Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc hiểu: Hai đứa trẻ

A- TÌM HIỂU CHUNG :

1- Về tác giả Thạch Lam (1910-1942 )

 + Về cuộc đời, sự nghiệp (SGK)

 + Những điểm cần lưu ý :

 a-Là cây bút viết truyện ngắn tài hoa, xuất sắc , thường khai thác các khía cạnh bình dị của cuộc sống .

 b- Phong cách :

 * Truyện không có cốt chuyện

 * Khai thác thế giới nội tâm tinh tế, đầy cảm xúc , mỗi chuyện là một bài thơ trữ tình về cuộc sống, con người .

 * Luôn xen giữa hiện thực- trữ tình , giọng văn đằm thắm, dịu dàng -> nét riêng độc đáo.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc hiểu: Hai đứa trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc-hiểu Hai đứa trẻ ( Thạch Lam )A- Tìm hiểu chung :1- Về tác giả Thạch Lam (1910-1942 ) + Về cuộc đời, sự nghiệp (SGK) + Những điểm cần lưu ý : a-Là cây bút viết truyện ngắn tài hoa, xuất sắc , thường khai thác các khía cạnh bình dị của cuộc sống . b- Phong cách : * Truyện không có cốt chuyện * Khai thác thế giới nội tâm tinh tế, đầy cảm xúc , mỗi chuyện là một bài thơ trữ tình về cuộc sống, con người . * Luôn xen giữa hiện thực- trữ tình , giọng văn đằm thắm, dịu dàng -> nét riêng độc đáo.2- Văn bản : Hai đứa trẻ a- Bố cục b- Chủ đề : Cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh,tàn tạ cùng những khát vọng nhỏ nhoi của những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện xác xơ. Qua đó, thấy : Niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của tác giả với họ, thấy tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của TL.B- Đọc- hiểu văn bản : Thảo luận :Câu hỏi 1 : Cảnh chiều tàn, chợ tàn, cảnh đêm trong truyện được miêu tả ntn ? Thể hiện điều gì ?Câu hỏi 2 : Những con người phố huyện được thể hiện ntn ? Em thấy điều gì qua cuộc sống và hình ảnh của họ ?Câu hỏi 3 : Có ý kiến cho rằng : TL thật nhân đạo khi thể hiện đậm nét, kỹ lưỡng hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện . ý kiến của em ?Câu hỏi 4 : Qua truyện Hai đứa trẻ , có người nói rằng : TL có đóng góp cho VH giai đoạn này ở việc thể hiện bức tranh quê hương, đất nước ? Em thấy đúng hay sai ? Vì sao ?1- Bức tranh phố huyện + Thời gian : Từ chiều tới đêm khuya + Không gian : từ cảnh phố huyện đến cảnh chợ tàn, một quán hàng lụp xụp, một gánh hàng nước nghèo nàn. + Cảnh vật : - Cảnh chiều tàn,chợ tàn được miêu tả với nhiều hình ảnh, âm thanh , màu sắc, đường nét... Với giọng văn chậm rãi, êm dịu => diễn tả buổi chiều tàn, cảnh chợ tàn rõ nét , khơi gợi cảm xúc buồn . - Cảnh đêm tối : . Bóng tối bao trùm tất cả . Hình ảnh ngọn đèn của chị Tý được nhắc tới 7 lần -> Hình ảnh biểu tượng của những kiếp người lam lũ, nghèo khổ, sống vật vờ, lay lắt trong màn đêm của XH cũ . 2- Những con người phố huyện :a- Đó là những kiếp người tàn tạ : Từ chị Tý, vợ chồng bác Xẩm, bà cụ Thi điên đến chị em Liên.... đều được TL thể hiện qua cái nhìn xót thương=> mỗi người một hoàn cảnh song cùng chung : Sự mỏi mòn, buồn chán.b- Điều đáng nói : + Nhịp sống phố huyện cứ lặp đi , lặp lại , đơn điệu,tẻ nhạt + Họ luôn có hy vọng mơ hồ : “ mong đợi một cái gì tươi sáng...”-> Ngòi bút TL thể hiện niềm xót thương da diết qua việc tô đậm tình cảnh tội nghiệp của họ ( cách dựng cảnh, dựng người, qua giọng văn đều đều, chậm buồn)3- Hình ảnh chuyến tàu đêm được TL miêu tả kỹ lưỡng theo thời gian , qua tâm trạng chờ mong của chị em Liên a- Vì sao chờ mong chuyến tàu ? - Đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya - “ Đó là một thế giới khác hẳn”, gợi về Hà Nội xa xăm - Đó là cái gì “ tươi sáng “ hơn....b- Hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện : + Miêu tả kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ xa – gần – xa dần - mất hẳn trong đêm + ý nghĩa : - Là biểu tượng của 1 sự sống mạnh mẽ, giàu sang , rực rỡ ánh sáng > Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm .4-Bức tranh quê hương hiện ra gần gũi, bình dị mà rất thơ mộng , gợi cảm Bức tranh quê được TL vẽ bằng những nét bút tinh tế , có màu sắc, đường nét , hình ảnh =>Tình cảm của t/g với quê hương, đất nước => Đóng góp của TL cho VH giai đoạn này.4- Nghệ thuật :a- Miêu tả tinh tế sự biến thái của cảnh vật và những diễn biến tâm trạng của nhân vậtb- Giọng văn điềm tĩnh, nhẹ nhàng, khách quan, ẩn chứa những tình cảm sâu sắc với con người .5- Ghi nhớ : SGK6- Tổng kết : a- Giá trị nội dung : -Hiện thực - Nhân đạo : . Cảm thông, xót thương, trân trọng . Gợi khát vọng đổi thay , hướng tới những điều tươi sáng hơn b- Nghệ thuật : Mang đậm dấu ấn phong cách Thạch Lam C – Luyện tập : Bài 2 (SGK )

File đính kèm:

  • pptHAI DUA TRE ( THACH LAM ).ppt