Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Về luận lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây - Phan Châu Trinh)

A - Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

 - Hiểu được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề dân trí của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền lí luận xã hội ở nước ta – một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc nhằm mục đích dành lại độc lập, tự do.

 - Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua một đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, có cách diễn đạt khá dung dị, dễ hiểu cùng với giọng điệu chân thành, nhiều khi thống thiết.

 

doc11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Về luận lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây - Phan Châu Trinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về luận lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây- Phan Châu Trinh) (2 tiết) A - Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hiểu được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề dân trí của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền lí luận xã hội ở nước ta – một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc nhằm mục đích dành lại độc lập, tự do. - Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua một đoạn trích có lập luận tương đối chặt chẽ, có cách diễn đạt khá dung dị, dễ hiểu cùng với giọng điệu chân thành, nhiều khi thống thiết. B- Tiến trình dạy hoc I- Kiểm tra bài cũ 1. Câu thơ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài Nhớ đồng của Tố Hữu ? Sự lặp lại câu thơ đó có tác dụng gì ? 2. Tâm trạng của tác giả trong bài Nhớ đồng diễn biến như thế nào ? 3. Điểm giống nhau cơ bản giữa bài thơ Từ ấy và Nhớ đồng của Từ ấy. 4. Em đã bao giờ nghe diễn thuyết chưa ? II- Bài mới Lời vào bài : GV từ câu hỏi số 4 vào bài. Hoặc: diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định, phổ biến một tư tưởng, quan niệm, một đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá nào đó. Bài Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh được ông sử dụng hình thức diễn thuyết rất có hiệu quả trong cuộc đời hoạt động chính trị. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt Kiểm tra tri thức đọc- hiểu - Tóm tắt những nét chính trong cuộc đời của Phan Châu Trinh. - Nếu được dùng một câu văn để đánh giá về cuộc đời Phan Châu Trinh , em sẽ nói như thế nào ? - Sự nghiệp trước tác của Phan Châu Trinh có đặc điểm gì ? - GV giới thiệu đặc điểm của văn bản diễn thuyết. HD HS tìm hiểu đoạn trích - Em hãy nêu xuất xứ của bài GV giới thiệu kết cấu, nội dung của bài diễn thuyết. - Yêu cầu HS đọc(giọng tha thiết, dứt khoát,mạnh mẽ) - Giải nghĩa từ Hán Việt Để thuyết phục người nghe, tác giả sử dụng thể loại nào ? Xác định cấu trúc ba phần của bài Hướng dẫn HS đọc- hiểu nội dung và nghệ thuật + Nhóm 1 - Vấn đề tác giả đặt ra trong đoạn 1 là gì ? - Trong đoạn 1, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào? tác dụng của nó ? - Không thể hiểu đơn giản “luân lí xã hội chẳng qua chỉ là tính chất bạn bè giữa người này người khác” và để đánh tan sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội tác giả dùng những cách nói nào? - Chỉ ra luân lí gia đình, quốc gia tiêu vong, tác giả muốn nói đến nguyên nhân sâu xa nào? -Nhận xét chung và thử đặt tiêu đề cho đoạn mở đầu HS trả lời theo HD (Hoạt động tập thể). 1. HS tóm tắt. 2. Dùng một câu văn để khái quát. 3. Trình bày. 4. Nghe giới thiệu. HS trả lời theo HD 1. Trình bày. 2. Nghe giới thiệu 3. HS đọc, giải nghĩa từ. 4. Xác định. HS hoạt động nhóm + Nhóm 1: tìm hiểu đoạn 1 1. Tìm luận điểm. 2. Trình bày. 3. Phân tích. 4. Phân tích. 4. Nhận xét. Đặt tiêu đề. A- Giới thiệu chung I- Tác giả - Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự Hà Mã biệt hiệu Tây Hồ. - Quê: Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (Thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). - Bản thân: +1901: đỗ phó bảng ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo quan đi khắp Trung Quốc, Nhật Bản để dò xét thời cuộc. + Ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp. + Lợi dụng chiêu bài “Khai hóa” của thực dân Pháp để đấu tranh hợp pháp không tán thành bạo động hay nhờ ngoại viện. + 1908 : ông bị đày đi Côn Đảo. + 1911 : ông được trả tự do, ông xin sang Pháp để tranh thủ sự giúp đỡ của Hội Nhân quyền Pháp nhưng không thành. + 1925: ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần sau đó ốm nặng mất ngày 24/3/1926. Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp nước. * Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước lớn có tư tưởng canh tân đất nước ở đầu thế kỉ xx. - Sự nghiệp sáng tác: viết nhiều, bằng cả chữ Hán, Nôm, quốc ngữ. + Tác phẩm: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907, 1922), Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915), Tây Hồ thi tập (khoảng 1904-1914)và Xăng tê thi tập (1901, 1915), Thất điều trần (1922), Đạo đức và luân lí Đông Tây(1925), Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925) + Văn chính luận : đầy tính chất hùng biện, có lập luận đanh thép. + Thơ: thấm nhần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. II- Đặc điểm của văn bản diễn thuyết - Là hình thức giao tiếp với công chúng - Người diễn thyết có thể có thể chọn hình thức ứng tác hay nói dựa vào b ài soạn sẵn. - Muốn diễn thuyết thuyết phục, diễn giả phải nắm chắc đối tượng nghe, xác định chủ đề rõ ràng, lập luận khúc chiết. - Ngôn ngữ có thể dung dị hay bóng bảy nhưng không quá trừu tượng, khó hiểu. - Tâm huyết của người diễn thyết phải được thể hiện rõ trong giọng điệu, nhịp điệu, ngữ điệu bài nói. B- Tìm hiểu đoạn trích I-Xuất xứ - Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925) thuộc phần 3. - Đây là bài diễn thuyết cuối cùng của Phan Châu Trinh. - Bài diển thuyết gồm 5 phần chính kể cả nhập đề và kết luận được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/25 tại nhà Hội Thanh Niên Sài Gòn. - Nôi dung bài diễn thuyết + Đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí. + Khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống. Muốn đưa Việt Nam thoát khỏi thảm trạng hèn yếu, dứt khoát phải cải tổ luân lí đổ nát, xây dựng nền luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang. II- Đọc – giải nghĩa từ. - Thức giả: người có kiến thức, học vấn. - Phải ai tai nấy: ai bị tai họa thì chịu lấy, người khác không quan tâm. - Khốn: khổ sở. - Can thiệp: liên can. - Đạo đức: Phép tắc về xã hội về quan hệ và nhiêm vụ của người này đối với người khác và đời sống xã hội. - Luân lí: Hệ thống đạo đức của xã hội loài người. III- Đọc- hiểu cấu trúc - Bài diễn thuyết được viết theo thể văn nghị luận - Bài gồm 3 đoạn tương ứng 3 đoạn trong SGK IV- Đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật 1. Đoạn 1 - Vấn đề tác giả đặt ra ở đoạn đầu: nền luân lí thật ở nước ta không ai biết đến - Cách đặt vấn đề: để đánh tan sự hiểu lầm của người nghe về luân lí xã hội, Phan Châu Trinh đã chọn cách đặt vấn đề trực tiếp, nói thẳng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người nghe. + Trước hết tác giả dùng lối nói phủ định để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ về vấn đề luân lí xã hội: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều ”. + Tiếp đến, dường như lường tính được khả năng hiều đơn giản, thậm chí xuyên tạc cũng không ít người, tác giả mạnh mẽ bồi thêm một câu để gạt phắt vấn đề vô bổ: “Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được cho nên không cần cắt nghĩalàm gì”. Câu văn này cho thấy sự sống động nhạy cảm trong quan hệ gián tiếp của tác giả. Uy lực của lời nói cũng đươc khẳng định từ đó. + Cuối cùng: khẳng định chủ ý “bình thiên hạ đã mất đi từ lâu rồi” bằng cách dẫn câu nói của Khổng- Mạnh - Chỉ ra luân lí gia đình, quốc gia lúc bấy giờ đã tiêu vong, tác giả muốn nói đến nguyên nhân sâu xa của sự mất nước. * Bằng cách vào đề trược tiếp, tác giả đã khẳng định xã hội luân lí ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng mất nước. - Tiêu