Bài giảng môn Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (6)

• Nguyễn Minh Châu( 1930-1989), quê ở Quỳnh Lưu- Nghệ An.

• Đầu năm1950, ông tham gia quân đội, theo học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

• Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320

• Năm 1962 ông về phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.

• Tác phẩm chính: Cửa sông( 1967); Những vùng trời khác nhau( 1970); Dấu chân người lính( 1972); Miền cháy (1977); Lửa từ những ngôI nhà( 1977); đặc biệt là các tạp truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành( 1983); Bến quê (1985); Chiếc thuyền ngoài xa( 1987); Cỏ lau (1989)

• Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong thời đổi mới. Năm 2000 ông được tặng GiảI thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

 Suốt cuộc đời cầm bút ông luôn trăn trở về số phận của nhân dân và trách nhiệm của nhà văn đối với đất nước trong thời đại mới. Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Ngòi bút sử thi có thiên hướngtrữ tình lãng mạn( trước thập kỷ 80 của TK XX) và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh.( từ thập kỷ 80 của TK XX trở đi).

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em hãy cho biết vài nét về tác giả? I- Tác giảNguyễn Minh Châu( 1930-1989), quê ở Quỳnh Lưu- Nghệ An.Đầu năm1950, ông tham gia quân đội, theo học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320Năm 1962 ông về phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.Tác phẩm chính: Cửa sông( 1967); Những vùng trời khác nhau( 1970); Dấu chân người lính( 1972); Miền cháy (1977); Lửa từ những ngôI nhà( 1977); đặc biệt là các tạp truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành( 1983); Bến quê (1985); Chiếc thuyền ngoài xa( 1987); Cỏ lau (1989) Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong thời đổi mới. Năm 2000 ông được tặng GiảI thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Suốt cuộc đời cầm bút ông luôn trăn trở về số phận của nhân dân và trách nhiệm của nhà văn đối với đất nước trong thời đại mới. Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Ngòi bút sử thi có thiên hướngtrữ tình lãng mạn( trước thập kỷ 80 của TK XX) và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh.( từ thập kỷ 80 của TK XX trở đi).II- Đọc –Hiểu văn bản Em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? 1- xuất xứ văn bảnTruyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai in đậm phong cách tự sự – triết lý 2- Y nghĩa nhan đề tác phẩm Nghĩa tường minh: + Chiếc thuyền ngoài xa – cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh + Chiếc thuyền ngoài xa – hiện thực nhọc nhằn cay đắng của người dân chài. Nghĩa hàm ẩn: Mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống. Nghệ thuật nói chung phảI là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người.( Đặt trong thời điểm 8-1983, ta mới thấy hết được ý nghĩa của vấn đề NMC nêu ra đối với văn nghệ nước ta lúc đó)Thảo luận nhóm: cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh được tác giả miêu tả như thế nào? 3- Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnhPhóng viên Phùng miễn cưỡng thực hiện nhiệm vụ đI chụp để bổ xung vào bộ ảnh lịch một cảnh biển buổi sáng có sương. + Anh gặp một cảnh rất đắt trời cho: mũi thuyền in một nét mơ hồ vào bầu trời mù trắng như sữa có pha đôI chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cáI mắt lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi. + Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang đến khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn anh.Nghịch lý( bên ngoài- bên trong) + Trong bức ảnh mà Phùng chụp thì chiếc thuyền ngoài xa là tâm cảnh, cùng với bối cảnh của nó là bình minh trên biển-> chân lý của sự hoàn thiện + Nhưng khi vài bóng người lớn lẫn trẻ con trên chiếc mui khum khum ấy lần lượt hiện lên bờ và cảnh bạo hành diễn ra cùng nỗi đau đớn, nhức nhối của các nhân vật đã khiến Phùng có cáI nhìn nghệ thuật gần cuộc đời hơn-> Đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.Thảo luận nhóm: hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài hiện lên như thế nào?4- Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chàiNgười đàn ông( chồng) + Vừa rời thuyền đã quay lại quát đứa con ở trên thuyền: cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đI bây giờ ( hăm doạ, giận dữ) + Lên bờ, lão đI sau người đàn bà, hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nủa thân dưới ướt sũngcủa người đàn bà -> thấm thía cái nghèo khổ, cùng cực và muốn trút giận. + Khi đã khuất sau chiếc xe rà mìn của công binh Mĩ, lão lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quạt tới tấp vào lưng người đàn bà-> mù quáng, bế tắc, trút giận. + Cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền rủa bằng cáI giọng rên rỉ, đau đớn: “ Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”-> Bế tắc muốn được giải thoát. -> Người đàn ông bế tắc trong cuộc mưu sinh, tha hoá