Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Chí Phèo

Bi kịch của Chí Phèo chỉ thật sự bắt đầu cùng với lần tỉnh rượu đầu tiên của nhân vật, khi hắn gặp và yêu Thị Nở với bát cháo hành.

Tình yêu ấy đã đánh thức con người lương thiện của hắn, thổi bùng lên một ngọn lửa mong manh, khơi dậy trong tim Chí Phèo khao khát trở về với cuộc sống lương thiện

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Chí Phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Phèo Nam Cao bi kịch bị từ chối quyền làm ngườiBi kịch của Chí Phèo chỉ thật sự bắt đầu cùng với lần tỉnh rượu đầu tiên của nhân vật, khi hắn gặp và yêu Thị Nở với bát cháo hành.Tình yêu ấy đã đánh thức con người lương thiện của hắn, thổi bùng lên một ngọn lửa mong manh, khơi dậy trong tim Chí Phèo khao khát trở về với cuộc sống lương thiện Con đường trở về với thế giới lương thiện của Chí Phèo đã bị đóng chặt bởi sự phản đối của bà cô Thị Nở:đàn ông chết hết rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không chamột thằng chỉ có một cái nghề là rạch mặt ra ăn vạai lại đi lấy thằng Chí Phèo! =>định kiến xã hội tàn nhẫn tước đi cơ hội cuối cùng của Chí Phèo để trở lại cuộc sống lương thiện. Diễn biến tâm trạng niềm vui, sự khát vọng bỗng chốc bị dập tắt nhường chỗ cho tâm trạng đau đớn tuyệt vọng tột cùng:ngẩn người không nói gìsửng sốt gọi lại => nỗi bàng hoàng ê chề khi nhận ra sự thật cay đắnghắn uốngcàng uống càng tỉnhcứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành =>luyến tiếc, vương vấn những giây phút vui vẻ của cuộc sống lương thiện đích thực, sự thức tỉnh của lương tâm Con Ngườiôm mặt khóc rưng rứcrồi lại uống =>tuyệt vọng, mượn rượu để quên đi thực tại và đi đến quyết định trả thù Thị Nở.hơi cháo hành đã quyện vào trong tâm hồn Chí, tội ác không còn có thể sai khiến được hành động của anh. Giờ đây Chí nhận rõ mặt kẻ thù=> hành động có vẻ vô thức nhưng lại báo hiệu cho một tiềm thức sâu thẳm của người lương thiện trong Chí ->xách dao đi gặp Bá Kiến. Mở đầu cuộc đụng độ là tiếng nói vang lên dõng dạc của một con người hoàn toàn tỉnh táo, của một anh Chí đang đòi lại quyền "làm người lương thiện" đã bị bọn cường hào như Bá Kiến tước đoạt. Tỉnh táo xác định kẻ thù Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những vết mảnh trai trên mặt này?... => lời nói của lương tri, nỗi đau đớn của một người đã bị chặn mất nẻo về với thế giới thân thuộc của Con Người, bởi những định kiến khắt khe của xã hội v à bởi những con người độc ác, xấu xa như Bá Kiến.tỉnh táo trong hành động tự sát vì không được sống lương thiện và không muốn trở lại kíêp sống thú vật như trước Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cáchbiết không?... Chỉ có một cách là cái này ! Biết không !... => câu nói đứt quãng vừa thể hiện quyết tâm trả thù, vừa bộc lộ niềm phẫn uất, nỗi bế tắc của Chí Phèo Điều còn lại sau 2 cái chết Cuộc sống vẫn tiếp diễnLàng Vũ Đại vẫn như xưa, vẫn cái cảnh đám cường hào chức dịch "hè nhau bóc lột con em đến tận xương tủy và nhè từng chỗ hở của nhau để trị". Một màu xám ảm đạm vẫn bao trùm lên cuộc sống.cái chết của Chí Phèo – Bá Kiến là vô nghĩa.Nhưng qua tâm tư, hình ảnh loé lên trong đầu Thị Nở: “hiền như đất”, Chí Phèo vẫn sống trong tâm hồn người phụ nữ đích thực của cuộc đời anh đúng với con người thật của anh dù vốn bị chôn sâu dưới lớp quỷ dữ. Lí giải cho hành động cuối cùng Ý thức nhân phẩm đã trở lại, không bằng lòng sống cuộc sống thú vật như trước nữa. Là hành động tất yếu phải xảy đến. Là cách chọn lựa duy nhất để Chí giải quyết bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện, để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự bế tắc không lối thoát. ý nghĩa hành động cuối cùngĐâm chết Bá Kiến là kết quả của sự mâu thuẫn giai cấp không thể dung hoà.Là hành động vạch trần tội ác của xã hội phong kiến thối nát, độc ác khi đã tàn nhẫn cướp đi của người nông dân cuộc sống lương thiện mà thay vào đó là biến họ thành những kẻ lưu manh, xấu xa, không lối thoát.Cái chết của Chí PhèoCái chết của Chí Phèo là cái chết đáng thương!Mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.Mang tính chất cuả sự trả thù giai cấp.Tố cáo XH phản động không thể dung nạp được những con người bình thường với những mơ ước bình thường và đã đẩy họ đến bước đường cùng, không lối thoát, dẫn đến cái chết.Qua đó, Nam Cao cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến!

File đính kèm:

  • pptChi PheoNam Cao.ppt