đề: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất nước. + Nhóm 2: - Để chứng minh cho luận đểm “Xã hội luân lí thật ở nước ta tuyệt nhiên không có” tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? - Vì sao Pháp, Châu Âu họ làm được thế ? - Vấn đề trọng tâm mà tác giả so sánh là gì ? Qua sự so sánh đó ta có thể nhận ra cái nhìn của tác giả về những vấn đề nào khác? - Tác giả so sánh dân tộc Việt Nam thời cổ sơ với nay nhằm mục đích gì? - Theo tác giả dân không biết đoàn thể, công ích là do đâu ? - Đối tượng nào bị tác giả đã kích mạnh mẽ? Tìm từ ngữ, hình ảnh biểu thị thái độ của tác giả ? Đó là thái độ gì? + Nhóm 3 - Nhận xét cách lập luận của tác giả? - Để tăng sức thuyết phục cho bài diễn thuyết ngoài cách lập luận chặt chẽ, luận điểm luận cứ xứng đáng, tác giả còn dùng hình thức nghệ thuật nào? - Câu cảm thán giúp ta hiểu thêm gì về trạng thái cảm xúc cũng như phẩm cách của người diễn thuyết? - Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và cảm thán có tác dụng gì ? - Nhận xét và đặt tiêu đề cho đoạn 2. + Nhóm 4 - Mục đích của tác giả trong đoạn 3 là gì ? - Theo tác giả,Việt Nam muốn có độc lập tự do cần có yếu tố nào? - Muốn có đoàn thể phải làmgì ? - Để bày tỏ nguyện vọng của mình, tác giả đã sử dụng loại câu văn nào ? Tác dụng của nó ? - Kêu gọi xây dựng đoàn thể được đặt ra ở phần cuối có tác dụng gì ? - Cách lập luận trong đoạn 3 có đặc điểm gì ? - Nhận xét chung về đoạn 3 và đặt tiêu đề. Hướng dẫn đọc- hiểu ý nghĩa - Bài diễn thuyết giúp em hiểu được phẩm chất nào của Phan Châu Trinh ? - Sức hấp dẫn của baìo diễn thuyết? - Theo em bài diễn thuyết của tác giả có còn ý nghĩa đối với ngày nay ? + Nhóm 2 : tìm hiểu đoạn 2 1. Tìm luận cứ. Phân tích. 2. Lí giải. 3. Xác định. 4. Xác định. 5. Tìm nguyên nhân. 6. Xác định. Tìm từ. Phân tích. +Nhóm 3 : tìm hiểu cách lập luận 1. Nhận xét. 2. Phân tích. Lí giải. 3. Bình luận. 4. Phân tích. 5. Nhận xét. Đặt tiêu đề. +Nhóm 4: tìm hiểu đoạn 3 1. Trình bày. 2. Trình bày. 3. Trình bày. 4. Phân tích. 5. Bình luận. 6. Phân tích. 7. Nhận xét. Đặt tiêu đề. Hoạt động tập thể (Hs trả lời theo HD ) 2. Đoạn 2 a) Luận cứ - So sánh sự đối lập giữa cái xã hội luân lí ở châu Âu, Pháp với ta. Cái xã hội chũ nghĩa ở bên Châu Âu rất thịnh hành đã phất triển rộng rãi bên ta điềm nhiên như kẻ ngủ không biết là gì. Bên Pháp, khi người có quyền thế hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà để nén quyền lợi riêng thì người ta kêu nài, chống cự, thị oai, vận dụng (vận động) được công bình mới nghe. Còn người nước mình phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, đi đường găp ai bi nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua. Người ta làm được như thế vì người ta có đoàn thể, công đức (ý thức sẵn sàng làm việc chung), người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa. + Vấn đề trọng tâm mà tác giả so sánh là ý thức công dân mỗi người phải có, ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Đằng sau đó ta có thể nhận ra được cái nhìn của tác giả về những thua kém của bên mình như sự công bằng, sự hiểu biết. - So sánh dân tộc Việt Nam hồi cổ sơ với nay. Ông cha hồi cổ sơ: biết đoàn thể, công ích, góp gió làm bảo, bẻ cây làm rừng. Nay trơ trọi, lơ láo, sợ sệt ú lì. + So sánh nhằm chỉ ra nguyên nhân sâu xa của tình trạng dân không biết đoàn thể, công ích. - Nguyên nhân dân không biết đoàn thể, công ích là do sự phản động, thối nát của lũ quan trường: + Bọn học trò ham quyền tước, vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót, chỉ biết có vua mà không biết có dân. + Bọn ấy muốn giữ túi tham mình được đầy mãi, địa vị mình được vững mãi bèn kiếm cach thiết pháp luật, phá tan đoàn thể của quốc dân. - Đối tượng đả kích củta tác giả là lũ quan trường. Từ đây tác giả hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng. + Tác giả gọi là bọn, lũ, kẻ Bọn học trò, kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên, kẻ áo rộng, khăn đen lúc nhúc ngồi dưới. Bọn quan lại đã nói ở trênchỉ còn một tiếngchỉ đùng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép. + Thái