dần, trở nên vũ phu, tàn bạoNgười đàn bà( Vợ) + Đến chỗ khuất, đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ thuyền đậu một thoáng, rồi đưa cánh tay lênnhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân -> Muốn giấu các con , chịu trận. + Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng , không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn-> Dạn đòn, hay tê liệt tinh thần nên không còn sự phản ứng, phản kháng nào nữa? Theo em qua hình ảnh bãi xe tăng hỏng tác giả muốn nói điều gì? -> Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phảI chung sống với cáI xấu, cái ác...?Câu bé Phác( con) + Giận dữ căng thẳng mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề nghoảnh lại lập tức nhảy xổ vào cáI lão đàn ông. + Nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của lão -> Đây là sự phản ứng tự nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu mẹ, muốn bảo vệ mẹ hay là sự căm phẫn mù quáng? Sau khi đánh bố Phác bỏ đi: + Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã Bà gọi tên con, ôm chầm lấy nó, rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Bà đau đớn vì rút cuộc đã không tránh khỏi cho con khỏi bi tổn thương vì cảnh bạo lực trong gia đình. Bà xấu hổ, nhục nhã vì phảI giấu giếm con cái tình trạng khốn khổ của mình. Nỗi nhục nhã ấy làm rỏ xuống những giọt nước mắt. Bà vái lấy vái để đứa con, van xin nó đừng căm thù bố, đừng làm tan vỡ gia đình. + Người đàn bà buông đứa trẻ ra đuổi theo lão đàn ông. cả hai người lại trở về chiếc thuyền -> Bà không còn sự lựa chọn nào khácNhân vật Đẩu và thái độ của người đàn bà khi ở toà án - Đẩu mời người đàn bà đến công sở để trao đổi chuyện gia đình bà: +Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí nhưng lại nông nổi. Anh hiểu luật pháp nhưng lại không hiểu đời sống. + Người đàn bà hiểu đời sống, hiểu con người. Bà nói với Đẩu: Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có hiểu được cáI việc của cáI người làm ăn lam lũ khó nhọc-> Bà hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của người chồng, bà hiểu thiên chức làm mẹ, bà chấp nhận tình trạng bị hành hạ để cũng có lúc vợ chông con cáI chúng tôI sống hòa thuận vui vẻ vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôI chúng nó dược ăn no. - Bởi vậy khi Đẩu khuyên bà nên bỏ chồng nhưng bà kiên quyết từ chối.Tình trạng bạo lực trong gia đình- Hậu quả nặng nề + Người mẹ bị hành hạ về thể xác, bị giày vò về tinh thần, bà luôn luôn nơm nớp con cáI bị tổn thương. +Cậu bé Phác vì thương mẹ mà căm ghét bố -> tình máu mủ bị rạn vỡ + Người cha trước sự phản ứng của đứa con trai liệu có thể thay đổi cách hành xử với vợ con, hay những bế tắc của cuộc mưu sinh càng khiến ông thô bạo hơn? Nhà văn lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực, ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương của trẻ em -> tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh ChâuTruyện được tổ chức xung quanh một tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu đã trảI qua. Hãy chỉ rõ quá trình nhận thức của hai nhân vật này?5- Tình huống nhận thức của truyệnTình huông truyện: là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.Các loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huông hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức.Tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ của nhân vật: + Đối với Đẩu: kết thúc sự kiện người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết bi kịch gia đình lại là : Một cái gì mới vừa vỡ ra trong cái đầu của vị bao công của cái phố huyện vùng biển. Anh vừa “ngộ” ra những nghịch lý của đời sống trên thuyền phảI có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo. + Đây cũng là sự vỡ ra của Phùng: về “ độ chênh” giữa cáI đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của gia đình dân chài trên con thuyền mà anh lấy làm tâm điểm cho bức ảnh nghệ thuật. Điều này cũng giống sự “ vỡ ra” của nhân vật Điền trong “Trăng sáng” của Nam CaoHãy nhận xét về vẻ đẹp văn xuôi của Nguyễn Minh Châu? 6- Vẻ đẹp văn xuôi của Nguyễn Minh Châu: - Là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết, khát vọng kiếm tìm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp người còn tiềm ẩn và những khắc khoảI lo âu trước cáI xấu, cáI ác. - Vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc. - Ông kể chuyện bằng giọng thủ thỉ, trầm tĩnh, thấp thoáng nụ cười khoan hoà, lời văn của ông giản dị, mộc mạc nhiều dư vịIII- Kết luận Nội dung: - Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, CTNX mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng. Nghệ thuật:Cách khắc hoạ nhân vật,xây dựng cốt truyện sinh động,hấp dẫn.Cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩmNhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “ Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia” Từ ý thơ của Chế Lan Viên em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật?

File đính kèm:

  • pptChiec thuyen ngoai xa(1).ppt