Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ

1/ Thể loại truyền thuyết

- Đặc trưng

- Giá trị và ý nghĩa

2/ Xuất xứ

+ Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử, giữa truyền thuyết với không gian sinh thành của nó.

+ Trích Lĩnh Nam chích quái (XV).

3/ Bố cục– Tóm tắt

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ I – GIỚI THIỆU CHUNG 1/ Thể loại truyền thuyết- Đặc trưng- Giá trị và ý nghĩa2/ Xuất xứ+ Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa  Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử, giữa truyền thuyết với không gian sinh thành của nó.+ Trích Lĩnh Nam chích quái (XV).3/ Bố cục– Tóm tắt II. ĐỌC - HIỂU 1/ Nhân vật An Dương Vương - ADV được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa tới. Kể về sự việc thần kì này là để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.- Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện : ADV mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược, mở đường cho con trai đối phương vào làm nội gián ; lúc giặc đến con có thái độ ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng. - Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm : Kính trọng về hành động dũng cảm của ADV, phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2/ Nhânvật Mị Châu a. Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần :Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước?Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí ?Cách hiểu 1 đúng, bởi vì nhân dân luôn coi trọng ý thức công dân đối với Tổ quốc. Hành động Mị Châu là cần phê phán khi đặt tình riêng lên trên cái chung. Cách hiểu 2 muốn nhấn mạnh đến sự bị động. Nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ vì vô tình, thơ ngây, nhẹ dạ. Nghĩa là qua đó dân gian nêu lên quan niệm rằng người Việt Nam không ai bán rẻ đất nước, cùng lắm là bởi mắc lừa kẻ địch, bị chúng lợi dụng.Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau ? Hư cấu có vẻ nghịch lí trên được nhân dân bày tỏ thái độ và tình cảm đối với nhân vật Mị Châu : - Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu thể hiện sự quyết liệt, minh bạch của dân tộc , khẳng định quyền sống tối thượng là độc lập tự do của đất nước. - Máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng thành ngọc thạch thể hiện tấm lòng bao dung, thông cảm của nhân dân cho sự trong trắng, phạm tội một cách vô tình của Mị Châu. Qua đó, người xưa muốn nhắn gửi đến thế hệ muôn đời sau là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà với nước, giữa riêng và chung.3/ Nhân vật Trọng Thuỷ Trọng Thuỷ gây nên sự sụp đổ cơ đồ Aâu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai-giếng nước” ?Hình ảnh “ngọc trai-giếng nước” tạo sự kết thúc duy nhất hợp lí cho câu chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu. Chi tiết “ngọc trai” chiêu tuyết cho danh dự, tấm lòng trong sáng của Mỵ Châu ; chi tiết “nước giếng” là sự chứng nhận cho mong muốn được hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ. Như thế hình ảnh “ngọc trai-giếng nước” vừa là một hình ảnh có giá trị thẩm mĩ, vừa có ý nghĩa nói lên thái độ của nhân dân ta về mối tình Mị Châu-Trọng Thuỷ : nghiêm khắc phê phán mà hết sức nhân ái. Đó là thái độ ứng xử thấu lí đạt tình của truyền thống dân tộc Việt Nam.4/ Lịch sử và hư cấu trong truyện Đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào ?- Truyện có “cốt lõi lịch sử” : nước Aâu Lạc thời An Dương Vương được xây dựng với thành cao, hào sâu, vũ khí mạnh để chống kẻ thù xâm lược, nhưng về sau bị rơi vào tay Triệu Đà. - Cốt lõi lịch sử đó được nhân dân thần kì hoá ở các chi tiết như : Rùa Vàng giúp vua xây thành, Rùa Vàng hiện lên kết án Mị Châu, đón An Dương Vương về thuỷ phủ, chi tiết “ngọc trai-giếng nước” Sự thần kì hoá lịch sử nhằm tôn vinh dân tộc, hạ thấp kẻ thù, khẳng định dân tộc Việt mất nước không phải bởi kém cỏi, mà bởi vì thủ đoạn xảo quyệt, hèn hạ, đê tiện của kẻ thù lợi dụng tình yêu nam nữ.III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ) IV. CHỦ ĐỀ Truyện chứa bài học lịch sử quí báu về dựng nước và giữ nước. LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Ở lớpBài tập 2, 3 : Về nhà.

File đính kèm:

  • pptTruyen An Duong Vuong va My Chau Trong Thuy(5).ppt