độ căm ghét cao độ. Trong con mắt của tác giả chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để, tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa. b) Cách lập luận - Cách lập luận chặt chẽ, khúc chiết, sáng sủa: + Dùng hình thức so sánh, đối lập : ta với Pháp, châu Âu; cổ xưa với nay. + Phân tích thực trạng: dân trí thấp; ý thức đoàn thể kém. - Tình cảm tràn đầy: + Dùng từ ngữ, hình ảnh gợi cảm. + Dùng câu cảm thán: Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi!.. Thương ôi. Ôi một dân tộc như thế. - Sự xuất hiện những câu cảm thán cho ta thấy, tác giả không chỉ phát biểu bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ, thê thảm của xã hội Việt Nam. Qua cảm xúc, ta nhìn rõ phẩm cách trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạnh toàn tâm, toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội. - Sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận, biểu cảm. Là một đặc điểm nổi bật của văn diển thuyết. Những câu cảm thán đầy ắp cảm xúc làm lí lẽ bài diễn thuyết tăng sức thuyết phục. ở đây mối giao hòa giữa người nói và người nghe. Đó là một điều kiện quan trọng làm nên khả năng lay chuyển nhận thức và tình cảm của người đọc bài diễn thuyết. * Bằng cách lập luận chặt chẽ, tình cảm tràn đầy tác giả đã chỉ rõ trình độ dân trí của ta thấp, ý thức kém đoàn thể kém, quan trường thối nát. Đó là nguyên nhân sâu xa xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam không nảy nở được. - Tiêu đề: nguyên nhân sâu xa xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam không có. 3. Đoạn 3 - Mục đích cuối cùng tác giả hướng tới: Độc lập tự do. + Việt Nam muốn độc lập tự do thì phải có đoàn thể. + Muốn có đoàn thể thì phải truyền bá xã hội chủ nghĩa. - Tác giả sử dụng câu văn tăng tiến làm nổi bật mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành độc lập tự do. - Vấn đề tác giả kêu gọi xây dựng đoàn thể được đặt ra ở cuối bài tránh được sự áp đặt đối với người nghe. - Cách lập luận: + Chặt chẽ: từ nhận thức trình độ dân trí thấp, tinh thần đoàn thể kém, tác giả kêu gọi gây dựng đoàn thể. Truyền bá xã hội chủ nghĩa, đánh đổ vua quan thối nát. * Bằng cách viết ngắn gọn, khúc chiết, tác giả đã kêu gọi đoàn kết, truyền bá xã hội chủ nghĩa để giành độc lập tự do. - Tiêu đề: Kêu gọi xây dựng đoàn thể, truyền bá xã hội chủ nghĩa. IV- Đọc – hiểu ý nghĩa - Bài diễn thuyết thể hiện tâm huyết của Phan Châu Trinh đối với đất nước. Với chủ trương xây dựng đoàn thể, truyền bá xã hội chủ nghĩa để giành độc lập tự do, Phan Châu Trinh đã chứng tỏ ông là một nhà yêu nước lớn. - Sức hấp dẫn của bài diễn thuyết: lập luận chặt chẽ, khúc chiết, giàu sức thuyết phục; tình cảm và lí trí hòa quyện. - Những vấn đề tác giả đặt ra trong bài đến nay vẫn còn ý nghĩa. + Nhắc nhở tầm quan trọng về vị xây dựng đoàn thể. + Cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã hội tốt đẹp. + Khơi dậy niềm lo âu về sự chậm tiến của xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ chưa được ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. III- Củng cố bài (HS làm bài vào phiếu học tập – Hoạt động cá nhân ) Chọn phương án trả lời đúng nhất 1. Đối tượng của bài diễn thuyết là ai? a) Thanh niên c) Nhân dân b) Học sinh d) Trí thức. 2. Mục đích của tác giả trong bài diễn thuyết ? a) Vạch trần bản chất của bọn quan lại b) Cảm thông với trình độ dân trí thấp c) Kêu gọi xây dựng đoàn thể, xã hội d) Lật đổ chế dộ vua quan thối nát. 3. Văn diễn thuyết của tác giả có đặc điểm gì ? a) Hùng hồn, mạnh mẽ, giàu biểu cảm b) Khúc chiết, trong sáng, giàu biểu cảm c) Trữ tình, đằm thắm, giàu cảm xúc d) Dứt khoát, mạnh mẽ, giàu cảm xúc. 4. Nhiệt huyết của người diễn thuyết thể hiện ở yếu tố nào? a) Giọng điệu, ngữ điệu của bài nói b) Nội dung sâu sắc, bức thiết của bài c) Tài hùng biện gắn với tư tưởng, cảm xúc d) Cách lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị. IV- Bài tập về nhà Lập dàn ý bài Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh.

File đính kèm:

  • docVe luan li xa hoi o nuoc ta.doc