tin.Sau khi Phăng –tin qua đời:+ Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt: “cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con”, “bẻ thành giường” (Không phải muốn chạy trốn mà là muốn có chút thời gian tạm biệt người đàn bà xấu số).+ Giăng Van-giăng muốn cầu chúc cho linh hồn Phăng-tin siêu thoát, hứa sẽ tìm và chăm sóc Cô-dét, và cuối cùng ông đã thực hiện được lời hứa của mình.b) Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng:Nguyên nhân khiến Giăng Van-giăng coi tình thương là lẽ sống của cuộc đời mình:Xuất thân: Từ tầng lớp lao động nghèo khổ, thấu hiểu, đồng cảm với những người cùng khổ.Được cảm hóa bằng tình thương của Chúa qua giám mục Mi-ri-en.Tình yêu thương của Giăng Van-giăng:Khi còn nghèo khổ: Liều mình để cứu đàn cháu sắp chết đói.Khi làm thị trưởng: Luôn giúp đỡ mọi người, dám từ bỏ chức thị trưởng để cứu người.Khi không còn là thị trưởng: vẫn hết lòng yêu thương, che chở cho những kẻ khốn khổ. Đây là phát ngôn của chính tác giả (gọi là Bình luận ngoại đề) tạo cho nhân vật ấn tượng sâu sắc hơn, cũng nói lên được tình yêu thương của Vitor Hugo đối với nhân vật của mình.Bút pháp lãng mạn của Victor Hugo:Chi tiết một “một nụ cười không sao tả” thể hiện rõ bút pháp lãng mạn của Victor Hugo. Đây là một ảo tưởng cảm động do sự xúc động mãnh liệt của bà xơ Xem-pli-xơ và của chính tác giả. Ông muốn vươn tới một giá trị cao cả: Sức mạnh của tình thương sẽ đầy lùi bóng tối và cái ác. Đó là một tư tưởng tiến bộ và vô cùng đáng trân trọng.=> Qua những chi tiết thể hiện lòng yêu thương và những chi tiết kì ảo mang màu sắc tôn giáo, Giăng Van-giăng hiện lên như một vị cứu tinh, một Đấng cứu thế với tấm lòng yêu thương cao cả đối với những người nghèo khổ, khốn cùng.c) Đánh giá chung về hai nhận vật:Sự đối lập giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng là sự đối lập giữa cường quyền và nạn nhân, giữa kẻ sát nhân và vị cứu tinh, giữa thú dữ và anh hùng, giữa Ác và Thiện.d) Quan niệm của tác giả về cái chết:Ở cuối đoạn trích tác giả có đưa ra lời bình luận về cái chết của Phăng-tin: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”. => Đây là một cách nhìn lãng mạn, một quan niệm khác thường thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới của cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với thế giới của ánh sáng (đối lập với cái ác bao giờ cũng gắn với thế giới của bóng tối).IV. Tổng kếtNội dung:Ca ngợi tình yêu thương của Giăng Van-giăng đối với những con người khốn khổ (Phăng-tin).2. Nghệ thuật: Phong cách văn học lãng mạn chủ nghĩa:Sử dụng nghệ thuật phóng đại, so sánh, ẩn dụ và thủ pháp tương phản để làm rõ tính cánh nhân vật.Sử dụng đan xen lời bình luận ngoại đề góp phần tôn tạo chân dung kì vĩ của nhân vật trung tâm.Xây dựng kiểu anh hùng lãng mạn có tính cách phi thương nổi lên trong hoàn cảnh phi thường.3. Ghi nhớ: SGK/80.Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
File đính kèm:
- Nguoi Cam Quyen Khoi Phuc Uy Quyen(3).ppt